Tư tưởng đạo lý là những quan điểm mang tính bao quát về lối sống, lẽ phải, đạo đức hay chân lý mà ông cha ta đã để lại để răn dạy con cháu đời sau. Sống phải có lý tưởng, có đạo đức, lòng biết ơn và yêu thương mọi người xung quanh.
Mục lục bài viết
1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là gì?
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng, đạo lý như cách ứng xử, thái độ. .. của con người với con người, của con người với các vấn đề xã hội và là sự tổng hợp nhiều động tác lập luận nhằm việc làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý trong cuộc sống.
2. Ví dụ về tư tưởng đạo lý:
– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
– Uống nước nhớ nguồn
– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
– Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
– Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao
3. Cách làm bài văn Nghị luận về một tư tưởng đạo lý:
Mở bài: Giới thiệu chung vấn đề cần nghị luận, đưa ra các vấn đề nghị luận.
Thân bài:
– Giải thích vấn đề: Giải thích các từ, cụm từ trọng tâm, giải thích các từ nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu và khái quát thành bài học, lời khuyên.
– Bàn luận và chứng minh vấn đề: Cần khẳng định được tính đúng, sai của tư tưởng đạo lý đó, vận dụng các câu châm ngôn, ca dao – tục ngữ có liên quan đến tư tưởng đạo lý để chứng minh, đưa ra các dẫn chứng thực tế trong cuộc sống, các câu chuyện đời thường hay trích trong truyện hạt giống tâm hồn.
– Bàn luận mở rộng: Phê phán các hành động sai trái, xây dựng nhận thức và hành động đúng.
Kết bài: Khẳng định, đánh giá lại tính đúng đắn của vấn đề, liên hệ với thực tế, bản thân, xã hội.
4. Bài nghị luận về tư tưởng đạo lý ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”:
Đối với xã hội, đó là một điều vô cùng cần thiết, đạo đức biểu hiện sự nhã nhặn, lịch thiệp trong lối ứng xử, tính cách, và phần nào có thể phản ánh những phẩm chất, giá trị của người. Và có khá nhiều mặt khác giúp thể hiện phẩm chất, nhân cách của người. Một trong số đó là lòng tri ân và sự ghi nhớ công lao của những con người khác đã giúp đỡ chúng ta. Đồng thời, đây cũng là một đạo lý tốt đẹp của cuộc sống. Chính vì thế ông bà chúng ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu thành ngữ trên còn chứa đựng một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cần thiết phải biết ơn những người đã đem đến sự no ấm và bình yên cho ta. Câu thành ngữ trên vay mượn từ “ăn quả” và “trồng cây” ý chỉ rằng để có thể thưởng thức được hạt ngon, trái ngọt thì phải nghĩ về công lao, mồ hôi của người đã tạo nên nó. Hành động ấy cũng ẩn dụ nhằm nhắc nhở ý thức của mỗi một con người cư xử làm sao cho tốt, cho phải đối với những ân nhân đã giúp mình mà không phải xấu hổ với lương tâm. điều ấy đã phản ánh một tinh thần cao thượng và một thái độ sống đúng đắn. Lòng biết ơn với người giúp đỡ mình luôn là một đức tính cao đẹp của dân tộc Việt Nam từ trước tới giờ. Đó là phải biết trân trọng tình cảm chân thành và thuỷ chung sâu nặng của con người với con người. Tất cả những thứ ta đang tận hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có.
Ấy còn là mơ ước của bao thế hệ người. Hay cả món xôi trắng thơm trên mâm cũng là do bàn tay thợ nấu nên từ một bông gạo vàng chín đẫm nước nữa. Rồi cả bộ quần áo mình khoác hay đôi dép xỏ cũng là do chính bàn tay tài hoa của những nông dân cộng với đức tính chăm chỉ và cần cù trong lao động. Những công trình văn hoá kỳ vĩ là do thành quả lao động đã mang đến cho hậu thế. Còn lắm, rất nhiều các di sản kỳ vĩ khác mà lớp trẻ đã tạo dựng với mục đích phục vụ đời sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là nhờ công lao to lớn và lòng nhiệt huyết của mỗi thế hệ cộng lại đã tạo dựng lên một thành quả rất đáng tự hào mà hôm nay ta cần trân trọng, giữ gìn, bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá. Bày tỏ lòng yêu thương và tôn kính không phải đơn thuần là nói mà cần làm để thực sự toát lên được tình cảm của ta. Đó cũng là bài học sâu sắc của cuộc sống mà mỗi một chúng ta cần phải có.
Lòng ghi nhớ ơn luôn là một đạo lý cao cả và thấm đẫm ý nghĩa nhân sinh. Nó nhắc nhở chúng ta phải biết ơn tổ tiên, ông bà, bố mẹ, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh đổi cả đời mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ chủ quyền độc lập cho đất nước, giữ được yên bình vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những ngày tháng sống vui sống khoẻ mạnh và có ích cho cộng đồng, phần vì làm tốt chức trách, nghĩa vụ của công dân, phần nữa không hổ thẹn với bao người ngã xuống mang lại sự tự do. Có ai hiểu được không, một tình cảm biết ơn được biểu hiện bằng một bông hoa mai nở bung dưới nắng vàng và lòng tôn kính giống như một vì sao đêm chiếu soi trên bầu trời cao. Biểu tượng là những nghĩa cử tốt đẹp và mỗi việc làm dẫu có là nhỏ bé nhất cũng luôn chứa đựng một tấm lòng cao thượng. Những người có tâm và những người biết ơn bao giờ cũng sẵn sàng giúp người ta chứ không hề toan tính thiệt hơn. Chính các nghĩa cử ấy đã khơi lên trong lòng của biết bao người và rồi đây thế gian này sẽ luôn là một nơi đầy tình thương.
Tóm lại, câu tục ngữ trên cho chúng ta hiểu biết hơn về đạo lý làm người. Lòng kính trọng và sự biết ơn không thể nào thiếu vắng đối với mỗi một người, đặc biệt là lớp trẻ ngày nay. Chúng ta cần phải tu dưỡng những đức tính cao đẹp ấy, hãy cố gắng luyện tập và phấn đấu từ từng hành vi nhỏ nhặt nhất bởi nó không tự nhiên có trong mỗi người. Chúng ta cũng phải biết ơn nhiều người đã có công lao dìu dắt mình trong cuộc đời nhất là với những người từng dạy dỗ chỉ bảo ta như bố mẹ và thầy cô. Bài học ấy sẽ luôn là một triết lý sống nằm trong câu nói trên bởi nó có ý nghĩa, giá trị vô cùng to lớn với con người trên trái đất chúng ta.
5. Bài nghị luận về tư tưởng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”:
“Uống nước nhớ nguồn” là văn hoá có truyền thống tốt đẹp của ông cha chúng ta để lại cho lớp con cháu tương lai. Đây là văn hoá phải giữ gìn, bảo vệ và phát triển hết đời nọ qua đời kia. Nó tạo ra vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Nam.
Từ trước đến nay, đối với tâm thức của người Việt Nam chúng ta sự tri ân và hướng tới nguồn cội là đạo lý mà mỗi một người đều cần khắc ghi. Hiểu một cách giản đơn thì đó chỉ là phải thường xuyên hướng đến quê hương, tới gia đình, dòng họ, tri ân những người đã có công nuôi nấng và sinh thành ta.
“Uống nước nhớ nguồn” là biểu tượng của sự tri ân và đền ơn đáp nghĩa trong đời sống ngày càng rõ nét. Nó biểu hiện trong tình cảm, thông qua ý thức của từng người khi nghĩ đến lịch sử của mình. đất nước chúng ta đã từng đi qua bao thăng trầm của lịch sử. Sự cống hiến và hy sinh của bao người anh em, đồng chí đã mang lại cuộc sống bình yên của tổ quốc như hôm nay. cha chúng ta và bao người con đã sống mãi với quê mẹ. Những người đã hy sinh tất cả thanh xuân của tuổi trẻ để giải phóng cho đất nước. Đã không còn nữa nhưng linh hồn của liệt sĩ còn được lưu dấu trên thân thể của bao người nằm lại. Hằng năm khi vào dịp 27/7, mỗi cơ quan hành chính nhà nước lại kỷ niệm Ngày thương binh liệt sỹ nhằm ghi nhớ công lao của nhiều người đã ngã xuống và cũng có một số người còn sống sót nhưng dấu tích vẫn còn lưu hằn trên người họ. Đây là một trong nhiều biểu tượng của sự tri ân và nếp ứng xử tốt đẹp đối với những người có công lao với đất nước.
Chúng ta chưa cần nghĩ nhiều về những nhiều điều lớn lao, uống nước nhớ nguồn đó chính là tình cảm và sự kính trọng với bố mẹ, ông bà. Đây là những con người có công sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ ta từ hồi rất nhỏ đến lúc lớn khôn. lại cũng có câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Công lao lớn như biển cả ấy dẫu con có muốn cũng không đền đáp nổi, vì tấm chân tình của chúng ta giành tặng ba mẹ mới là thứ quý giá nhất. Dù mai này trưởng thành hơn, dẫu có đi đâu hay làm việc thế nào thì gia đình cũng mãi là người đưa ta quay về. Họ luôn là người sẵn lòng đón nhận và bỏ qua tất cả các lỗi bạn gây nên. Truyền thống này đã hình thành lên một vẻ đẹp truyền thống của người Việt Nam. Truyền thống sẽ giúp cho mối quan hệ của người với người trở nên tốt hơn nữa. Nó sẽ tạo ra ý thức hệ tốt đẹp và lưu truyền hết đời này qua đời kia.
Trong số nhiều người có lòng tri ân, uống nước nhớ nguồn vẫn đang có những trường hợp làm ngược với đạo lý đó. Điển hình là một số người phá hoại đất đai, bán nước, tham nhũng và không muốn đóng góp. Trong vài năm vừa qua tình hình con cháu bỏ bố mẹ lúc nghỉ hưu đang xảy ra ngày một nhiều. Lại đang giẫm đạp với nhiều người đã có công nuôi nấng và sinh thành. Rất đáng tiếc với nhiều người như thế. đó là truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc việt nam. Mỗi người đều phải biết gìn giữ và phát triển truyền thống quý báu này mới có thể giúp nước nhà ngày một vững mạnh và văn minh hơn nữa.