Ngành thiết kế đồ họa đang trở thành một ngành nóng trong những năm gần đây. Tại sao nó lại trở nên thu hút đến vây? Ngành thiết kế đồ họa học những gì và làm gì sau khi ra trường?
Mục lục bài viết
1. Thiết kế đồ họa là gì?
Thiết kế đồ họa được hiểu là sự kết hợp giữa tư duy sáng tạo và cảm nhận nghệ thuật, thông qua việc sử dụng các công cụ đồ họa để truyền tải những hình ảnh đẹp, ấn tượng và thông điệp sâu sắc đến khán giả. Nó là một loại hình nghệ thuật ứng dụng kết hợp hài hòa giữa hình ảnh, ngôn từ và sự sáng tạo để truyền tải thông tin và ý nghĩa một cách hiệu quả và thú vị thông qua các sản phẩm in ấn hoặc trực tuyến. Thiết kế đồ họa (Graphic Design) có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, dù là tạp chí, poster quảng cáo hay băng rôn tuyên truyền,… Thiết kế đồ họa cũng ngày càng đi lên theo sự nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
1.1 Mô tả công việc thiết kế đồ họa:
– Tiến hành nghiên cứu thông tin và dữ liệu để hoạch định các khái niệm thiết kế sản phẩm. Phát triển ý tưởng dựa trên sản phẩm và yêu cầu của bộ phận hoặc khách hàng.. Xây dựng kế hoạch dự án và xác định các ràng buộc ngân sách chi tiêu cần thiết cho thiết kế
Theo yêu cầu của bộ phận / khách hàng, ý tưởng được cụ thể hóa bằng hình ảnh
Chuẩn bị các mẫu phác thảo để trình bày cho khách hàng trước khi quyết định thiết kế dựa trên các khái niệm chính thức.
Cung cấp bằng chứng “cụ thể” về tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng và được phê duyệt trước khi hoàn thiện thiết kế.
Xây dựng hình ảnh, minh họa, logo,… thông qua phần mềm hoặc thủ công.
Sử dụng màu sắc và bố cục phù hợp cho từng hình ảnh trong khi thiết kế
Làm việc với các giám đốc nội dung, viết quảng cáo và sáng tạo để tạo ra thiết kế cuối cùng hoàn chỉnh nhất
Kiểm tra chất lượng hình ảnh và hiệu suất trên các kênh truyền thông khác nhau.
Chỉnh sửa thiết kế sau khi nhận được phản hồi của khách hàng
Đảm bảo các mẫu thiết kế tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, bố cục, định dạng, kiểu dáng, màu sắc trước khi xuất xưởng hoặc gửi đến các cơ sở in ấn, sản xuất.
Tham gia thực hiện và giám sát quá trình sản xuất thành phẩm.
Phối hợp và hỗ trợ các công việc khác với các bộ phận khác như Nhân sự, Marketing, Kinh doanh, Truyền thông.
1.2. Yêu cầu công việc thiết kế đồ họa:
– Đầu óc sáng tạo tốt, việc tư duy về nghệ thuật sẽ giúp các sản phẩm của bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn. Nhưng bạn có thể học được những kĩ năng này nếu như bạn không có năng khiếu.
– Khả năng bắt trend hoặc tạo trend tốt nhờ các thiết kế của mình. Từ đó tạo ra một xu hướng cho khách hàng, thể hiện cái tôi riêng của mình.
– Thành thạo việc sử dụng các phần mềm và các công cụ thiết kế phổ biến hiện nay như InDesign, Illustrator, Photoshop, …
– Có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc nhóm tốt.
– Khả năng ghi nhớ các yêu cầu của khách hàng, thời gian và chi phí của dự án.
– Khả năng làm việc có phương pháp, có kế hoạch và đáp ứng được các deadline của dự án.
– Cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong việc học thiết kế đồ họa và in ấn. Bạn có thể học trong các trường đào tạo chuyên ngành về Thiết kế đồ họa hoặc các trung tâm việc làm. Ngoài ra giờ các bạn có thể tự học trên các tài liệu được cung cấp trên mạng. Tạo ra những sản phẩm được người ta chú ý thì bạn cũng có thể trở thành một người thiết kế đồ họa.
– Chủ động tìm hiểu và cập nhật các xu hướng thiết kế, công nghệ mới để áp dụng vào công việc.
– Cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết, kiên nhẫn, có khả năng tập trung tư duy sáng tạo, phân tích nội dung thiết kế, truyền tải được ý tưởng của bản thân và kỹ năng giao tiếp tốt.
– Thái độ làm việc tích cực, không ngừng học hỏi, không ngại khó, không ngại thay đổi bản thân để hoàn thành tốt công việc
– Khả năng sắp xếp các công việc tốt, ưu tiên các thứ tự làm việc. Ngoài ra phải có nguyên tắc riêng với bản thân.
Ngành thiết kế đồ họa trong tiếng Anh là “Graphic Designer”
2. Nên học không? Ra trường làm gì?
2.1. Nên học ngành thiết kế đồ họa không?
Trong thời đại hiện nay thì Robot cũng đang thay thế dần sức lao động của con người, nhưng một số công việc đặc thù không thể sử dụng Robot được. NGành thiết kế đồ họa cần một sự sáng tạo, chính vì thế Robot không thể thay thế hoàn toàn được con người. Trong những ngày giãn cách xã hội vì Covid-19, hầu như các hoạt động sản xuất bị đình trệ nhưng những ngành làm việc tại nhà, cụ thể trên máy tính, mạng máy tính lên ngôi. Ngành thiết kế đồ họa là một trong số đó.
Lĩnh vực làm việc rộng: Chuyên viên thiết kế đồ họa đang là một ngành cực kỳ Hot trong những namw trở lại đây. Lĩnh vực làm việc của thiết kế đồ họa vô cùng rộng rãi, từ những tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Không môt doanh nghiệp nào không cần đến thiết kế đồ họa trong quản cáo. Ngành đồ họa mở ra cánh cửa cho rất nhiều nghề từ thủ công đến tự động. Thiết kế đồ họa,m, thiết kế websites, Apps…. đang là những xu hướng trong những năm sắp tới.
Về thu nhập của một Chuyên viên thiết kế đồ họa cũng là một thu nhập đáng mong ước: Với sự gia tăng của mạng Internet và các thiết bị di động thì vai trò nhà thiết kế đồ họa luôn dẫn đầu trong mọi lĩnh vực. Mức lương cơ bản của một người ở Việt Nam chỉ là hơn 4 triệu đồng. Nhưng nếu theo Ngành thiết kế đồ họa thì lượng bạn có thể từ 7 đến 10 triệu đồng cho những sinh viên mới ra trường hoặc có thể tăng gấp nhiều lần nếu như bạn có kinh nghiệm từ 3 đến 4 năm. Thu nhập của bạn có thể dễ dàng gia tăng nếu bạn có thể làm các công việc Freelancer. Lương có thể lên tới con số cả trăm triệu.
Thời gian làm việc linh động: Đối với các công việc sáng tạo thì không gian và thời gian luôn được ưu tiên. Bạn có thể làm việc theo sản phẩm mà không cần quan tâm đến thời gian. Không phải là những công việc văn phòng 8 tiếng một ngày nhàm chán/ Bạn có thể làm việc bất cứ lúc nào miễn là công việc của bạn hoàn thành đúng thời điểm. Phương thức làm việc hiện đại này đang dần trở thành một xu hướng làm việc trong tương lai.
Không gian làm việc mở: Chỉ cần một chiếc máy tính và mạng Internet thì bạn có thẻ làm việc ở bất kì đâu trên thế giới này. Công việc thiết kế cần một không gian hợp lý thì sẽ kích thích sự sáng tạo của nhà thiết kế. Từ đó tạo ra các sản phẩm đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng với khách hàng hơn.
Môi trường làm việc năng động: thường những công việc này đòi hỏi một đội ngũ nhân lực trẻ rất lớn. Chính vì thế sự năng động và bắt trend luôn là hàng đầu trong các lĩnh vực. Chính vì vậy, môi trường làm việc này thường rất vui vẻ và thoải mái.
2.2. Ra trường làm gì?
Công việc chính của một thiết kế đồ họa bao gồm: Thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu công ty, thiết kế Logo, vật phẩm cho sự kiện, thiết kế ấn phẩm trên digital marketing, hỗ trợ hoạt động Marketing- truyền thông, quản lý chất lượng in ấn, quản lý, lưu trữ các file tài liệu thiết kế., thực hiện việc hướng dẫn công việc cho nhân viên mới khi được yêu cầu., tham gia các cuộc họp của bộ phận, làm các báo cáo công việc định kỳ – đột xuất và thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của quản lý.
3. Lộ trình thăng tiến trong ngành thiết kế đồ họa:
Người thiết kế đồ họa sơ cấp: Công việc này tập trung phần lớn vào những việc vất vả mà các designer khác không muốn làm như lên layouts, vẽ logos, lặp lại quá trình vẽ logo, tinh chỉnh typefaces và màu sắc. Cũng có những giai đoạn brainstorming ý tưởng và phác thảo thiết kế. Tất cả được thực hiện dưới sự giám sát của Senior Designers. Việc này giúp bạn có cơ hội học tập và phát triển từ những người có kinh nghiệm hơn
Người thiết kế đồ họa: Công việc này tập trung vào phạm vi rộng hơn, tham gia vào toàn bộ quá trình từ lên concept tới layout và artwork cuối cùng. Công việc bao gồm cả việc nói chuyện trực tiếp với khách hàng. Hàm lượng sáng tạo cao hơn Junior Designer nhưng vẫn dưới sự giám sát của Senior Designer
Nhà thiết kế đồ họa cấ cao: Công việc này bao gồm một loạt các trách nhiệm phức tạp, từ gặp khách hàng tới kiểm soát toàn bộ chiến dịch quảng cáo. Công việc nói chung bao gồm mọi thứ từ lên concept và design từ đầu chí cuối. Các giám đốc (directors) sẽ theo dõi công việc của bạn. Tuy nhiên mức độ sáng tạo cao hơn hẳn và bị sẽ nắm đầu Junior và các Designers khác hoàn thiện các dự án lớn
Quản lý: Công việc này tương tự với Senior Graphic Designer nhưng tập trung hơn vào việc kiểm soát các công việc thiết kế khác nhau và công việc hàng ngày. Có trách nhiệm phân công công việc và có thể bao gồm tuyển dụng nhân sự, thực hiện đánh giá năng lực và điều phối nguồn lực để đảm bảo công việc của Designer có kết quả cao nhất
Art Director: Đây là vị trí tranh cãi nhất trong một công ty Graphic Design. Sự tập trung chuyển dịch từ bản thân design sang vai trò marketing của Design nhưng vẫn có chỗ cho sự sáng tạo. Thường xuyên gặp gỡ khách hàng để xây dựng yêu cầu, làm việc với các Art Directors và Senior Designer để để đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng