Quản lý nhà hàng khách sạn là một ngành học trong định hướng nghề nghiệp. Với tính chất giảng dạy tại các trường đại học, mang đến các định hướng cho tiếp cận công việc trong tương lai. Các triển vọng của ngành mang đến công việc trong nhà hàng, khách sạn với chuyên môn của người quản lý. Vậy ngành quản lý nhà hàng khách sạn là gì? Ra trường làm gì?
Mục lục bài viết
1. Ngành quản lý nhà hàng khách sạn là gì?
Quản lý nhà hàng khách sạn trong tiếng Anh được dịch là Hotel and Restaurant Management.
Quản lý nhà hàng khách sạn là công việc được thực hiện trong dịch vụ nhà hàng khách sạn. Trong đó, ngành học mang đến các kiến thức trong hoạt động quản lý. Người học tổ chức xâu chuỗi thành những kinh nghiệm cần thiết để phục vu cho tính chất công việc. Bao gồm các hoạt động về hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra mọi cá thể và hoạt động, quy trình diễn ra trong cơ sở kinh doanh lưu trú và ẩm thực. Như khách sạn, resort, nhà hàng, trung tâm hội nghị tiệc cưới…
Với tính chất đó, các kinh nghiệm không chỉ đến từ hoạt động quản lý, mà còn cả các kiến thức thực tế trong các công việc từ cơ bản nhất. Giúp đúc rút các kỹ năng cần thiết và tố chất của người quản lý. Làm chủ các công việc diễn ra trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp. Mang đến các cung cấp dịch vụ tốt nhất cho cảm nhận của khách hàng. Quản lý hiệu quả khi xác định được chiến lược và cụ thể kế hoạch cần thực hiện. Giám sát quá trình triển khai kế hoạch cũng như các hoạt động phục vụ trên thực tế. Nắm bắt và kiểm tra, sát sao đối với mọi cá thể trong đội ngũ.
Các công việc trong ngành.
Đây là một ngành học cũng như công việc được tổ chức trên thực tế. Gắn với nhu cầu sử dụng dịch vụ trong nhà hàng, khách sạn của khách hàng. Trong dịch vụ cung cấp, các cảm nhận và sự trải nghiệm giúp đánh giá hiệu quả đáp ứng công việc. Do đó người quản lý và các bộ phận khác phải đảm bảo thực hiện hiệu quả các công việc của mình. Bên cạnh tích chất giám sát và điều chỉnh cần thiết. Đặc biệt khi các nhu cầu ngày càng cao được phát triển với nhóm ngành công nghiệp này.
Người quản lý là bộ mặt phản ánh hiệu quả trong dịch vụ đáp ứng đến khách hàng. Cũng như những kế hoạch được xây dựng có phù hợp không, có được đảm bảo triển khai hiệu quả trên thực tế hay không. Cương vị người quản lý ngày càng trở nên tất yếu và quan trọng do họ góp phần rất lớn vào thành công của nhà hàng, khách sạn. Và để đảm bảo cho các kỹ năng, năng lực và trình độ được phản ánh, người quản lý cần nhuần nhuyễn từ những công việc cơ bản nhất. Vừa mang đến các tính chất hiểu rõ công việc, đánh giá năng lực nhân viên và đưa ra quyết định phù hợp.
Tính chất.
Nhà hàng – Khách sạn là ngành công nghiệp không khói. Cũng như gắn với một phần của ngành cung cấp các dịch vụ trong tận hưởng, trải nghiệm. Cho nên người quản lý hay cả những nhân viên cũng cần có kỹ năng tốt trong xử lý những công việc phát sinh. Mang đến sự tự nhiên và hiệu quả nhất trong tính chất của dịch vụ dành cho khách hành.
Ngành này với đặc thù gắn liền phương châm hoạt động chính là mang lại cho khách hàng cảm giác thoải mái, vui vẻ và hài lòng nhất với từng dịch vụ mà họ trải nghiệm. Muốn có được phản hồi hay đánh giá tốt, người quản lý trước tiên phải làm tốt công tác tư tưởng và lãnh đạo. Đưa ra những chiến lược và hoạt động cần thiết. Để có thể tạo nên bầu không gian tổng hòa đáp ứng được tiêu chí “hiếu khách” đặc thù của ngành, mỗi bộ phận trong nhà hàng, khách sạn phải liên kết chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng dưới sự chỉ đạo của người đảm nhận vị trí quản lý.
2. Mô tả công việc ngành quản lý nhà hàng khách sạn:
Ngành cung cấp nguồn nhân lực đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong hoạt động cung cấp dịch vụ. Bao gồm điều hành, tổ chức, hoạch định, giám sát, kiểm tra, đánh giá… mọi cá thể và chu trình hoạt động bên trong nhà hàng, khách sạn. Do đó mà các tính chất trong phản ánh công việc cũng mang đến sự đặc thù. Công việc quản lý với tính chất phản ánh trong quy mô hay cơ cấu khác nhau của nơi làm việc. Qua đó mà các trách nhiệm quản lý và vai trò của người quản lý cũng được phản ánh khác nhau. Tuy nhiên, công việc chính của quản trị viên Nhà hàng – Khách sạn sẽ xoay quanh các hoạt động sau:
– Quản trị nhân sự: Các tính chất trong tuyển dụng, sắp xếp và bố trí công việc cho nhân viên.
– Quản tri hoạt động tài chính: Xoay quanh hiệu quả phản ánh trong doanh thu. Như theo dõi để đề ra các biện pháp tăng doanh thu thực tế.
– Giải quyết khiếu nại khách hàng: Theo dõi và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng phản ánh trong các giai đoạn khác nhau. Trực tiếp tham gia vào giải quyết các khiến nại hay tình huống xấu mà nhân viên khó tháo gỡ. Xây dựng các kế hoạch và mối quan hệ tốt với khách hàng.
Ngoài ra, ngành Quản lý Nhà hàng – Khách sạn còn thực hiện nhiều công việc khác trên thực tế. Gắn với các khả năng của người quản lý cũng như quy mô hoạt động của công ty. Bao gồm các khía cạnh khác như Quản trị cơ sở vật chất, Quản trị chất lượng phục vụ, Quản lý thương hiệu… Tất cả đều đòi hỏi kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng nghiệp vụ thành thục. Như vậy các kinh nghiệm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đến khi thực hiện các công việc khác nhau đều xây dựng nền tảng tốt. Đảm bảo cho những đánh giá và quyết định đưa ra.
3. Ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau tại các nhà hàng, khách sạn với môi trường làm việc năng động và thu nhập cao. Các bước thăng tiến được xây dựng với lộ trình cụ thể. Trong đó, với mỗi bước khởi đầu, người làm việc có thể có được định hướng về công việc mơ ước trong tương lai. Tính chất trong năng lực và kỹ năng của nhân sự cần thiết phản ánh trong hiệu quả công việc.
Lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn hiện tại là ngành rất khát nhân lực. Bởi tính chất của công việc được phản ánh đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn có thể đảm nhiệm tốt nhiều bộ phận khác nhau. Với các nền tảng của kiến thức cho đến các tiếp cận thực tế. Từ cấp bậc nhân viên như lễ tân tiền sảnh, nhân viên giặt là. Cho đến vị trí cao như quản lý nhà hàng, quản lý buồng phòng… tại các nhà hàng, khách sạn, resort, trung tâm hội nghị và cơ quan du lịch. Các cấp bậc nhân viên mang đến các trải nghiệm tiếp xúc và kinh nghiệm quan sát, làm việc đầu tiên.
Bạn có thể tham khảo lộ trình nghề nghiệp của một vài vị trí trong ngành như sau:
Phục Vụ Bàn.
Với định hướng cho mục đích làm việc trong nhóm công việc liên quan trực tiếp đến ẩm thực. Nhân viên phục vụ bàn có những kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B. Đây là vị trí khởi đầu cơ bản để bạn quan sát các nhu cầu trên thực tế. Đánh giá và phán đoán nhu cầu khách hàng. Hay quan sát cách thức và hiệu quả quản lý và những chức vụ khác. Rút ra những kinh nghiệm cần thiết và quan trọng mà không được trường lớp đào tạo. Cộng với những kỹ năng của bản thân được sử dụng hiệu quả, linh hoạt. Có thể mang đến một lộ trình thăng tiến tốt.
Phục vụ bàn => Trưởng ca => Giám sát => Quản lý nhà hàng => Quản lý F&B => Giám đốc F&B
Lễ Tân
Phù hợp với bộ phận trong giao tiếp và tiếp xúc với khách hàng từ những bước đầu tiên. Mang đến thương hiệu cho nơi làm việc. Cùng với những hướng dẫn cần thiết đầu tiên cho nhu cầu của khách hàng được đáp ứng. Lễ tân có thể mang đến các trải nghiệm và nhu cầu của khách hàng ở các mức độ khác nhau. Đối tượng này làm việc trong khách sạn. Khi đó, các kỹ năng mềm được vận dụng linh hoạt có thể giúp họ nắm bắt được tâm lý khách hàng. Từ đó mang đến các giới thiệu cho dịch vụ sử dụng tốt nhất.
Tùy theo năng lực và trình độ, cũng như các lợi ích tìm kiếm về cho khách sạn. Nếu giỏi bán phòng, dịch vụ thì mức thu nhập có thể rất cao. Nó cũng gắn với các yêu cầu khác nhau trong tuyển dụng phản ánh năng lực, kinh nghiệm hay trình độ. Lễ tân 3 sao trở xuống có thể thấp hơn (nhưng yêu cầu tuyển dụng sẽ thấp hơn 4 – 5 sao).
Lộ trình thăng tiến: Lễ tân => Giám sát lễ tân => Trưởng bộ phận lễ tân => Phó tổng giám đốc => Tổng giám đốc
Nhân Viên Làm Phòng
Nhân viên này tiếp xúc trực tiếp với những dịch vụ sẽ cung cấp đến khách hàng. Lộ trình thăng tiến cũng gắn liền với tính chất quản lý cho nhu cầu về phòng ốc cho khách hàng. Lương khởi điểm cho nhân viên buồng phòng ở khách sạn 4 – 5 sao là 5 – 6 triệu đồng. Chưa tính tiền tip, bonus, phụ cấp, phúc lợi từ khách sạn. Họ tiếp xúc với các thức tinh tế, khéo léo để mang đến không gian phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng. Nắm bắt tâm lý từ những thể hiện nhỏ nhất, nhưng thể hiện sự chịu khó quan sát và tinh tế.
Lộ trình thăng tiến: Nhân viên buồng phòng => Giám sát tầng => Giám sát buồng phòng => Trưởng bộ phận buồng phòng => Phó tổng giám đốc => Tổng giám đốc.