Hiện nay với lĩnh vực tài chính chắc hẳn ai cũng đã từng nghe tới thuật ngữ nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp, đây được hiểu là người vay thanh toán gốc và lãi thành nhiều dòng khác nhau để tạo ra một số trái phiếu hoàn trả vốn đầu tư với các lãi suất khác nhau. Vậy nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp là gì? Tìm hiểu về nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp?
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp là gì?
Nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp, tiếng Anh gọi là collateralized mortgage obligation, viết tắt là CMO.
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về thuật ngữ nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp cụ thể nó được biết đến là một dạng chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp. Nghĩa vụ này sẽ bao gồm một rổ các khoản vay thế chấp được gom lại và bán như một khoản đầu tư.
Nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp này được tính và căn cứ theo ngày đáo hạn và mức độ rủi ro, theo đó các nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp nhận được dòng tiền từ sự thanh toán của các khoản vay cầm cố được thế chấp trong chứng khoán này.
CMO sẽ phân phối các khoản chi trả vốn và lãi suất cho nhà đầu tư theo một qui định và thỏa thuận được cam kết trước.
Trái phiếu cầm cố được bảo đảm bởi dòng tiền mặt của một tập tài sản thế chấp và trong nghĩa vụ này người vay thanh toán tiền gốc và lãi được tách thành nhiều dòng thanh toán khác nhau, tạo ra một số trái phiếu hoàn trả vốn đầu tư với các lãi suất khác nhau.
Các trái phiếu thanh toán nhanh hấp dẫn hầu hết người tìm khoản vay tiết kiệm và tiền vay đầu tư có khả năng thanh toán ngắn hạn, trong khi các CMO dài hạn hơn thu hút nhu cầu đầu tư quỹ hưu trí và các nhà đầu tư định chế. Theo đó đối với loại nghĩa vụ CMO đầu tiên được phát hành bởi Công ty Cầm cố Khoản vay Mua nhà Liên bang từ những năm 1983.
Một CMO có thể là việc bán tài sản không truy hồi bởi công ty phát hành, phụ thuộc giao dịch được sắp xếp ra sao. Các luật kế toán trong việc phát hành các chứng khoán này rất phức tạp.
2. Tìm hiểu về nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp:
Nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp bao gồm nhiều đợt đây cụ thể các đợt đó là các nhóm khoản nợ cầm cố cụ thể và nó se được sắp xếp dựa trên mức độ rủi ro của chúng. Vì là một công cụ tài chính phức tạp, nên các đợt thường sẽ có giá trị vốn, lãi suất, ngày đáo hạn và rủi ro vỡ nợ khác nhau.
Như chúng ta đã biết thì với loại nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp rất nhạy cảm với các biến độngtrong kinh tế và phải kể đến các loại lãi suất cụ thể, ví dụ như tỉ lệ tài sản bị tịch thu, tỉ lệ đảo nợ,…
Mỗi đợt sẽ có ngày đáo hạn và giá trị khác nhau. Một trái phiếu chi trả lãi coupon hàng tháng sẽ được phát hành dựa theo nó. Lãi coupon này bao gồm một phần vốn và lãi suất.
Như vậy để chúng ta có cái nhìn sâu hơn và đầy đủ hơn hãy tưởng tượng một nhà đầu tư họ đang sở hữu nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp được tạo nên từ hàng ngàn các khoản vay cầm cố khác nhau. Nhà đầu tư với các nguồn lợi nhuận tiềm năng của anh ấy sẽ phụ thuộc vào việc người đi vay các khoản vay cầm cố đó có trả nợ hay không.
Nếu chỉ một ít trong số đó vỡ nợ, những người còn lại đều thanh toán đầy đủ thì anh ấy sẽ nhận lại được vốn cũng như có được lợi nhuận. Nhưng ngược lại nếu có hàng ngàn người không đủ khả năng thanh toán và bị tịch thu tài sản thì nghĩa vụ cầm thế chấp sẽ bị mất tiền và không thể chi trả cho nhà đầu tư này.
Thỏa thuận thường bao gồm: trái phiếu thanh toán nhanh có kỳ đáo hạn ngắn hơn tổng vốn gộp chung; tiền lãi thanh toán trái phiếu chỉ dành cho một thời kỳ có thể được cố định dựa trên các CMO trước thể hiện ra sao, trước khi thanh toán tiền gốc bắt đầu và một trái phiếu trả tiền lãi biến thiên căn cứ một chỉ số, thường là lãi suất chào giá liên ngân hàng Luân Đôn (LIBOR), mặc dù chính các thế chấp có thể là các khoản vay lãi suất cố định.
Các trái phiếu thanh toán nhanh hấp dẫn hầu hết người tìm khoản tiết kiệm và tiền vay đầu tư có khả năng thanh toán ngắn hạn, trong khi các CMO dài hạn hơn thu hút nhu cầu đầu tư quỹ hưu trí và các nhà đầu tư định chế.
Như vậy ta thấy nghĩa vụ nợ này đầu tiên được phát hành bởi Công ty Cầm cố Khoản vay Mua nhà Liên bang năm 1983. Các CMO quản lý rủi ro thanh toán trước liên quan các chứng khoán có liên kết với cầm cố, bằng cách phân tách hỗn hợp khoản vay cầm cố thành nhiều loại khác nhau.
Các CMO trả tiền gốc và lãi mỗi nửa năm. Một CMO có thể là việc bán tài sản không truy hồi bởi công ty phát hành, hay là khoản nợ phải trả của công ty phát hành, phụ thuộc giao dịch được sắp xếp ra sao. Các luật kế toán trong việc phát hành các chứng khoán này rất phức tạp.
3. Phân biệt cầm cố và thế chấp:
Nhưu chúng ta đã biết rất nhiều về loại cầm cố, thế chấp là hai trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định chi tiết tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó chúng ta có thể phân biệt các loại cầm cố và thế chấp dựa trên các chi tiết cụ thể:
3.1. Đặc điểm giống nhau giữa cầm cố và thế chấp tài sản:
Như chúng tôi đã nhắc như trên hai hình thức cả cầm cố và thế chấp đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự nên hai biện pháp này có khá nhiều điểm giống nhau. Cụ thể, có thể kể đến:
– Về hình thức và hiệu lực của hai dạng cầm cố và thế chấp là giống nhau.
– Thời điểm chấm dứt thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Chấm dứt trong 04 trường hợp gồm:
Bên cạnh đó còn có các nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp chấm dứt; Việc cầm cố/thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
Tài sản cầm cố/thế chấp đã được xử lý;
Theo thoả thuận của các bên.
3.2. Sự khác nhau giữa cầm cố, thế chấp:
Bên cạnh hai hình thức này có nhiều điểm giống nhau nhưng hai biện pháp này cũng có một số đặc điểm khác nhau hoàn toàn để phân biệt cụ thể các điểm khác nhau như:
STT | Tiêu chí | Cầm cố | Thế chấp |
1 | Căn cứ | Tiểu mục 2 Bộ luật Dân sự năm 2015 | Tiểu mục 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 |
2 | Định nghĩa | Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. | Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. |
3 | Chuyển giao tài sản | Có | Không |
4 | Chủ thể | Bên cầm cố, bên nhận cầm cố | Bên thế chấp, bên nhận thế chấp, người thứ ba giữ tài sản thế chấp |
5 | Tài sản | Động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu… | Bất động sản, động sản, quyền tài sản. |
6 | Trả lại tài sản | Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác | Bên nhận thế chấp trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp. |
7 | Hiệu lực đối kháng với người thứ 3 | Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. | Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. |
Như vậy đối với nội dung nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp chúng ta cần hiểu căn bản về các loại cầm cố thế chấp từ đó mới hiểu dược bản chất nghĩa vụ mà mình phải thực hiện đối với các loại hình thức này và qua đó ta thấy vấn đề cần lưu ý khi thực hiện Nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp theo quy định của pháp luật đề ra như thế nào là đúng để đảm bảo quyền lợi và sự hợp pháp khi thực hiện các loại nghĩa vụ cụ thể trong dân sự này.