La Quán Trung là một tác giả người Trung Quốc đã rất thành công trong việc xây dựng nên nghệ thuật nhân vật trong Hồi trống Cổ Thành và để được biết thêm nhiều điều độc đáo hơn các bạn hãy cùng Luật Dương Gia đọc bài viết sau nhé.
Mục lục bài viết
1. Nội dung tác phẩm:
Đoạn trích trong tác phẩm thuộc hồi thứ 28 và câu chuyện bắt đầu từ việc Quan Công và chị dâu đi tìm Lưu Bị nhưng lại tình cờ gặp được Trương Phi, do Trương Phi là người xốc nổi nóng tính nên đã hiểu lầm là Quan Công phản bội anh đầu hàng bên phe Tào Tháo. Sự buộc tội vô cớ này làm cho Quan Công vô cùng tức giận nên không thể chấp nhận được và để chứng mình bản thân trong sạch trung thành với Lưu Bị thì Quan Công phải trải qua một thách thức khó khăn. Thử thách này có thể phải chiến đấu với kẻ địch hoặc hoàn thành nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm để có thể chứng minh tài năng cũng như can đảm của mình. Sau thử thách này ông chỉ muốn chứng tỏ bản thân không phản bội lại Lưu Bị và hoàn toàn trung thành tuyệt đối với anh em bên mình. Cuộc gặp gỡ lại Trương Phi và tìm kiếm lại Lưu Bị cùng với sự nóng giận của ông ta đã làm nên một bước ngoặt lớn trong cuộc đời Quan Công. Việc giao chiến giữa hai anh em họ phải tạm gác qua một bên để hợp sức lại đối phó Sái Dương, được biết Sái Dương chính là một vị tướng tài ba có khả năng chiến đấu xuất sắc và đã từng tham gia vào nhiều trận đánh lớn và giành thắng lợi. Khi Sái Dương xuất hiện thì đã dấy lên một nỗi lo lắng trong lòng Quan Công và Trương Phi vì không biết hắn ta nghĩ gì. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt thì nhờ sử dụng mưu kế để lừa Sái Dương rẽ sang một con đường khác sau đó mỗi người một hướng để tiến công từ phía sau để giết hắn. Sau cuộc chiến này mối quan hệ của Quan Công và Trương Phi đã trở nên thân thiết hơn và họ cùng nhau xây dựng đất nước hùng mạnh duy trì nền hòa bình cho người dân. Toàn bộ câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu giữa những nhân vật của thời kỳ Tam Quốc nổi tiếng.
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Hồi trống Cổ Thành:
Một đặc điểm nổi bật trong phong cách xây dựng nhân vật tài ba của La Quán Trung có thể kể đến đó là không trực tiếp bộc tả tính cách chi tiết của nhân vật mà chỉ xây dựng thông qua từng cử chỉ nhỏ, lời nói, cảm xúc và hành động của từng người trong đoạn trích của tác phẩm. Phong cách ngôn ngữ thể hiện tình cách nhân vật được nhiều độc giả đánh giá cực kỳ cao. Khắc họa thành công được tính cách của nhân vật.
Tác giả xây dựng nhân vật Quan Công là một người liêm chính, trượng nghĩa và trung thành với những người anh em của mình. Khi gặp gỡ được Trương Phi thì Quan Công “mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón”. Trong lúc nghi ngờ Quan Công thì Trương Phi đã vô tình buông ra những lời nói không hay như gọi “mày”, “thằng”,”nó” nhưng ông vẫn lịch sự và đúng mực với người anh kết nghĩa của mình và xưng hô lại bằng “em” và “hiền đệ”. Trong lúc bị hiểu lầm ông lại hết sức bình tĩnh và nhờ hai chị dâu làm chứng để thấy mình hoàn toàn trong sạch, ông còn muốn thông qua hành động là chém Sái Dương “để tỏ lòng thực” của mình.
Trương Phi đích thực là một người có tính đa nghi, hết sức đề phòng cảnh giác xung quanh, mặc dù Sái Dương đã chết dưới lưỡi dao của Quan Công nhưng ông vẫn hỏi rõ ràng chuện tại Hứa Đô để biết ngọn nguồn sự việc. Khi đó ông mới biết bản thân đã sai lầm khi nghi ngờ anh em của mình nên đã khóc và cúi đầu tạ tội.
Tác giả kể chuyện dựa theo tiểu thuyết chương hồi và xây dựng nên một tình huống truện độc đáo nhưng đầy phần kịch tính, tạo sự lôi cuốn cho người đọc. Qua đó khắc họa nên vẻ đẹp trung nghĩa, liêm minh của Quan Công cùng nét đẹp thẳng thắn, trượng nghĩa của Trương Phi. Những bài học vô cùng đắt giá như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín được tác giả đề cập qua tác phẩm cùng tình anh em với cách hành xử quân tử được gửi gắm qua bài. Tất cả những chi tiết trên đã làm cho tác phẩm này mãi trường tồn cùng thời gian và có ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc.
2.1. Giá trị nội dung:
Phản ánh hiện thực của xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ, giai đoạn đất nước bị chia cắt, sự lên ngôi của những kẻ nhầm thống trị đất nước làm cho nhân dân có cuộc sống vô cùng khốn khổ. Qua đó nói lên mong muốn của nhân dân chỉ là một nền hòa bình thật sự, cơm no áo ấm cho bản thân. Một tư tưởng của nhân dân được ngộ nhận ra đó chính là ủng hộ Lưu Bị và phản đối Tào Tháo.
2.2. Giá trị nghệ thuật:
Tác giả lựa chọn phong cách kể chuyện theo thứ tự thời gian đây chính là một đăc trưng lớn của tiểu thuyết lịch sử. Khắc họa được những hình tượng nhân vật vô cùng đặc sắc, trong đó chọn lọc những tình tiết hấp dẫn như “Hồi trống Cổ Thành” và “tam cố thảo lư” lôi cuốn người đọc muốn tìm hiểu. Hơn thế nữa, tác giả còn miêu tả những trận chiến vô cùng đặc sắc và làm cho nhân vật mình trở nên phi thường nhưng đầy sự anh dũng.
3. Đôi nét về tác giả tác phẩm:
La Quán Trung (1330-1400) là người thuộc vùng Sơn Tây, Trung Quốc, chính vì tính cách thích ngao du sơn thủy nên ông khá am hiểu về chuyện chính trị lúc bấy giờ.
Tam Quốc Diễn Nghĩa được ra đời vào thời Minh chính là một tác phẩm lịch sử nổi tiếng vào thế kỷ 14, có ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đến văn hóa cũng như tư duy của người Trung Quốc suốt hàng nghìn năm. Khi đó cuộc chiến tranh xảy ra giữa ba quân chính là Ngụy, Thục, Ngô chính trị xã hội đều vô cùng rối loạn nên tác giả đã viết lại tác phẩm nhằm bộc tả những âm mưu, chiến tranh cũng như nhân vật trong giai đoạn thời Tam Quốc. Chính vì những ảnh hưởng lớn đến thế mà Tam Quốc Diễn Nghĩa đã gắn liền với việc duy trì và gìn giữ văn hóa của Trung Quốc qua bao thể kỷ.
Nhan đề tác phẩm gợi ra cho ta hình dung được một không khí đặc biệt, chủ yếu qua sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công mà còn đề cập đến sự mâu thuẫn của anh hùng Quan Công và vị tướng tài ba Sái Dương, tác giả đã khéo léo làm cho sự mâu thuẫn ngày càng cao trào được thể hiện chi tiết thông qua 3 hồi trống quyết định. Hồi trống còn là điều kiện mà Trương Phi đặt ra cho người anh em mình để nhìn được độ tin cậy, chứng minh bản thân.
4. Ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành:
Đến đoạn kết của hồi trống Cổ Thành khi đó nó vang lên như thực hiện một nhiệm vụ vô cùng quan trọng làm sáng tỏ tất cả moi sự việc, thâu tóm mọi linh hồn và đem lại không khí trận chiến cho đoạn trích của tác phẩm. Hồi trống này chính là sự thách thức minh oan, giải quyết sự nghi ngờ của Trương Phi đối với Quan Công.
Đến với hồi trống đầu tiên mang một ý nghĩa thách thức, khi hồi trống này vang lên nó mang tính thử thách lòng trung thành của Quan Công đối với anh em, còn thử thách cả tài năng bản lĩnh của ông. Khi hồi trống được cất lên cũng đồng nghĩa với việc Quan Công phải xông pha ra trận để đối mặt với sự nguy hiểm và kẻ thù để có thể tiêu diệt được kẻ thù. Tiếng trống này còn mang một ý nghĩa sâu xa thúc đẩy nhân vật mau chóng hành động để chứng minh bản thân mình.
Đến với hồi trống thứ hai chính là hồi giải oan vì Quan Công đã không ngần ngại mà lao vào chiến trường để khẳng định bản thân của mình cũng như sự trung thành tuyệt đối. Bất ngờ hơn là chưa hết một hồi trống đầu thì đầu của tên tướng Sái Dương đã chạm đất quá đột và khiến ai cũng giật mình do hành động của nhân vật khá nhanh. Những tiếng trống tiếp theo vẫn vang lên và nó chứng minh rằng Quan Công là một anh hùng chính trực, trượng nghĩa.
Hồi trống thứ ba vang lên cũng chính là hồi trống kết thúc trận chiến và mang một ý nhĩa đoàn tụ cho những nhân vật. Qua đó ca ngợi tấm lòng vì dân vì tương lai đất nước của những vị anh hùng, tại thời điểm này tiếng trống không thúc giục, hối hả, vội vã như lúc đầu nữa.
“Hồi trống Cổ Thành” chính là một nghệ thuật tiêu biểu từ tiểu thuyết chương hồi, hồi trống đánh lúc xuất quân cũng chính là hồi trống thu hồi quân để kết thúc chiến tranh hoàn toàn thắng lợi. Đặc biệt hơn nữa chính là cuộc gặp gỡ lại nhau của những nhân vật không có rượu và chỉ có những hồi trống vang lên như thay mặt ăn mừng. Hồi trống Cổ Thành còn là một điểm nhấn để thúc đẩy một tình huống truyện được tác giả xây dựng nên, bởi thế tiếng trống chính là sự kết tinh trọn vẹn làm nên sự thành công của tác phẩm.