Hiện nay trước khi thực hiện một dự án nào đó các nhà đầu tư thường thực hiện bước nghiên cứu cơ hội đầu tư nhằm đưa ra các đánh giá và nhận xét về triển vọng trong đầu tư có thể mang lại lợi nhuận về kinh tế và giá trị cho xã hội hay không, Nghiên cứu có hội đầu tư là nội dung đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của đầu tư.
Mục lục bài viết
1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư là gì?
Nghiên cứu cơ hội đầu tư trong tiếng Anh được gọi là ” Research of Investment Opportunities” .
Chúng ta có thể hiểu việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là việc xem xét nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành một công cuộc đầu tư cho dự án hay công việc cụ thể nào đó, từ đó sẽ cho ra các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư vào một dụ án cụ thể nào đó, tại bước này các nhà đầu tư có thể đánh giá chính xác cho cơ hội cũng như nhìn nhận khả năng đầu tư.
2. Phân loại nghiên cứu cơ hội đầu tư:
Để có thể phân loại được nghiên cứu cơ hội đầu tư chúng ta cần phân biệt hai cấp độ nghiên cứu cơ hội đầu tư: cơ hội đầu tư chung và cơ hội đầu tư cụ thể như sau:
+ Cơ hội đầu tư chung là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ ngành, vùng hoặc cả nước. Nghiên cứu cơ hội đầu tư chung nhằm phát hiện những lĩnh vực, những bộ phận hoạt động kinh tế xã hội cần và có thể đầu tư trong từng thời kì phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, đất nước hoặc của từng loại tài nguyên thiên nhiên của đất nước, từ đó hình thành các dự án sơ bộ.
Các cấp quản lí kinh tế, các cấp chính quyền, các tổ chức quốc tế (nếu được mời) các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư có liên quan đến dự án sẽ tham gia (ở mức độ khác nhau) vào quá trình nghiên cứu và sàng lọc các dự án. Chọn ra một số dự án thích hợp với tình hình phát triển và khả năng của nền kinh tế, với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, đất nước hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của ngành và hứa hẹn hiệu quả kinh tế tài chính khả quan.
+ Cơ hội đầu tư cụ thể là các cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ từng đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm phát hiện những khâu, những giải pháp kinh tế kĩ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đơn vị cần và có thể được đầu tư trong từng thời kì kế hoạch, để vừa phục vụ cho việc thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị vừa đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, vùng và đất nước.
3. Căn cứ để đầu tư:
Hiện nay nhưu trên thực tế chúng ta thấy thì để phát hiện các cơ hội đầu tư cần xuất phát từ những căn cứ cụ thể sau đây:
+ Căn cứ dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, của đất nước, hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành, của cơ sở. có thể nói đây là định hướng lâu dài cho sự phát triển, theo đó có thể hiểu căn cứ này là một căn cứ rất quan trọng để đảm bảo định hướng cho đầu tư phát triển lâu dài. Mặt khác đây là căn cứ đảm bảo tính pháp lý của dự án. Mọi công cuộc đầu tư không xuất phát từ căn cứ này sẽ không có tương lai và sẽ không được chấp nhận.
+ Căn cứ dựa trên nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới về các mặt hàng hoặc hoạt động dịch vụ cụ thể nào đo, tức là chúng ta thấy hiện nay thị trương chính là nhân tố quyết định sự hình thành và hoạt động của các dự án đầu tư. Không có nhu cầu thì khó đảm bảo khả năng đạt được lợi ích của dự án trong tương lai mà chỉ dẫn đến sự lãng phí tiền của và công sức của nhà đầu tư, của xã hội. Bên cạnh đó trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì tiếng nói của người tiêu dùng là tiếng nói giữ vai trò quyết định đối với người sản xuất sản phẩm. Theo đó nên cần có các thông tin liên quan tới nhu cầu dự kiến về hàng hóa và dịch vụ mà dự án tạo ra, từ đó đánh giá xem xã hội có nhu cầu về loại hàng hóa hoặc dịch vụ này hay không và trong trường hợp chúng ta ít có thông tin về nhu cầu đó lớn, thì chúng ta nên từ bỏ ý định đầu tư và không nên chi phí tiếp cho nghiên cứu tiền khả thi.
+ Căn cứ vào hiện trạng của sản xuất và cung cấp các mặt hàng và hoạt động dịch vụ đó trong nước và trên thế giới để có thể để xác định khoảng trống còn lại của thị trường mà dự án có thể chiếm lĩnh trong một thời gian dài sau này. Ở ăn cứ này chúng ta hiểu về vai trò những thế mạnh của doanh nghiệp về chuyên môn, khả năng quản lý, uy tín… Điều này rất quan trọng vì trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp nào có lợi thế cao hơn thì khả năng sẽ chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Do đó, khi nghiên cứu cơ hội đầu tư thì phải chú ý đến thế mạnh của mình trên thị trường nếu không thì rủi ro đối với dự án sẽ lớn và sự mong muốn về hiệu quả đầu tư cao đối với dự án là rất hạn chế.
+ Căn cư dựa trên sự phát hện về các tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính, quan hệ quốc tế… có thể khai thác để có thể chiếm lĩnh được chỗ trống trong sản xuất và tiến hành các hoạt động dịch vụ trong nước và trên thế giới. Những lợi thế so sánh với thị trường ngoài nước, so với các địa phương, các đơn vị khác trong nước.
– Căn cứ dựa trên kết quả về tài chính, kinh tế xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư có thể xem đây là kết quả tổng hợp để đánh giá tính khả thi của toàn bộ dự án đầu tư. Theo đó với các kết quả và hiệu quả này phải lớn hơn hoặc ít nhất phải bằng nếu đầu tư vào dự án khác thì cơ hội đầu tư mới được chấp nhận.
Như vậy qua các căn cứ chúng tôi đưa ra như trên ta thấy ở giai đoạn này nếu được thực hiện đầy đủ sẽ là nền tảng cho giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, là giai đoạn chuẩn bị những tài liệu, những thông tin tham khảo cho giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
4. Mục đích nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư:
Chúng ta thấy rằng đối với một dự án cụ thể nào đó các nhà đầu tư đều rất quan tâm tới cơ hội ẩn chứa trong nó và mục đích của bước nghiên cứu phát giện các cơ hội đầu tư này là xác định một cách nhanh chóng, nhưng ít tốn kém các cơ hội đầu tư. Theo đó cần xác định các nội dung của việc nghiên cứu là xem xét các nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành các công cuộc đầu tư, các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư. Bê cạnh đó để biết được chính xác mục đích nghiên cứu cơ hội đầu tư cần phân biệt 2 loại cơ hội đầu tư tùy thuộc vào phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư và phân cấp quản lý đầu tư cụ thể như sau:
Thứ nhất về cơ hội đầu tư chung cho đất nước, cho địa phương, cho ngành kinh tế – kỹ thuật hoặc cho một loại tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Đối với loại cơ hội đầu tư này, thường có nhiều dự án.
Thứ hai về cơ hội đầu tư cụ thể cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Trong trường hợp này, mỗi cơ hội đầu tư thường sẽ có một dự án đầu tư.
Kết luận: Như vậy từ những điều chúng tôi đã phân tích của các nội dung ta thấy việc thực hiện hoạt động nghiên cứu cơ hội đầu tư có thể xem đây là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của khu vực, của đất nước. Hay nói cách khác thì đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, của đất nước. Nội dung của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là xem xét nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành một công cuộc đầu tư, các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.