Trong hoạt động đầu tư, các giá trị nhận về với cổ tức được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, các giao dịch được thực hiện cần quan tâm đến thời điểm giao dịch. Bởi phản ánh đối với ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức có thể ảnh hưởng đến lợi ích của một trong hai bên. Vậy ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức là gì? Liên hệ thực tiễn?
Mục lục bài viết
1. Ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức là gì?
Ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức trong tiếng Anh là Ex-Dividend Date.
Khái niệm.
Ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức là ngày theo quy định nếu vào ngày này nếu nhà đầu tư tiến hành mua hoặc bán cổ phiếu của công ty thì không có quyền nhận cổ tức. Tính chất giao dịch và thời điểm lựa chọn có ảnh hưởng nhất định đến cổ tức được nhận. Tùy vào thực tế phản ánh, có thể bên bán sẽ nhận được cổ tức của ngày giao dịch này. Trong khi bên mua thì không. Khi đó, dù tại ngày giao dịch được diễn ra, nhưng các lợi ích nhận về qua cổ tức không được chuyển giao đồng thời.
Để đảm bảo cho các lợi ích của mình, các bên trong giao dịch cần quan tâm đến ngày không hưởng quyền cổ tức. Từ đó đảm bảo cân đối lợi ích cho các bên vói các cổ tức được chuyển giao hợp lý. Với tính chất của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu. Họ cũng cần thời gian trong tính toán hay xác định các lợi nhuận cho các khoản đầu tư. Và theo đó, các giai đoạn khác nhau được phản ánh. Trong đó, ngày ranh giới giữa các giai đoạn khác nhau giúp xác định các giá trị cho cổ tức. Và đó cũng đồng thời được xác định là ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức.
Như vậy có thể hiểu là:
Cần hiểu là ngày này các cổ tức được nhận bởi một trong hai bên ở quan hệ mua bán. Trong khi bên còn lại thì không. Nó vẫn đảm bảo cho cổ tức được chia trong lợi nhuận của công ty dành đến các cổ đông. Tuy nhiên, người được nhận giá trị này được quan tâm. Thông thường, trong ngày này nếu giao dịch được diễn ra, bên bán vẫn có quyền nhận về các giá trị cổ tức. Nó được xem là ngày cuối cùng họ nhận những lợi ích được tính toán với khoản đầu tư. Kể từ ngày sau đó, lợi ích mới được chuyển giao cho bên mua cổ phiếu.
Ngày giao dịch không hưởng quyền nói chung là ngày theo quy định nếu vào ngày này nếu nhà đầu tư tiến hành mua hoặc bán cổ phiếu của công ty thì không có quyền nhận cổ tức hoặc các quyền kèm theo. Các quyền này không được chuyển giao đồng thời tại ngày diễn ra giao dịch. Cho nên các quyền lợi có thể không được đảm bảo khi mua hay bán các cổ phiếu. Nó phản ánh tính chất xác định giá trị cho khoản đầu tư được mua bán trên thị trường.
2. Bản chất của ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức:
– Hàng năm, theo định kì công ty cổ phần sẽ thực hiện trả cổ tức cho các cổ đông. Thông thường là định kì 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm. Như vậy các khoản thời gian này được xác định với ngày đầu tiên và ngày cuối cùng. Trong đó, với ngày thuộc giai đoạn này, các cổ tức sẽ được đảm bảo cho người đang có tính chất sở hữu cổ phiếu. Nếu các giao dịch diễn ra, cần quan tâm đến ngày tiến hành giao dịch. Để có thể xác định được chính xác chủ sở hữu đối với cổ tức sẽ được công ty chi trả.
– Khi một công ty cổ phần quyết định công bố trả cố tức cho cổ đông. Công ty thường gửi một bản thông báo tuyên bố trả cổ tức. Mang đến các thông báo nhằm xác định và nhấn mạnh khoảng thời gian xác định. Để xác định cụ thể những cổ đông được quyền hưởng cổ tức, công ty cổ phần sẽ công bố ngày đăng kí sở hữu (Record Date). Với ngày đó, các tính chất sở hữu được thể hiện với cổ đông nhất định. Nhà đầu tư đó phải có tính chất trong nắm giữ cổ phiếu của công ty thông qua các giấy tờ xác nhận.
Trên cơ sở đó, những nhà đầu tư có tên trong Sổ cổ đông của công ty cổ phần vào ngày đăng kí sở hữu là cổ đông được nhận cổ tức. Đảm bảo cho tính chất sở hữu cũng như mang đến quyền lợi rõ ràng cho cổ đông. Khi đó, trong khoảng thời gian nhất định, cổ tức được chia cho người đang đứng tên sở hữu. Và đương nhiên các giao dịch diễn ra cũng cần tuân thủ tính chất đăng ký cổ đông. Đảm bảo cho chủ sở hữu mới được công ty công nhận trong tính chất sở hữu đối với cổ phần.
– Cổ phiếu của công ty thường xuyên được mua đi bán lại trên thị trường. Tính chất đa dạng trong nhu cầu chuyển nhượng giúp các bên tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên lợi nhuận này lại cần đảm bảo với tính chất sở hữu. Và do vậy cũng thường xuyên có sự thay đổi quyền sở hữu cổ phiếu. Các quyền trong sở hữu cần đảm bảo cho nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận qua mua bán qua lại cổ phiếu.
3. Tính chất phản ánh cụ thể của ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức:
Mặt khác, khi giao dịch xảy ra ở một ngày nhất định – ngày giao dịch (kí hiệu là T). Thì phải sau một số ngày làm việc mới hoàn tất việc thanh toán – ngày thanh toán (T+x). Cũng được hiểu là khoảng thời gian để sở giao dịch hoàn tất thủ tục. Sau đó thì tên của bên mua mới được ghi vào Sổ cổ đông. Các giấy tờ phản ánh chủ sở hữu là căn cứ để các quyền hay lợi ích được thực hiện tương ứng.
– Do vậy, khi nhà đầu tư mua chứng khoán chưa có tên trong danh sách cổ đông vào ngày đăng kí sở hữu thì không được quyền nhận cổ tức. Các tính chất trong lợi ích không được thực hiện. Bên cạnh các nghĩa vụ chưa được hoàn thành.
Căn cứ vào chu kì thực hiện thanh toán, Sở giao dịch công bố ngày giao dịch không được hưởng cổ tức (Ex – Devidend date) chẳng hạn theo chu kì thanh toán T+2. Người đầu tư mua cổ phiếu trước ngày đăng kí sở hữu là một ngày làm việc sẽ không có tên trong sổ cổ đông. Đơn giản bởi tính chất của quyền sở hữu cổ phiếu vẫn đang được ghi nhận cho bên bán. Giao dịch chưa được thanh toán, không đảm bảo cho tính chất chuyển giao quyền hay nghĩa vụ trên thực tế. Vì thế bên mua sẽ không được hưởng quyền nhận cổ tức.
– Trong ngày giao dịch không hưởng quyền. Khi cổ phiếu được giao dịch thì giá của cổ phiếu sẽ được Sở giao dịch điều chỉnh giảm đi một số tiền tương ứng với giá trị của cổ tức sẽ trả cho cổ công. Các điều chỉnh giúp giá trị cho bên mua có thể nhận được là đảm bảo. Cùng với phản ánh giá trị cho cổ phiếu. Giá trị này được cân đối và phản ánh trong ngày đó.
– Tương tự như vậy, trường hợp công ty phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động vốn và dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành. Người đầu tư mua cổ phiếu sẽ không được hưởng quyền ưu tiên mua vào ngày giao dịch không hưởng quyền cổ phiếu (Ex – Right Date). Các bên cần xác định các ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức để đảm bảo các lợi ích muốn nhận về. Thông qua cân đối các lợi ích thực hiện trong giao dịch thực tế.
4. Liên hệ thực tiễn ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức:
Căn cứ vào chu kì thanh toán và ngày đăng kí sở hữu đối với các khoản đầu tư. Cũng như tính chất cho hoạt động cần thực hiện để chuyển quyền sở hữu. Sở giao dịch sẽ công bố ngày giao dịch không được hưởng quyền. Được xem là ngày làm việc của sở để chuyển giao quyền sở hữu cho các nhà đầu tư mới. Đồng thời trong ngày giao dịch không hưởng quyền, Sở giao dịch sẽ điều chỉnh giảm giá loại cổ phiếu đó tương ứng với giá trị của quyền mua cổ phiếu đó.
Các thay đổi này được thực hiện trong hoạt động cần thiết. Trong khoảng thời gian này, các tính chất lợi nhuận vẫn được phản ánh. Ngoài ra, cần quan tâm đến chủ sở hữu của những cổ tức được xác định.
Bên mua khi thực hiện giao dịch mua lại cổ phiếu. Ngoài thực hiện các nghĩa vụ mua với bên bán, cần đảm bảo quyền thông qua việc được ghi tên vào làm cổ đông của doanh nghiệp. Do đó các bên có thể cân đối và xem xét cổ tức được chia cho ai để cân đối chi phí trong giao dịch. Khi cổ phiếu được thông báo chia cổ tức bằng tiền mặt. Thì vào ngày giao dịch không hưởng quyền hay chính xác hơn gọi là ngày giao dịch mà bên mua không hưởng quyền. Giá cổ phiếu sẽ được điều chỉnh giảm tương ứng với giá trị cổ tức được chia.
Ví dụ:
Cổ phiếu trên sàn HoSE có giá thị trường là 15.000 đ/cp vào cuối ngày giao dịch trước đó, được thông báo chia cổ tức 1.000 đồng/cp. Như vậy khi đó Sở giao dịch thực hiện các điều chỉnh giá hợp lý. Thì vào ngày giao dịch không hưởng quyền, giá tham chiếu đầu ngày của cổ phiếu sẽ còn 14.000 đ/cp. Giá trị này được phản ánh trong một hoặc hai ngày nhất định trong tính chất hoạt động.
Vào ngày giao dịch không hưởng quyền đó, nếu bạn đang nắm giữ cổ phiếu và bán nó đi trong ngày này thì bạn vẫn được nhận cổ tức. Còn người mua thì không nhận được cổ tức. Nó được hiểu là tại thời điểm đó, tên của người mua chưa được ghi trong Sổ cổ đông. Thay vào đó bên bán đang đứng tên sở hữu cổ phiếu. Đương nhiên các lợi nhuận đầu tư thể hiện qua cổ tức phải được chia cho bên bán. Và nếu các giao dịch được thực hiện trong ngày đó, các bên hoàn toàn có thể xác định lợi nhuận được chia như thế nào. Từ đó cân đối các chi phí giao dịch phù hợp. Đảm bảo cho các quyền lợi sở hữu mới đối với bên mua.