Thời buổi kinh tế sôi động, nguồn tiền ra và nguồn tiền vào doanh nghiệp có những diễn biến phức tạp theo từng giờ đã khiến cho tài chính doanh nghiệp trở thành vấn đề được đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngành tài chính doanh nghiệp là gì? Học gì và ra trường làm gì?
Mục lục bài viết
1. Ngành tài chính doanh nghiệp là gì?
Tài chính doanh nghiệp được biết đến là thuật ngữ dùng để nhằm mục đích có thể mô tả các hoạt động có sự liên quan đến hệ thống quản lý tài chính doanh nghiệp. Theo đó, hoạt động liên quan đến hệ thống quản lý tài chính doanh nghiệp này gắn liền với việc thực hiện kiểm soát dòng tiền ra vào doanh nghiệp sao cho hợp lý và tạo ra được lợi nhuận cho doanh nghiệp đó. Các chủ thể là những người nhân viên hiện đang làm việc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp này sẽ phải đọc và thực hiện phân tích các bản báo cáo tài chính về lợi nhuận hoặc lỗ của doanh nghiệp để nhằm mục đích có thể thông qua đó xây dựng bảng cân đối kế toán phù hợp.
Trong thời điểm những báo cáo tài chính được đưa ra chỉ ra hoạt động kinh doanh của tổ chức có vấn đề, doanh nghiệp hiện đang thiếu hụt nguồn vốn thì chủ thể là người quản lý tài chính doanh nghiệp phải thiết lập đối sách để nhằm mục đích có thể khắc phục nó. Thông thường, chủ thể là người làm tài chính sẽ dựa vào bảng cân đối kế toán để có thể thông qua đó tìm cách giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, ngành tài chính doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay là một trong công cụ quan trọng trong hệ thống tài chính của mỗi doanh nghiệp.
2. Những công việc của ngành tài chính doanh nghiệp:
Các chủ thể là những sinh viên tài chính doanh nghiệp sau khi ra trường thì sẽ có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, các bạn sinh viên cũng sẽ có những cơ hội có được một việc làm tốt và có khả nang thăng tiến cao. Các lĩnh vực mà chúng ta có thể kể đến cụ thể như kinh doanh tiền tệ, đầu tư tài chính, quản lý tài chính – kế toán, thẩm định dự án và nhiều công việc khác.
Các công việc tiêu biểu được đánh giá là có mức thu nhập cao trong xã hội đối với ngành tài chính doanh nghiệp cụ thể như:
– Thứ nhất: quản lý bất động sản:
Người quản lý bất động sản được hiểu cơ bản chính là người có nhiệm vụ thực hiện đánh giá và bảo đảm các tài sản thương mại của doanh nghiệp. Người quản lý bất động sản có trách nhiệm cần phải đánh giá được giá trị tài sản, dự báo cụ thể được mức đầu tư của tài sản đó theo thời gian. Những Người quản lý bất động sản thường không hoạt động độc lập mà họ sẽ cần phải hợp tác với những người khác về tài chính để nhằm mục đích đảm bảo đưa ra được những quyết định tối ưu và đúng đắn nhất nhằm mục đích để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
– Thứ hai: Kế toán doanh nghiệp:
Học tài chính doanh nghiệp có thể làm kế toán doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp được biết đến là một chức vụ rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Người kế toán doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm theo dõi tình hình tài chính công ty, lên các bản báo cáo tài chính tổng hợp và người kế toán doanh nghiệp cũng có trách nhiệm cần phải giúp đỡ dối với giám đốc điều hành đưa ra những kế hoạch, chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp cũng như những dự kiến ở mức cho phép. Người kế toán doanh nghiệp cũng sẽ đánh giá hoạt động tài chính của công ty và phải đảm bảo những hoạt động này tuân thủ quy định của Nhà nước.
– Thứ ba: Chuyên viên phân tích tài chính:
Chuyên viên phân tích tài chính được hiểu cơ bản là việc các chủ thể thực hiện quá trình đánh giá doanh nghiệp, dự án, ngân sách và các hoạt động khác liên quan đến vấn đề tài chính để nhằm mục đích có thể xác định hiệu xuất cũng như tính phù hợp của chúng. Thông thường thì nghiệp vụ phân tích tài chính này sẽ được sử dụng nhằm mục đích để thực hiện phân tích một đơn vị có kinh tế có tính ổn định, lưu động , khả năng thanh khoản và liệu có đủ sinh lời để nhằm mục đích có thể đảm bảo cho nguồn đầu tư hay không.
Các chủ thể là những chuyên gia phân tích tài chính là người sẽ đưa ra các khuyến nghị kinh doanh cho các chủ thể là những doanh nghiệp hay đơn vị hay tổ chức dựa trên những phân tích của chính bản thân mình về các yếu tố khách quan cụ thể như là những xu hướng thị trường, tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Các chủ thể cũng sẽ cần phải có những cái nhìn tổng quan và cụ thể về hiệu qủa hoạt động của các loại tài sản, trái phiếu, hàng hóa cùng các khoản đầu tư khác rồi các doanh nghiệp đó mới có thể thông qua đó đưa ra lời khuyên một cách chi tiết cho ban lãnh đạo công ty
– Thứ tư là thủ quỹ:
Thủ quỹ được hiểu cơ bản là người chịu trách quản lý tài chính cho một công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Thủ quỹ có chức năng kiểm soát toàn bộ hoạt động thu chi phát sinh trong cơ quan cụ thể như phiếu thu, phiếu chi, ký xác nhận, giao liên, tạm ứng và lưu trữ toàn bộ giấy tờ liên quan cụ thể đến vấn đề này. Công việc cơ bản của một người thủ quỹ đó chính là thực hiện thanh toán tất cả các chi phí của công ty theo đúng như quy trình, thủ quỹ cũng sẽ cần phải thực hiện việc thu chi tài chính và có trách nhiệm quản lý tiền mặt của công ty, lưu trữ đối với các loại giấy tờ thu chi tiền, làm việc với chủ thể là kế toán tổng hợp cụ thể về số dư tồn quỹ nhằm mục đích để có thể phục vụ các mục tiêu kinh doanh hay đảm bảo việc chi trả lương, bảo hiểm, phúc lợi khác cho các chủ thể là những nhân viên.
3. Các công việc của tài chính doanh nghiệp:
Một số các công việc của tài chính doanh nghiệp bao gồm:
– Đọc báo cáo tài chính là một công việc của tài chính doanh nghiệp:
Công việc đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp được nói ở đây chính là các chủ thể sẽ thực hiện việc đọc bảng sao kê lợi nhuận và thua lỗ cho biết doanh nghiệp của chủ thể đó liệu có kiếm được nhiều hơn chỉ tiêu hoặc ngược lại hay không.
Bảng cân đối cũng sẽ góp phần có thể chỉ rõ ra lợi nhuận và thua lỗ của doanh nghiệp cụ thể diễn ra như thế nào, lợi nhuận và thua lỗ của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới giá trị thực của công ty bạn tại một thời điểm cụ thể.
Các báo cáo về lưu chuyển tiền tệ cũng sẽ cung cấp thông tin về cách mà các quỹ tiền tệ chảy vào doanh nghiệp của các chủ thể theo thời gian.
Tài chính doanh nghiệp đan xen các thông tin này vào với nhau. Nếu như doanh nghiệp của các chủ thể trong giai đoạn hiện tại đang có lợi nhuận nhưng doanh nghiệp đó lại không có vốn lưu động, tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thấy được tiền của mình đã đi đâu.
– Lập kế hoạch chiến lược là một công việc của tài chính doanh nghiệp:
Tài chính doanh nghiệp được hiểu cơ bản chính là một công cụ quan trọng giúp cho việc lập kế hoạch chiến lược, cung cấp cho các doanh nghiệp một nền tảng tài chính giúp thực hiện các dự án và kế hoạch.
Nếu như các chủ thể có ý định giới thiệu một sản phẩm mới, tài chính doanh nghiệp sẽ giúp các chủ thể đó có thể biết cần phải chi trả bao nhiêu ngoài mặt bằng, tổng hợp được những thông tin cụ thể được đưa ra về nghiên cứu và phát triển, nâng cấp tiếp thị và các chi phí thiết bị. Tài chính doanh nghiệp cũng giúp cho các chủ thể có thể dự đoán và tính toán ra số lượng sản phẩm mới mà các chủ thể sẽ cần phải bán ra để nhằm mục đích có thể bù đắp chi phí ban đầu khi tung ra sản phẩm.
Các kế hoạch chiến lược được tạo ra cũng chính là một phần của tài chính doanh nghiệp, các kế hoạch chiến lược giúp cho các chủ thể có thể xác định xem công ty của các chủ thể đó có thể đáp ứng được các mục tiêu tài chính dài hạn hay ngắn hạn hay không.
– Thực hiện việ quản lý các tùy chọn tài chính là một công việc của tài chính doanh nghiệp:
Trong trường hợp doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về dòng tiền, tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp đó có thể hiểu và đưa ra các tùy chọn tài chính cho các chủ thể.
Thông qua việc tính toán các khoản thanh toán tiền lãi và tiền gốc, kết hợp thông tin về các khoản thanh toán tiền lãi và tiền gốc với báo cáo tài chính hiện tại và trong tương lai, các chủ thể cũng sẽ có các lựa chọn mức vay phù hợp nhất và lên kế hoạch trả nợ.
Kế hoạch và chiến lược này sẽ giúp cho các chủ thể có thể sở hữu nhiều tiền hơn trong thời gian dài. Tuy nhiên để nhằm mục đích có thể thực hiện được những công việc trên sao cho thành công nhất đòi hỏi các chủ thể cần phải sở hữu kỹ năng tài chính doanh nghiệp.