Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như các nhu cầu cá nhân thiết yếu khác mà ngày càng nhiều giao dịch được thực hiện. Để có thể giải quyết vấn đề này, pháp luật nước ta cho phép cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền thực hiện công việc công việc. Người được uỷ quyền thực tế là gì? Quyền và trách nhiệm của người được uỷ quyền
Mục lục bài viết
1. Khái quát về uỷ quyền trong hệ thống pháp luật Việt Nam:
1.1. Tìm hiểu về uỷ quyền:
Đầu tiên, tất cả chúng ta cần phải khẳng định uỷ quyền không phải là một dạng giao việc. Uỷ quyền được hiểu đơn giản là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền được đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và chủ thể đó vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền đó.
Ủy quyền cũng chính là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa các chủ thể là người đại diện và người được đại diện, không những thế uỷ quyền cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.
Ủy quyền được hiểu đơn giản là người có quyền hoặc nghĩa vụ thực hiện một công việc hoặc một giao dịch nhất định không có đủ khả năng để thực hiện công việc hoặc giao dịch đó, vì vậy họ chuyển quyền này cho người khác để người khác thực hiện thay. Việc chuyển quyền này không là mất đi quyền của người đó, và thời gian chuyển quyền phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên, thông thường là đến khi công việc hoặc giao dịch được hoàn thành.
Dưới góc độ pháp lý, ủy quyền có thể được hiểu là hành vi pháp lý đơn phương hoặc song phương, tùy thuộc vào ý chí của các chủ thể là người ủy quyền và người nhận ủy quyền.
1.2. Người được ủy quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Chủ thể của hợp đồng uỷ quyền sẽ bao gồm có: bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Khi đó bên được ủy quyền sẽ nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Bên được ủy quyền theo quy định tại điều 134 Bộ luật dân sự 2015 có thể là pháp nhân hoặc cá nhân. Đây là điểm mới so với Bộ luật dân sự 2005, theo quy định mới được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015 thì các chủ thể là pháp nhân có thể là đại diện theo ủy quyền, pháp nhân thành lập hợp pháp thì sẽ có khả năng thực hiện các hành vi pháp lý. Do các pháp nhân có cơ cấu tổ chức và năng lực về tài chính sẽ giúp việc thực hiện công việc được ủy quyền tốt hơn như vậy sẽ mang lại sự yên tâm, tin tưởng cao hơn cá nhân.
Theo đó, chủ thể là người được ủy quyền là người được thay mặt, nhân danh bên ủy quyền để thực hiện các công việc một cách hợp pháp do một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó giao cho. Trong đó, hình thức ủy quyền sẽ được hai bên thỏa thuận cụ thể đó là bên ủy quyền và bên được ủy quyền.
1.3. Một số quy định của pháp luật về ủy quyền:
Thời hạn ủy quyền:
Các bên tham gia uỷ quyền có thể thỏa thuận với nhau về thời hạn ủy quyền hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 1 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền theo quy định cụ thể tại điều 563 Bộ luật dân sự 2015.
Đối tượng của hợp đồng ủy quyền:
Đối tượng của hợp đồng uỷ quyền đó là công việc có thể thực hiện và được phép thực hiện. Các chủ thể là người được ủy quyền thực hiện công việc trong phạm vi, nội dung được ủy quyền. Trong trường hợp các chủ thể là người được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá nội dung được ủy quyền sẽ phải thực hiện bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra.
Quyền, nghĩa vụ của bên được ủy quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Quy định tại điều 565, 566 Bộ luật dân sự 2015 quyền và nghĩa vụ của bên được uỷ quyền bao gồm các quyền sau đây:
– Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
– Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu hai bên có thỏa thuận.
– Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
– Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
– Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
– Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
– Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.
– Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền.
– Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
Cần lưu ý rằng bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho bên thứ ba khi đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
– Việc ủy quyền lại phải được bên bên ủy quyền đồng ý hoặc do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
– Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu
– Hợp đồng ủy quyền lại có hình thức phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
Các chủ thể là người được ủy quyền lại cũng có quyền, nghĩa vụ đối với người ủy quyền lại như người ủy quyền lại đối với người ủy quyền.
2. Người được uỷ quyền thực tế:
Khái niệm người được uỷ quyền thực tế:
Người được uỷ quyền thực tế được hiểu là người được ủy quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến kinh doanh thay mặt cho người khác, còn được gọi là bên uỷ quyền.
Để có thể cho phép một đối tượng trở thành người được uỷ quyền thực tế của mình, bên uỷ quyền phải kí giấy ủy quyền. Tài liệu này sẽ chỉ định người đó là một đại diện, cho phép người đó thực hiện các hành động thay mặt cho bên uỷ quyền. Một người được uỷ quyền thực tế sẽ đóng vai trò là đại diện của bên uỷ quyền nhưng không nhất thiết được ủy quyền hành nghề luật.
Người được uỷ quyền thực tế trong tiếng Anh là gì?
Người được uỷ quyền thực tế trong tiếng Anh là Attorney-in-fact.
Đặc điểm của Người được uỷ quyền thực tế:
Một chủ thể khi được uỷ quyền thực tế có hai hình thức.
– Hình thức thứ nhất là giấy ủy quyền chung cho phép người được uỷ quyền thực tế tiến hành mọi hoạt động kinh doanh và kí bất kì tài liệu nào thay mặt cho bên uỷ quyền.
– Hình thức thứ hai là một giấy ủy quyền đặc biệt, trong đó nêu rõ các vấn đề được uỷ quyền. Tài liệu này sẽ cho phép các chủ thể là người được uỷ nhiệm thực tế kí các văn bản và chỉ thực hiện kinh doanh thay mặt cho bên uỷ quyền trong các tình huống cụ thể.
Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần lưu ý là một người được uỷ quyền thực tế không cần phải là một người được uỷ quyền thực sự đang làm việc. Bên uỷ quyền có thể chỉ định bất kì ai làm người được uỷ quyền, ngay cả các thành viên gia đình, miễn là người đó kí trên tài liệu uỷ quyền.
Tất cả các chủ thể là người được uỷ quyền thực tế được yêu cầu phải giữ trách nhiệm ủy thác, có nghĩa là lợi ích tốt nhất của bên uỷ quyền phải được giữ nguyên.
Quyền hạn và trách nhiệm của Người được uỷ quyền thực tế:
Trong trường hợp chủ thể là được uỷ quyền thực tế được chỉ định là một người được uỷ quyền chung, thì chủ thể đó sẽ được phép thực hiện bất kì hành động đầu tư hoặc chi tiêu nào mà bên uỷ quyền sẽ thực hiện một cách hợp lí. Điều này có nghĩa là một người được uỷ quyền thực tế sẽ có thể mở và đóng tài khoản ngân hàng, rút tiền, giao dịch cổ phiếu, thanh toán hóa đơn hoặc kiểm tra tiền mặt thay mặt cho bên uỷ quyền.
Ví dụ cụ thể như khi một người cao tuổi có thể cấp giấy ủy quyền chung cho con mình để giúp thanh toán hóa đơn và các vấn đề tài chính khác có thể nằm ngoài phạm vi khả năng của người cao tuổi. Điều này đặc biệt có lợi nếu người già nằm bất động hoặc nằm liệt giường và không thể đi đến ngân hàng.
Nếu bên uỷ quyền cho rằng các chủ thể là người được uỷ quyền thực tế có quá nhiều quyền hạn, thì bên uỷ quyền có thể chỉ định người đó là một người được uỷ quyền đặc biệt. Do đó, trong ví dụ được nêu cụ thể bên trên, nếu một người già tạm thời bất động vì vừa trải qua một cuộc phẫu thuật thì người đó có thể cấp giấy ủy quyền đặc biệt cho con mình để thanh toán hóa đơn trong khi chờ bản thân hồi phục.