Mỗi chúng ta đều đã nghe qua về thuật ngữ nội lực và ngoại lực. Nội lực và ngoại lực có những ý nghĩa và vai trò quan trọng trong đời sống con người cũng như toàn bộ sinh vật trên trái đất. Vậy, ngoại lực là gì? Các nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là gì?
Mục lục bài viết
1. Ngoại lực là gì?
Trái Đất chúng ta là một hành tinh đẹp trong hệ mặt trời và hiện tại trong hệ mặt trời Trái Đất là hành tinh duy nhất tồn tại một lượng nước khá lớn trên bề mặt của hành tinh.
Ta hiểu lực là bất kỳ ảnh hưởng nào cũng sẽ làm cho một vật thể chịu sự thay đổi hoặc nó có thể sẽ làm ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của vật thể hay cấu trúc hình học của vật thể đó.
Đưa ra một khái niệm đơn giản thì ta hiểu cơ bản ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
Nói chung, ta thấy rằng, xu hướng tác động của ngoại lực đó là làm cho các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất sẽ bị biến đổi. Ngoại lực sẽ phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên, đồng thời thì ngoại lực cũng tạo ra những dạng địa hình mới.
Tác nhân ngoại lực chính là các yếu tố khí hậu cụ thể như: nhiệt độ, gió, mưa, bão, tuyết… ; các dạng nước cụ thể như: nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển…, sinh vật cụ thể như: động, thực vật và con người. Ngoại lực sẽ tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực diễn ra, việc ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất trên thực tế bao gồm các quá trình sau: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
2. Ngoại lực trong tiếng Anh là gì?
Ngoại lực trong tiếng Anh là: External forces.
3. Các nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là gì?
Nguồn năng lượng sản sinh ra ngoại lực chủ yếu chính là nguồn năng lượng của bức xa mặt trời. Bức xạ mặt trời thường được gọi là tài nguyên mặt trời hay ánh sáng mặt trời, bức xạ mặt trời cũng chính là một thuật ngữ chung để nhằm mục đích chỉ bức xạ điện từ do mặt trời phát ra.
Bức xạ mặt trời cũng có thể được thu nhận và bức xạ mặt trời cũng sẽ có thể biến thành các dạng năng lượng hữu ích, cụ thể chúng ta cũng sẽ có thể kể đến như nhiệt và điện, sử dụng nhiều công nghệ khác nhau. Tuy nhiên, tính khả thi về mặt kỹ thuật và hoạt động kinh tế của các công nghệ này tại một địa điểm cụ thể thì sẽ cần phải phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời sẵn có.
Bức xạ mặt trời được coi là nguồn năng lượng chính cho các quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ… được diễn ra trên Trái Đất. Bên cạnh đó thì bức xạ mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ hành tinh trong hệ mặt trời, bao gồm địa cầu sống của chúng ta.
Chúng ta nói rằng, nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời bởi vì chúng ta nhận thấy rằng, dưới tác động của bức xạ mặt trời thì đá trên bề mặt thạch quyển cũng sẽ từ đó mà có thể bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực cụ thể có thể kể đến như là nước chảy, gió thổi, băng tuyết, mưa, bão,… trực tiếp hay gián tiếp đều sẽ có liên quan đến bức xạ mặt trời. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà ta nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.
Các tác nhân ngoại lực cụ thể như yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa..), các dòng chảy (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển…), sinh vật và nhiều tác nhân ngoại lực khác sẽ đều sự chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của bức xạ mặt trời làm thay đổi và phát triển.
4. Tác động của ngoại lực lên trái đất:
Ngoại lực tác động lên trái đất tạo ra các quá trình cụ thể như sau: Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. Trong đó:
– Quá trình phong hóa:
+ Quá trình phong hoá lí học:
Quá trình phong hoá lí học được hiểu cơ bản chính là quá trình phá huỷ các loại đá thành các khối vụn mà các khối vụn đó đều sẽ có kích thước to, nhỏ khác nhau, tuy nhiên điều này cũng sẽ không làm thay đổi màu sắc, các thành phần khoáng hoá của chúng.
Nguyên nhân dẫn đến quá trình phong hoá lí học đó là bởi vì có những sự thay đổi của nhiệt độ hay sự đóng băng của nước hoặc cũng có thể do chính những tác động trực tiếp của con người.
+ Quá trình phong hoá hoá học:
Quá trình phong hoá hoá học được hiểu cơ bản chính là quá trình làm phá huỷ đá và khoáng vật, bên cạnh đó cũng sẽ làm biến đổi thành phần và cả tính chất hoá học của các loại đá, khoáng vật đó.
Nguyên nhân gây ra quá trình phong hoá hoá học đó là bởi vì có các tác động của chất khí, nước và các khoáng chất hoà tan được trong nước… Quá trình phong hoá đá này thông thường thì sẽ được xảy ra nhiều nhất ở những khu vực khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm và các dạng địa hình các-xtơ ở miền đá vôi.
+ Quá trình phong hoá sinh học:
Dưới tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm hay rễ cây và nhiều loại sinh vật khác, đá và khoáng vật bị phá huỷ được gọi là quá trình phong hoá sinh học. Lúc này, đá và khoáng vật sẽ bị phá huỷ cả về mặt cơ giới và hoá học. Nguyên nhân được cho là dẫn đến quá trình phong hoá sinh học là bởi vì sự phát triển, tăng trưởng của rễ cây và sự bài tiết các chất.
Như vậy, ta hiểu cơ bản quá trình phong hoá chính là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật. Quá trình phong hóa sẽ xảy ra mạnh mẽ nhất ở bề mặt Trái Đất.
– Quá trình bóc mòn:
Quá trình bóc mòn được hiểu là quá trình các tác nhân ngoại lực (cụ thể như các tác nhân là nước chảy, sóng biển, băng hà, gió,…) làm chuyển rời các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu của các sản phẩm phong hóa đó. Ta thấy rằng, bào mòn là quá trình hình thành do các tác nhân ngoại lực.
Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Xâm thực: Xâm thực được hiểu cơ bản chính là hình thức bóc mòn chủ yếu do nước chảy. Kết quả của xâm thực đó là thường sẽ tạo ra các khe rãnh, mương suối, thung lũng sông, suối… Xâm thực thường xảy ra ở vùng có lượng mưa cường độ cao, thuơng xuyên.
+ Mài mòn: Do tác động của nước biển tạo dạng địa hình cụ thể như: vách biển, hàm ếch, bậc thềm sóng vỗ.
– Thổi mòn:
Thổi mòn được hiểu cơ bản chính là hình thức bóc mòn do gió thổi, kết quả: tạo ra các dạng địa hình thổi mòn cụ thể như nấm đá, cổng đá, đá rỗ tổ ong và nhiều loại địa hình khác.
Gió xói mòn thường thì sẽ xảy ra trong khu vực có ít hoặc trong khu vực không có thảm thực vật, thường thì là ở những nơi không có đủ lượng mưa để có thể hỗ trợ thực vật.
Gió xói mòn thường sẽ là kết quả của phong trào vật chất do gió. Gió xói mòn sẽ có hai tác dụng chính. Gió sẽ gây ra các hạt nhỏ được nâng lên và vận chuyển đến khu vực khác.
– Quá trình vận chuyển:
+ Vận chuyển: được hiểu chính là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
+ Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau đây:
Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào động năng quá trình ngoại lực.
Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào trọng lượng và kích thước vật liệu.
Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của mặt đệm.
+ Hình thức của quá trình vận chuyển:
Vật liệu nhỏ, nhẹ được cuốn đi nhờ động năng của ngoại lực.
Vật liệu lớn, nặng lăn trên mặt đất dốc do chịu thêm tác động của trọng lực.
– Quá trình bồi tụ:
Bồi tụ được hiể cơ bản chính là quá trình tích tụ (tích luỹ) các vật liệu phá huỷ.
Quá trình bồi tụ thông thường đều sẽ diễn ra rất phức tạp, quá trình bồi tụ sẽ phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực. Khi động năng giảm dần thì các vật liệu cũng sẽ tích tụ dần trên đường di chuyển của chúng theo thứ tự kích thước và trọng lượng giảm. Nếu động năng giảm đột ngột thì tất cả các loại vật liệu cũng sẽ đều tích tụ và phân lớp theo trọng lượng. Kết quả của quá trình bồi tụ đó chính là đã tạo nên các dạng địa hình bồi tụ.
Nội lực và ngoại lực được biết đến là hai lực đối nghịch nhau. Ta thấy rằng, các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn, còn quá trình ngoại lực thì sẽ lại có xu hướng san bằng những chồ gổ ghề đó. Tuy nhiên, trên thực tế thì nội lực và ngoại lực luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.