Hoàn thiện bản thân được coi như là một mục đích cao quý mà ai cũng muốn hướng tới. Hoàn thiện bản thân có nhiều phương diện như rèn luyện sức khỏe, bồi đắp tri thức, tu dưỡng tâm hồn,…
Mục lục bài viết
1. Dàn bài về nghị luận xã hội tự hoàn thiện bản thân:
Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: “Ý thức tự hoàn thiện bản thân”.
Thân bài:
– Giải thích khái niệm “tự hoàn thiện bản thân” là gì? Có thể đưa ra ví dụ.
+ “tự hoàn thiện bản thân” là khi bạn biết bản thân mình có những điểm yếu gì cần thay đổi, có những điểm mạnh gì cần phát huy. Từ đó tiếp tục trau dồi để phát triển điểm mạnh, tận dụng nó để phát triển bản thân, đồng thời không ngừng nỗ lực học hỏi, rèn luyện để khắc phục điểm yếu để từ từ hòa thiện bản thân.
+ Tự hoàn thiện bản thân sẽ giúp bạn trở nên tốt đẹp hơn, có năng lực hơn, sống tích cực hơn và trở thành người có tiếng nói trong xã hội.
– Biểu hiện của việc “tự hoàn thiện bản thân”:
+ Thấu hiểu bản thân mình, hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, bản thân mình cần gì và cần làm gì.
+ Không ngại học tập, rèn luyện để thay đổi để bản thân trở nên hoàn thiện hơn sau khi mắc sai lầm và kể cả khi không sai lầm.
+ Không ngừng nỗ lực học hỏi từ mọi người xung quanh để trau đồi kĩ năng cũng như kiến thức, kiên trì, không nản chí trước những khó khăn hay thất bại.
– Ý nghĩa của việc “tự hoàn thiện bản thân”:
+ Giúp chúng ta khắc phục được những điều bản thân làm không tốt hoặc trước đó không thể làm.
+ Giúp chúng ta làm tốt hơn những điều bản thân có thể làm, từ đó giúp con người tiến bộ từng ngày.
+ Người có ý thức tự hoàn thiện bản thân sẽ tự khiến bản thân mình trở nên ngày càng tốt đẹp và hoàn hảo, được mọi người tín nhiệm và tin tưởng, từ đó thiết lập được nhiều mối quan hệ có ích.
– Phê phán:
+ Phê phán những người luôn tự kiêu, tự cao, tự đại, tự cho bản thân mình không có thiếu sót.
+ Phê phán những người không có ý chí phấn đấu, lười nhác, ngại học hỏi, ngại sửa sai, ngại thay đổi.
– Bài học:
+ Cần nhần nhận được điểm yếu và khắc phục điểm yếu của bản thân, sau đó nỗ lực học tập không ngừng nghỉ và không được ỉ nại vào người khác.
+ Cần đặt ra cho mình những mục đích sống riêng, đặt ra lí tưởng sống, mục tiêu trong học tập và công việc phấn đấu để hoàn thành.
+ Cần biết tiếp thu những sự nhận xét, góp ý từ mọi người xung quanh một cách có chọn lọc để hoàn thiện mình.
Kết bài:
– Khái quát lại ý nghĩa của việc tự ý thức hoàn thiện bản thân.
2. Mẫu văn nghị luận xã hội về tự hoàn thiện bản thân hay nhất THCS:
2.1. Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tự hoàn thiện bản thân:
Mẫu 1:
Có thể nói, tự hoàn thiện bản thân luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của mỗi chúng ta. Việc tự hoàn thiện bản thân là việc chúng ta tự nhìn nhận ra những ưu điểm, hạn chế của bản thân và luôn cố gắng cải thiện bản thân theo nhiều chiều hướng tích cực, theo những thứ tốt đẹp nhất để nâng cấp bản thân. Tự hoàn thiện bản thân sẽ giúp bạn sẽ trở nên hoàn hảo, tài giỏi, nắm bắt được nhiều cơ hội tốt và chiếm được lòng tin từ mọi người xung quanh. Người có ý thức tự hoàn thiện bản thân là biết bản thân mình thực sự cần gì và đang thiếu sót ở đâu để tiếp tục hoàn thiện, và không ngừng cố gắng, học hỏi và rèn luyện để thay đổi, khắc phục những thiếu sót. Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ của chúng ta, luôn tồn tại bên cạnh những người có ý thức tự hoàn thiện bản thân có những người thật đáng để phê phán và lên án khi sống không có mục đích, lí tưởng cụ thể, không biết sửa sai lỗi lầm và không có ý chí phấn đấu. Để rút ngắn con đường tự hoàn thiện bản thân thì trước hết chúng ta cần phải đặt ra lí tưởng sống cho riêng mình và nỗ lực không ngừng nghỉ để hoàn thiện những mục tiêu lí tưởng đó. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có thái độ học hỏi nghiêm túc đối với những tấm gương sáng xung quanh, những người có kinh nghiệm đi trước để trau dồi bản thân bởi vì chính bản thân mình là người phải chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình.
Mẫu 2:
Xã hội luôn phát triển, vận động theo chiều hướng tiến bộ và đi lên. Chính vì thế, mỗi con người chúng ta cũng cần thay đổi và không ngừng phát triển, nâng cao giá trị của bản thân đồng thời tạo ra giá trị cho cuộc sống, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Việc hoàn thiện bản thân là việc mà mỗi cá nhân không ngừng học hỏi, cải thiện để mình tiến bộ hơn, hoàn hảo hơn từng ngày. Người biết hoàn thiện bản thân là người không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, biết nhìn nhận vào những thiếu sót, những lỗi sai của bản thân, từ đó rút ra bài học và tìm cách khắc phục nó. Bên cạnh đó cần phải có ý thức vươn lên trong cuộc sống, sống có đam mê và cố gắng theo đuổi đam mê… Việc hoàn thiện bản thân có ý nghĩa to lớn với chính bản thân mình và cả xã hội: thay đổi tích cực để làm cho bản thân ngày càng tốt hơn, trở thành con người tài giỏi hơn, mở mang tầm hiểu biết, khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình từ đó được mọi người tin tưởng, tín nhiệm. Trong xã hội hiện nay, chúng ta chắc hẳn đều gặp những người có phong cách sống an phận, nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ, anh chị hay người khác hoặc quá lười biếng, không có ý thức vươn lên để hoàn thiện bản thân mình,… tưởng chừng như vô lo vô nghĩ sẽ hạnh phúc những những người này sẽ không phát triển được bản thân, dần dần sẽ tụt về sau và không có được thành công trong cuộc sống. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, vì thế hãy sống có ý nghĩa, có ích, mỗi người hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, vươn lên và nắm bắt những cơ hội quý giá trong cuộc sống của mình và tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội.
2.2. Đoạn văn nghị luận về tự hoàn thiện bản thân:
Không ai trong chúng ta sinh ra đã hoàn hảo, đã trở thành phiên bản tốt nhất mà mọi người và chính mình mong muốn. Bất cứ ai trở nên hoàn hảo đều phải trải qua rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân mới có được. Bởi vậy, có ý thức tự hoàn thiện bản thân là một nhiệm vụ quan trọng tự đặt ra đối với mỗi con người. Hiểu một cách đơn giản, tự hoàn thiện bản thân là việc biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ và hành vi, việc làm của mình, biết được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình; ý thức vượt lên khó khăn, trở ngại; không ngừng lao động, học tập và tư dưỡng rèn luyện; đồng thời có ý thức phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người giỏi, người tốt để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn. Người có ý tự hoàn thiện bản thân mình luôn biết tự đánh giá những đặc điểm, những hành vi mà mình làm, tích cực học hỏi ở người khác, rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực phù hợp với xã hội. Để ngày càng tiến bộ cần nhất định phải không ngừng nâng cao năng lực tri thức và hoàn thiện lỹ năng, nhân cách, phẩm chất đạo đức cho mình. Trước hết, phải tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân, nhận rõ điểm yếu, điểm mạnh của mình, khắc phục và hạn chế điểm yếu, tận dụng và phát huy điểm mạnh, không ngừng học hỏi để ngày càng tiến bộ và hoàn thiện. Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thế hệ trẻ hiện nay giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.
3. Mẫu văn nghị luận xã hội về tự hoàn thiện bản thân hay nhất THPT:
Mẫu 1:
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ xã hội đã và đang phát triển, vận động theo chiều hướng tiến bộ và đi lên. Chính vì thế, con người cũng cần thay đổi, phát triển và nâng cao giá trị của bản thân, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Tự hoàn thiện bản thân là khi bạn biết nỗ lực, cố gắng từng ngày để thay thế, khắc phục những nhược điểm còn tồn đọng của bản thân. Ý thức tự hoàn thiện bản thân chính là bước đệm vững chắc để tiến tới với cánh cửa của sự thành công. Người có ý thức tự hoàn thiện bản thân là người không ngừng học hỏi, luôn trau dồi kiến thức để giải quyết mọi khó khăn khiến cho không có một khó khăn, trở ngại nào có thể quật ngã được họ. Bởi vậy, những người có ý thức tự hoàn thiện bản thân sẽ luôn được mọi người tín nhiệm và tin tưởng. Điển hình như cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ thiên tài Beethoven. Tuy ông không thể nghe được bằng tai nhưng bằng tài năng thiên bẩm cùng sự khổ luyện vất vả nên những sáng tác của ông đều có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nền âm nhạc thế giới. “Nhân vô thập toàn”, không có ai là hoàn hảo nhưng việc chúng ta biết tự hoàn thiện bản thân để che lấp đi những thiếu sót không thể thay đổi như Beethoven là một điều rất đáng quý. Thế nhưng bên cạnh những tấm gương sáng về tự hoàn thiện bản thân thì vẫn có một bộ phận nhỏ những người sống lười nhác, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không biết tự phấn đấu, cố gắng. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần biết nhìn thẳng vào những sai lầm mình mắc phải, từ đó rút ra kinh nghiệm riêng cho bản thân và phải vươn lên để làm ngọn hải đăng của chính cuộc đời mình.
Mẫu 2:
“Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp. Nhìn xuống thấp để biết mình chưa cao” là một trong những thông điệp ý nghĩa để giúp bạn tự hoàn thiện bản thân tốt hơn. Ý thức tự hoàn thiện bản thân là khi bạn biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là gì, từ đó tiếp tục trau dồi để phát triển điểm mạnh, không ngừng nỗ lực học hỏi để khắc phục điểm yếu. Tự hoàn thiện bản thân sẽ giúp bạn trở thành phiên bản tốt đẹp nhất, bạn được sống hạnh phúc và sống đúng những gì bạn mơ ước. Người có ý thức tự hoàn thiện bản thân là người không ngừng nỗ lực học hỏi từ mọi người xung quanh, không nản chí trước những khó khăn hay thất bại. Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, nếu chúng ta không có ý thức tự hoàn thiện bản thân thì sẽ khó có thể vượt qua guồng quay của cuộc sống. Khi bạn biết tự hoàn thiện bản thân để trở thành một người có ích cho xã hội thì sẽ nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng của mọi người, từ đó thiết lập được nhiều mối quan hệ có ích hơn. Như chúng ta đã biết, thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí chính là một trong những tấm gương sáng về nghị lực sống phi thường. Thật không may mắn như bao người vì khi sinh ra thầy đã thiếu mất cả 2 cánh tay nhưng thầy đã không ngừng nỗ lực cố gắng, kiên trì luyện tập viết hàng ngày để cuối cùng trở thành một nhà giáo ưu tú của biết bao thế hệ học sinh. Bên cạnh những tấm gương sáng về việc tự ý thức hoàn thiện bản thân thì vẫn còn rất nhiều người luôn kiêu căng, không chịu nhìn nhận bản thân, không có ý chí cầu tiến và học hỏi, cho rằng bản thân mình là nhất. Chính vì vậy, thế hệ thanh niên cần biết khắc phục điểm yếu của bản thân, nỗ lực học tập không ngừng nghỉ và cần biết tiếp thu sự góp ý từ mọi người xung quanh một cách có chọn lọc để trở thành một người có ích cho đất nước.