Người mua có chiến lược trong tiếng Anh là Strategic Buyer. Tìm hiểu về người mua có chiến lược? Những lợi thế của việc bán cho người mua có chiến lược?
Thuật ngữ người mua có chiến lược chắc hẳn không mấy xa lạ đối với các chủ thể tham gia lĩnh vực kinh tế – tài chính. Người mua có chiến lược là thuật ngữ được sử dụng để ám chỉ một công ty mua lại công ty khác trong cùng một ngành kinh doanh. Hoạt động này đem đến những ý nghĩa và lợi ích cụ thể. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về người mua có chiến lược:
Khái niệm người mua có chiến lược:
Người mua có chiến lược trong tiếng Anh là Strategic Buyer.
Người mua có chiến lược là thuật ngữ được sử dụng nhằm mục đích chính đó là để ám chỉ một công ty mua lại công ty khác trong cùng một ngành kinh doanh, mang lại tính cộng hưởng lớn hơn khi hoạt động riêng lẻ.
Người mua có chiến lược trên thực tế thường sẽ có ý định kết hợp với công ty bị mua để nhằm mục đích chính đó là có thể tạo ra giá trị lâu dài, có thể phải cắt giảm các chi phí nhất định ở các bộ phận giống nhau ở hai công ty.
Bởi vì các chủ thể là những người mua có chiến lược hi vọng sẽ nhận được nhiều giá trị hơn từ việc mua lại so với giá trị nội tại của công ty được mua, nên các chủ thể này vẫn sẽ sẵn sàng trả giá cao để chốt thỏa thuận.
Một người mua có chiến lược là đơn vị cùng ngành với công ty mà nhà đầu tư đang cố gắng mua lại. Thông thường, các chủ thể là những nhà đầu tư chiến lược là đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp hoặc khách hàng của công ty. Bên mua sẽ chỉ tuân thủ một mục tiêu chính, và đó chính là mục tiêu tìm một công ty có sản phẩm và dịch vụ phù hợp với hoạt động của chính công ty mình.
Các chủ thể là những nhà đầu tư chiến lược dự đoán rằng họ sẽ nhận được nhiều giá trị hơn từ các vụ mua bán và sáp nhập như vậy và hoạt động này thực chất đem đến cho họ nhiều lợi ích cụ thể.
Phân tích người mua có chiến lược:
Về cơ bản, ta nhận thấy rằng, một người mua có chiến lược được xem là một đối thủ cạnh tranh trong một ngành giống hệt như công ty mục tiêu. Chiến lược được bên mua sử dụng là nhận thấy một công ty có tiềm năng mở rộng. Cũng chính vì thể là người mua có chiến lược luôn tìm kiếm cơ hội để đầu tư mạo hiểm vào các dòng sản phẩm mới trong cùng ngành, tìm thị trường địa lý mới và đảm bảo nhiều kênh phân phối hơn.
Để có thể nhằm minh họa khái niệm này, hãy xem xét một nhà sản xuất thực phẩm chuyên về thực phẩm chế biến. Nhà sản xuất xác định một cơ hội để có thể khám phá ngành công nghiệp thực phẩm hữu cơ. Chính bởi vì nguyên nhân đó mà chủ thể này đã mua lại một doanh nghiệp thực phẩm hữu cơ để nhằm mục đích có thể phục vụ cho các chủ thể là người người tiêu dùng. Nhà sản xuất này là một ví dụ về một nhà đầu tư chiến lược khi mua lại một công ty trong cùng ngành như mình.
Bằng cách mua lại doanh nghiệp thực phẩm hữu cơ, tổ chức sau hợp nhất sẽ được hưởng lợi từ cộng hưởng sức mạnh hàng đầu. Trong thực tế, việc chủ thể thực hiện việc mua lại tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh giữa sản xuất và phân phối đồng thời cũng thúc đẩy hiệu suất sử dụng nhà máy.
Bằng cách sử dụng cùng các nguồn lực và nguyên liệu để sản xuất thực phẩm hữu cơ, công ty kết hợp được hưởng lợi từ việc giảm chi phí, đặc biệt là chi phí nhà máy và văn phòng dư thừa. Tuy nhiên, cũng bởi vì nguyên nhân này do sự cộng hưởng sức mạnh liên quan đến chi phí cũng dẫn đến tác động tiêu cực đến nhân viên.
Một phần tiết kiệm chi phí đáng kể phát sinh từ giảm bớt các nhân sự. Không có lý do nào sử dụng hai giám đốc tài chính, vì hai chủ thể này về cơ bản sẽ thực hiện các chức năng tương tự nhau. Tương tự, số lượng các chủ thể là những nhân viên bán hàng và tiếp thị có thể giảm xuống, và quản lý cấp trung có thể được loại bỏ.
Đặc điểm của người mua có chiến lược:
Người mua có chiến lược trong giai đoạn hiện vẫn vẫn luôn luôn là một đối thủ cạnh tranh cùng ngành với công ty mục tiêu.
Chiến lược này thực tế cũng sẽ phát huy tác dụng khi công ty thâu tóm nhìn thấy cơ hội mở rộng các dòng sản phẩm trên cùng một thị trường, gia nhập vào thị trường mới, đảm bảo các kênh phân phối bổ sung hoặc là tăng hiệu quả hoạt động.
Giả sử một chủ thể là nhà sản xuất thực phẩm đã chế biến thực phẩm trong nhiều thập kỉ và muốn nhảy vào thị trường cung cấp các sản phẩm hữu cơ.
Công ty đó trở thành người mua có chiến lược khi công ty đó đưa ra quyết định mua lại một công ty thực phẩm hữu cơ để nhằm mục đích có thể phục vụ trong cùng một thị trường.
Sau khi mua lại, công ty kết hợp mới cũng sẽ không chỉ được hưởng lợi từ sự cộng hưởng vượt trội mà còn tạo ra sự cộng hưởng sản xuất và phân phối, bằng cách tối ưu năng suất nhà máy và sử dụng cùng một kênh để giao sản phẩm cho khách hàng.
Các chi phí chồng chéo nhau của công ty kết hợp mới thực chất sẽ cũng có thể được loại bỏ như dư thừa nhà máy, văn phòng hay các dịch vụ đối ngoại.
Ví dụ về người mua có chiến lược:
Một thỏa thuận gây tiếng vang lớn trên toàn nước Mỹ năm 2017, đó chính là việc Amazon đã mua Whole Food.
Amazon là người mua có chiến lược với hai mục tiêu chính của việc mua lại Whole Food, đó chính là để nhằm mục đích có thể thâm nhập tức thời và sâu rộng vào mảng cửa hàng kinh doanh tạp hóa, cùng với một mạng lưới các địa điểm trực tiếp phục vụ cùng loại khách hàng mua sắm trực tuyến tại Amazon.
Người ta cũng thường sẽ hy vọng rằng giá trị tạo ra từ sự kết hợp này sẽ được nhìn thấy qua sự cộng hưởng trong bán hàng trong giai đoạn đầu và sau đó theo thời gian là cộng hưởng cả trong hệ thống phân phối.
2. Những lợi thế của việc bán cho người mua có chiến lược:
Người mua có chiến lược được ưa thích hơn những chủ thể là những nhà đầu tư tài chính bởi vì một số lý do tốt như bên dưới:
– Giá trị cao hơn:
Như đã được phân tích cụ thể bên trên thì thực chất một nhà đầu tư chiến lược mua một doanh nghiệp từ cùng ngành với doanh nghiệp bên mua. Khi làm như vậy, chủ thể là bên mua có được nhiều sự hợp lực hơn từ hai công ty, dẫn đến lợi tức đầu tư cao hơn, và tăng giá trị của doanh nghiệp ban đầu. Vì những lý do như vậy, những chủ thể là các nhà đầu tư chiến lược sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một công ty vì họ không thể yêu cầu các chủ sở hữu ban đầu giúp đỡ trong hầu hết các hoạt động.
– Đóng giao dịch nhanh hơn:
Vì một chủ thể là nhà đầu tư chiến lược hoạt động trong cùng một lĩnh vực, các chủ thể có một sự hiểu biết vững chắc về công ty muốn mua. Điều đó có nghĩa là quá trình mua lại được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả hơn với rất ít cú hích. Điều đó thực chất không có nghĩa là bên thâu tóm không xem xét kỹ lưỡng sổ sách của công ty mục tiêu; điều đó có nghĩa là các chủ thể sẽ làm điều đó nhanh hơn nhiều.
– Chắc chắn hơn về việc đóng giao dịch:
Khi các chủ thể là những nhà đầu tư chiến lược hiểu được cấu trúc của công ty mục tiêu, sẽ có rất ít điều bất ngờ, nếu có. Điều đó có nghĩa là có một cơ hội rất cao để thỏa thuận được thực hiện.
– Cơ hội tốt hơn cho khách hàng:
Với một chủ thể là nhà đầu tư chiến lược, các chủ sở hữu công ty mới sẽ cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ. Trên thực tế, ta nhận thấy rằng, thậm chí có thể cung cấp cho khách hàng của công ty được mua lại các sản phẩm chất lượng cao hơn. Nó giúp doanh nghiệp có được để tăng cường mối quan hệ với các khách hàng của mình.
– Thỏa thuận dài hạn:
Bằng cách các chủ thể bán một công ty cho một chủ thể là nhà đầu tư chiến lược, chủ sở hữu ban đầu được đảm bảo rằng việc kinh doanh của công ty sẽ ở trong trạng thái tốt dài hạn sau đó. Điều này thực chất cũng trái ngược với những nhà đầu tư tài chính, những người cuối cùng sẽ bán các doanh nghiệp sau một vài năm
– Cải thiện trong việc ra quyết định:
Một bên mua tài chính đưa ra quyết định bằng cách ưu tiên lợi ích của các chủ thể là những nhà đầu tư. Ngoài ra, một bên mua như vậy sẽ không đầu tư tiếp vào công ty mua lại trong vài năm. Ngược lại, một chủ thể là nhà đầu tư chiến lược đưa ra quyết định dựa trên lợi ích của tất cả các bên liên quan cụ thể đó chính là các cổ đông, khách hàng và nhân viên.