Nghệ thuật phục vụ khách hàng là gì? Nghệ thuật phục vụ khách hàng trong tiếng Anh được gọi là The Art of Customer Service. Công cụ và mưu kế kinh doanh?
Nghệ thuật phục vụ khách hàng là một nghệ thuật trong kinh doanh. Khi các hoạt động đều hướng đến tăng doanh thu và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Đòi hỏi việc bên cạnh tìm kiếm khách hàng mới là phải giữ chân khách cũ. Do đó, hoạt động này được thực hiện như một nghệ thuật. Sự thành công của nghệ thuật là làm hài lòng khách, nhưng vẫn đảm bảo tìm kiếm lợi nhuận công ty. Trong quy cách phục vụ vì vậy mà có những tính chất riêng, đặc trưng.
Mục lục bài viết
1. Nghệ thuật phục vụ khách hàng là gì?
Nghệ thuật phục vụ khách hàng trong tiếng Anh được gọi là The Art of Customer Service.
Khái niệm.
Nghệ thuật phục vụ khách hàng là việc khai thác được các yếu tố có lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy tìm kiếm và chăm sóc khách hàng tiềm năng. Nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố tâm lí, các lợi thế, các nguồn lực, các cơ hội, các phương pháp, các hình thức trong kinh doanh. Thông qua việc nắm bắt nhanh chóng các thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, bạn hàng, các cơ quan quản lí vi mô, môi trường cạnh tranh trong quốc tế.
Các nắm bắt cơ bản, chính xác và nhanh chóng giúp xác định các lợi thế trong từng thời điểm. Từ đó mà nhà quản lý có thể lập chiến lược kinh doanh phù hợp thu hút khách hàng hơn nữa. Với yếu tố khách hàng là trung tâm cho hoạt động tìm kiếm lợi nhuận trong buôn bán hàng hóa hay dịch vụ. Bản chất của hoạt động là việc xem xét phân tích hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và môi trường. Từ đó đặt ra mục tiêu cần đạt, rồi chế ngự hoàn cảnh để đạt đến mục tiêu đã đề ra. Các lợi thế phải được tận dụng triệt để. Bên cạnh các điều chỉnh phù hợp ở các yếu tố liên quan.
Để sử dụng có hiệu quả các các nghệ thuật này, cần sử dụng mưu kế kinh doanh. Các mưu kế sẽ tạo nên khác biệt cho doanh nghiệp. Thu hút khách hàng với sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Với yếu tố tìm kiếm và đem lại hài lòng cho trải nghiệm của khách hàng. Ngoài ra còn giữ chân khách hàng với nhu cầu sử dụng sản phẩm. Từ đó mang đến các lợi ích và lợi nhuận lớn. Đem lại sự phát triển nhanh chóng và bền vững cho doanh nghiệp.
Nghệ thuật phục vụ khách hàng được thực hiện với tất cả các yếu tố có trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên nó đến từ cách thức mà đội ngũ quản lý và nhân viên công ty thực hiện. Với đội ngũ quản lý, đó là cách thức trong phát triển đội ngũ, hay quyết định các thay đổi không gian để khách hàng tận hưởng.
Tuy nhiên, khách hàng thường có tiếp xúc trực tiếp với nhân viên của doanh nghiệp. Có thể là thông qua giao tiếp, trao đổi, đặt và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, cách nhân viên phục vụ, trao đổi gây chú ý nhất định. Đó là những phản ánh đối với hoạt động, lời nói của nhân viên với mọi người xung quanh. Yếu tố giúp thành công của nghệ thuật phục vụ là sử dụng, khai thác các giá trị đem đến lợi ích bền vững. Muốn thế, các lợi ích và cảm nhận, trải nghiêm của khách hàng cần được phản ánh rõ nét.
2. Công cụ và mưu kế kinh doanh:
2.1. Công cụ của nghệ thuật phục vụ khách hàng:
Với các yêu cầu đặt ra, các tiêu chí cần và đủ để thể hiện khả năng trong đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để thực hiện nghệ thuật kinh doanh, phục vụ khách hàng phải sử dụng tổng hợp các công cụ sau:
– Thứ nhất là phải có một nguồn lực nhất định đủ để làm việc.
Đây là yếu tố cần, được thể hiện như nguyên liệu trong thực hiện hoạt động. Nguồn lực này được phản ánh trên các khía cạnh khác nhau về giá trị của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xác định được rõ các khả năng của mình, sẽ xác định được yếu tố cần thiết. Rõ ràng doanh nghiệp nghèo nàn về vốn, yếu ớt về công nghệ, thiết bị thì làm sao có thể làm chủ được tình thế. Các khó khăn có thể gây ra trở ngại nếu không được cung cấp bởi công cụ hỗ trợ.
Việc có nguồn vốn vững, đảm bảo cho nhu cầu tiếp cận khách hàng. Hay công nghệ giúp thuận lợi nhất định về tính nhanh chóng, chính xác. Từ đó mà các chiến lược xác định cho nghệ thuật phục vụ khách hàng được tiếp cận đối tượng một cách hiệu quả nhất. Quy mô hay phạm vi khách hàng có thể tiếp cận và làm quen với nghệ thuật phục vụ gắn bó mật thiết với ứng dụng công nghệ.
– Thứ hai là doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin đầy đủ về các yếu tố liên quan.
Bao gồm các yếu tố chủ động tiếp cận. Như về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về nội bộ doanh nghiệp, về trình độ kĩ thuật ngành hàng. Các yếu tố này doanh nghiệp cần chủ động trong tiếp cận, điều chỉnh. Việc nắm bắt thông tin được thực hiện đối với hoạt động kinh doanh, chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Yếu tố khách hàng cần được nắm bắt, tạo chiến lược, mưu kế kéo về lượng khách lớn cho doanh nghiệp. Nhằm tạo ra thị trường buôn bán sôi động, hiệu quả. Từ đó mà tăng doanh thu, tìm kiếm lợi nhuận lâu dài, hiệu quả.
Nội bộ doanh nghiệp được điều chỉnh, đào tạo hay quản lý hiệu quả. Tạo ra các thương hiệu nội bộ, từ đó đưa ra hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, tiếp xúc khách hàng. Trình độ kĩ thuật ngành hàng phản ánh chất lượng, đó là vấn đề người tiêu dùng quan tâm khi lựa chọn sản phẩm. Các trình độ kỹ thuật phải phản ánh chất lượng, tính đảm bảo.
Ngoài ra, cũng cần nắm bắt các thông tin về biến động thị trường và cơ chế quản lí vĩ mô của nhà nước,…. Đây là các nhân tố có thể dẫn đến thay đổi cho thực tế thị trường. Tác động nên nhu cầu hay thị hiếu của người dùng. Việc nắm bắt giúp doanh nghiệp xác định các tiềm năng kinh doanh. Cũng như kịp thời điều chỉnh các chiến lược và mưu kế kinh doanh.
– Thứ ba, phải có mưu lược kinh doanh tài giỏi, các hoạt động quan hệ công chúng (PR) tốt.
Mưu lược được thể hiện qua các mưu kế kinh doanh. Sự hiệu quả khi thực hiện mưu kế kinh doanh phản ánh sự tài giỏi của đội ngũ quản lý. Ngoài ra việc đưa các thông tin, nhân rộng tiếp cận của người tiêu dùng đối với sản phẩm cần được đẩy mạnh. Tính chất hữu ích, các ưu điểm và lợi thế cần được khai thác triệt để. Điều này cần được thực hiện thông qua hiệu quả của hoạt động PR. Trong đó cũng cần quan tâm các chi phí thỏa đáng về các hoạt động marketing.
2.2. Mưu kế kinh doanh:
Mưu kế kinh doanh là việc tạo ra các định hướng cho xu hướng lựa chọn của khách hàng.
Với mục đích hướng đến các lợi ích về cho hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp. Do đó, nó phản ánh cách hoạt động có tính toán để buộc người khác phải làm theo đúng ý muốn của mình. Các mưu kế kinh doanh luôn phải đảm bảo không xâm phạm đến các lợi ích cơ bản của người khác. Không gây ra ảnh hưởng cho doanh nghiệp khác để làm lợi cho doanh nghiệp mình. Với mục đích cuối cùng nhằm để tìm kiếm lượng khách hàng gắn bó lâu dài, bên cạnh líu chân khách hàng mới.
Để thực hiện được mưu kế kinh doanh, cần xác định tâm lý của người tiêu dùng. Nắm bắt chính xác, từ đó đưa ra các hoạt động điều chỉnh phù hợp. Có thể là điều chỉnh các yếu tố cảu doanh nghiệp theo mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Hoặc thực hiện chiến lược xúc tiến đưa khách hàng tiếp cận gần hơn với sản phẩm của doanh nghiệp. Trong đó yếu tố cơ bản nhất có thể kể đến là thương hiệu nội bộ.
Thực chất của mưu kế kinh doanh là khai thác các lợi ích có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ mưu kế được nhắc đến với ý nghĩa tích cực mà nó mang lại. Đó như là một bí quyết, hoặc một cách thức điều chỉnh, tác động có chủ đích của doanh nghiệp. Từ đó tạo ra các kịch bản thu hút, giữ chân khách hàng. Làm nên thương hiệu cho doanh nghiệp. Khi đó, cầu được mở rộng giúp hoạt động cung ứng của doanh nghiệp được thúc đẩy và phát triển. Và làm giàu cho doanh nghiệp xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp.
Để khai thác được mưu kế kinh doanh có hiệu quả, cần tìm ra các điểm khác biệt tối ưu. Để thực hiện thành công các ý đồ kinh doanh mà doanh nghiệp khác không biết. Hoặc có biết nhưng cũng không thể làm khác được do không có các thuận lợi, điều kiện phù hợp. Mưu kế kinh doanh sẽ tạo ra các khác biệt cơ bản của doanh nghiệp. Thường phải hướng tới lợi ích trực tiếp cho trải nghiệm, túi tiền hay làm vừa lòng khách hàng.
Mưu kế kinh doanh không có công thức chung cho hoạt động của các doanh nghiệp khác nhau. Nó phải phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp đáp ứng như thế nào? Thương hiệu nội bộ và các giá trị hiện tại doanh nghiệp sở hữu? Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết thực, hướng đến lợi ích nhất định cho khách hàng,… Đây là các yếu tố phản ánh khác nhau trong từng doanh nghiệp.
Kết luận.
Như vậy, trong kinh doanh cần đảm bảo cho nguồn cung cầu. Do đó mà khách hàng chính là yếu tố trọng tâm giúp cho sự thành công trong hoạt động của một doanh nghiệp. Để có thể có được lượng khách hàng ổn định, nghệ thuật phục vụ khách hàng chiếm vị trí quan trọng. Có thể giúp ổn định lượng khách cũ và tìm kiếm khách hàng mới. Nghệ thuật được thực hiện bằng các mưu kế hay chiến lược trong thu hút khách hàng. Từ đó thực hiện các ý đồ kinh doanh, với doanh nghiệp nắm thế chủ động. Mục đích cuối cùng là mang về nguồn lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp.
Đây là chiến lược doanh nghiệp có thể áp dụng với đối tác mua bán, và đặc biệt là khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.