Với mỗi chúng ta, sau khi kết thúc những năm tháng trên ghế nhà trường, mỗi người lại lựa chọn cho mình một con đường riêng để đi tới thành công. Chính vì thế, việc lựa chọn nghề nghiệp nhất là đối với thanh niên hiện nay có vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là bài viết Nghị luận xã hội về việc chọn nghề nghiệp trong tương lai hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau.
Mục lục bài viết
1. Nghị luận xã hội về việc chọn nghề nghiệp trong tương lai ấn tượng:
Có thể nói, vấn đề lựa chọn nghề nghiệp là một trong những việc quan trọng và là bước ngoặt trong cuộc đời mà thế hệ trẻ hiện nay đang dành sự quan tâm ở mức độ cao. Ai trong số những người trẻ đều mang trong mình mong muốn có một nghề nghiệp ổn định, phù hợp với bản thân và có cơ hội phát triển bản thân. Tuy nhiên, đứng trước nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong xã hội, người trẻ không dễ dàng để chọn lựa, rất khó để tránh khỏi sự phân vân, băn khoăn và lo lắng.
Có thể hiểu “nghề nghiệp” là một loại hình công việc mà người đi theo nghề nghiệp đó phải cố gắng làm tốt phần việc của mình sao cho phù hợp với khả năng, trình độ, yêu cầu của công việc. Nghề nghiệp bao gồm hai phần: Phần nghề và phần nghiệp. Nghề là việc làm mang tính ổn định, đem lại giá trị thu nhập phục vụ nhu cầu cuộc sống của người làm việc. Nghề đôi khi không chỉ làm vì kiếm sống và còn vì thực hiện ước mơ của bản thân, khẳng định giá trị của bản thân, có rất nhiều nghề, mỗi nghề gắn với chuyên môn khác nhau. Nghiệp chính là sự đam mê, sự gắn bó và đôi khi là “cái giá phải trả” của nghề, người ta thường có câu “nghề nào nghiệp đó”, chuyên môn nào sẽ đi với nghề đó, có nghề chưa chắc đã có nghiệp mà nếu hành nghề mà không có nghiệp thì nghề cũng hành không bền lâu. Lựa chọn nghề nghiệp hay định hướng nghề nghiệp chính là việc hoạch định ra những khả năng, trình độ của bản thân so với những đặc điểm, yêu cầu và đòi hỏi của nghề nghiệp để từ đó có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Việc lựa chọn nghề nghiệp có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công và định hướng tương lai của giới trẻ, bởi nghề nghiệp ta đã chọn có thể đòi hỏi ta phải gắn bó suốt đời, mọi vấn đề đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của ta đều có thể bị nghề nghiệp tác động nhiều ít. Lựa chọn nghề phù hợp với bản thân sẽ là cơ hội cho chúng ta phát triển, có được sự say mê, nhiệt huyết với công việc, ngược lại nếu phải chọn nghề quá khả năng hoặc sai nghề sẽ dễ dẫn đến chán nản, công việc trở thành gánh nặng, không còn hứng thú làm việc và có thể bỏ nghề. Chính vì vậy, cần phải thật sáng suốt, cân nhắc kỹ càng trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Những bước đi đầu sẽ quyết định cả con đường phía trước của chúng ta, chọn đúng đường mở ra tương lai tươi sáng, chọn sai đường sẽ mất thời gian, mất cơ hội và mất đi tương lai.
Giới trẻ có thể tự ý thức năng lực, trình độ của bản thân và nhu cầu của xã hội để vạch ra những nghề nghiệp mới. Tuy nhiên tồn tại song song thuận lợi cũng có rất nhiều những khó khăn, bởi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu cũng theo đó đi lên, đòi hỏi nguồn nhân lực cho nghề nghiệp phải có chất lượng cao, muốn có chất lượng tốt thì phải đào tạo tốt, tuy nhiên, ở nước ta hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao này chưa thực sự đáp ứng được. Bên cạnh đó, tư duy và quan niệm của thanh niên hiện nay cũng mắc rất nhiều hạn chế, việc lựa chọn nghề nghiệp theo số đông, hướng đến danh tiếng và thu nhập của công việc mà không cân nhắc khả năng của bản thân dẫn đến việc chọn không đúng nghề. Quan niệm phải học đại học, cao đẳng mới là con đường dẫn đến tương lai là thiếu khách quan, bởi có nhiều con đường khác để lập thân lập nghiệp. Và để có thể đi đến những lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, mỗi cá nhân cần phải ý thức rõ ràng về thực lực và nguyện vọng của chính mình, cân nhắc kỹ càng trước những lựa chọn, phải biết nhìn ra những hướng đi khác ngoài đại học để mở cánh cửa tương lai của chính mình.
2. Nghị luận xã hội về việc chọn nghề nghiệp trong tương lai hay nhất:
3. Nghị luận xã hội về việc chọn nghề nghiệp trong tương lai sâu sắc:
Với mỗi chúng ta, sau khi kết thúc những năm tháng trên ghế nhà trường, mỗi người lại lựa chọn cho mình một con đường riêng để đi tới thành công. Nhưng “Một thực tế phổ biến hiện nay là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được”.
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp phải trải qua rất nhiều vất vả, khó nhọc, lao động mệt mỏi mới mong có được cuộc sống đầy đủ. Do đó, suy nghĩ và quan điểm cho rằng: chỉ HỌC, HỌC và HỌC mới có thể giúp mình phát triển, thoát khỏi sự nghèo khó sau lũy tre làng đã trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của mỗi người. Vì vậy, đại học luôn là mục tiêu cao nhất và là nơi duy nhất được mọi người theo đuổi, cố gắng mọi giá để đạt được.
Nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện hay may mắn để bước vào cánh cửa đó. Và khi niềm hy vọng bị dập tắt thì nhiều bạn trẻ mang theo sự chán nản, buông xuôi, thất vọng để lựa chọn theo học những trường nghề. Nếu các trường đại học tập trung đào tạo về tri thức nghiên cứu thì kĩ năng là mục tiêu đào tạo của các trường dạy nghề. Nếu xét trên các phương diện thì đây là hai yếu tố chủ đạo để phát triển kinh tế và đều được đề cao như nhau. Nhưng ở Việt Nam thì nghề chỉ được coi là “Chiếu dưới”. Đây không phải một hiện tượng đơn lẻ mà phổ biến trong cả nước. Nói cách khác, nhiều suy nghĩ tiêu cực còn nghĩ rằng vào trường nghề là một thất bại cực kì nặng nề.
Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết đó là nhận thức. Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi được quan niệm học nghề chỉ dành cho những công việc chân tay vất vả, phục vụ những công việc thiên về thể lực, ít cần đến nghiên cứu hay sáng tạo. Chưa tính đến thực tế hay hiệu quả công việc, trong các cuộc thi quốc tế, Việt Nam chỉ luôn đạt giải và thành tích cao ở những môn thi về lý thuyết còn những bộ môn yêu cầu kĩ năng thì nước ta vẫn rất hiếm khi được vinh danh. Thiết nghĩ, chúng ta cần thay đổi về cả nhận thức và hành động để xóa bỏ ranh giới giữa học đại học và học nghề.
Đã đến lúc loại bỏ quan niệm chỉ đại học mới mang lại hạnh phúc và thành công. Hãy cùng thay đổi để các trường nghề trở thành một trong những lựa chọn tích cực của thế hệ trẻ thay vì con đường tạm thời, mang tính giải pháp khi cánh cửa đại học khép lại.