Vào giai đoạn hậu trung đại, tại các nước Tây Âu đã hình thành nên các thành thị với hoạt động mua bán thương mại vô cùng nhộn nhịp, tạo ra những chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Ngành kinh tế chủ yếu trong các thành thị Tây Âu trung đại, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Ngành kinh tế chủ yếu trong các thành thị Tây Âu trung đại:
A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.
B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. công nghiệp và thủ công nghiệp.
D. nông nghiệp và công nghiệp.
Đáp án đúng là: B
2. Kinh tế thành thị Tây Âu trung đại:
Trong thế kỷ XI, sức sản xuất trong xã hội Tây Âu đã trải qua những biến đổi đáng kể.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, công cụ sản xuất được cải thiện, kỹ thuật canh tác tiến bộ và hoạt động khai hoang được đẩy mạnh. Diện tích canh tác tăng lên và sản phẩm nông nghiệp ngày càng được sản xuất nhiều hơn. Tình trạng này dẫn đến sự xuất hiện của nhiều sản phẩm dư thừa, từ đó nảy sinh nhu cầu trao đổi và mua bán.
Trong lĩnh vực thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra mạnh mẽ. Trước tình hình này, để tối ưu hóa điều kiện cho hoạt động sản xuất, các thợ thủ công đã tập trung tại các điểm giao thông chính, bến cảng và những nơi có lưu lượng người qua lại đông đúc để lập các xưởng sản xuất và điều hành hoạt động buôn bán. Từ đó, các thành thị đã được hình thành và thường được lãnh chúa địa phương lập ra.
Trong thành thị, dân cư chủ yếu bao gồm các thợ thủ công và thương nhân. Họ thường tổ chức thành các phường hội và thương hội nhằm giữ cho mình độc quyền trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, các tổ chức này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các thành viên và đấu tranh chống lại sự áp bức và sự can thiệp của lãnh chúa địa phương.
Các phường hội và thương hội thường tổ chức các cuộc họp, buổi gặp gỡ để thảo luận và quyết định về các vấn đề liên quan đến việc sản xuất, thương mại và quản lý.
Bằng cách hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, các phương hội và thương hội không chỉ giúp cư dân thành thị củng cố và mở rộng sự ảnh hưởng của họ, mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh và sản xuất ổn định và phát triển. Đồng thời, họ cũng đóng góp vào sự phát triển của các thành thị và tạo ra một cộng đồng dân cư mạnh mẽ và đoàn kết.
Việc thành lập các thành thị đã mang lại nhiều lợi ích đa chiều. Về mặt kinh tế, chúng đã phá vỡ cấu trúc tự cung tự cấp, thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia. Trong lĩnh vực chính trị, sự ra đời của các thành thị đã đóng góp tích cực vào việc loại bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng một chế độ phong kiến tập quyền và thúc đẩy sự thống nhất quốc gia và dân tộc. Xã hội cũng đã chứng kiến sự giải thể của chế độ nông nô, cùng với sự phát triển về mặt văn hóa. Thành thị không chỉ là trung tâm kinh tế và chính trị mà còn là trung tâm văn hóa, mang lại không khí tự do và nhu cầu mở rộng tri thức. Nhờ vào sự phát triển của các thành thị đã tạo điều kiện cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
Như vậy, vai trò của các thành thị trong thời Trung Cổ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế và chính trị, mà còn lan rộng đến mọi khía cạnh của xã hội và văn hóa. Điều này đã được Karl Marx mô tả như “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại
3. Câu hỏi trắc nghiệm về Tây Âu trung đại:
Câu hỏi 1: Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu
A. chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu.
B. chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.
C. chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.
D. thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.
Câu hỏi 2: Nội dung nào không phản ánh đúng việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ La Mã?
A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.
B. Xâm chiếm đất đai của người La Mã.
C. Phong tước vị cho quý tộc thị tộc người Giéc-man.
D. Duy trì tôn giáo nguyên thuỷ của người Giéc-man.
Câu hỏi 3: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu cho đến thế kỉ IX là
A. trang trại.
B. lãnh địa.
C. phường hội.
D. thành thị.
Câu hỏi 4: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?
A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.
B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,…
C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.
Câu hỏi 5: Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
A. nông dân.
B. nô lệ.
C. nông nộ.
D. nông dân tự canh.
Câu hỏi 6: Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?
A. Vương quốc Tây Gốt.
B. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông.
C. Vương quốc Đông Gốt.
D. Vương quốc Phơ-răng.
Câu hỏi 7: Quyền “miễn trừ mà nhà vua ban cho lãnh chúa trong thời kì trung đại ở Tây Âu là
A. nhà vua không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa
B. các lãnh chúa lớn không phải đóng thuế cho nhà vua.
C. lãnh chúa không phải chịu bất cứ hình phạt nào của nhà vua.
D. lãnh chúa không phải đóng góp về quân sự khi có chiến tranh.
Câu hỏi 8: Để thoát khỏi lãnh địa, một số thợ thủ công đã
A. bỏ trốn khỏi lãnh địa.
B. tập hợp lực lượng để chống lại lãnh chúa phong kiến.
C. dùng tiền chuộc lại thân phận của mình.
D. bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận.
Câu hỏi 9: Cư dân sống trong các thành thị trung đại Tây Âu chủ yếu là
A. thợ thủ công, thương nhân.
B. lãnh chúa, quý tộc.
C. thợ thủ công, nông dân.
D. lãnh chúa, thợ thủ công.
Câu hỏi 10: Ngành kinh tế chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là
A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.
B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. công nghiệp và thủ công nghiệp.
D. nông nghiệp và công nghiệp.
Câu hỏi 11: Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của thành thị trung đại Tây Âu?
A. Thủ tiêu nền kinh tế của lãnh địa.
B. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá.
C. Đưa đến sự ra đời của tầng lớp thị dân.
D. Mang lại không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.
Câu hỏi 12:
Hãy xác định các câu sau đây đúng hoặc sai về nội dung lịch sử.
A. Hoạt động kinh tế chủ đạo trong các thành thị trung đại là nông nghiệp.
B. Lãnh địa là đơn vị kinh tế khép kín.
C. Các lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của nô lệ.
D. Những nông dân tự do bị mất ruộng đất, phải lĩnh canh ruộng đất để cày cấy, trở thành nông nô.
E. Thành thị ra đời góp phần xây dựng nền văn hoá mới của tầng lớp thị dân.
Lời giải:
– Những câu đúng là: b), d), e)
– Những câu sai là: a), c)
Câu hỏi 13:
Hãy xác định các ý trả lời đúng cho câu hỏi sau.
Câu hỏi: Trong các ý sau đây, ý nào nói về vai trò của các thành thị trung đại đối với xã hội phong kiến Tây Âu?
A. Một số thành thị do các lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ các thành thị cổ đại.
B. Tầng lớp thị dân mới được hình thành đòi hỏi phải xây dựng nền văn hoá mới.
C. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị dần phá vỡ tính tự nhiên của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.
D. Thành thị ra đời góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến tập quyền.
E. Cư dân sống trong các thành thị chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.
Lời giải:
– Các ý đúng là: C, D