Sự phát triển của các quốc gia luôn chú trọng vào các ngành công nghiệp trọng điểm, đây là các ngành có vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh tế của đất nước. Vây cùng tìm hiểu ngành công nghiệp trọng điểm là gì? Vai trò và đặc điểm?
Mục lục bài viết
1. Ngành công nghiệp trọng điểm là gì?
Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành công nghiệp gắn với chiến lược phát triển kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp và sản lượng của nó rất cần thiết cho sự vận hành thành công của nhiều ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp trọng điểm được xác định dựa trên chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia, phụ thuộc vào nhiều yếu tố để xác định.
Ví dụ về ngành công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam: Công nghiệp chế biến lượng thực, thực phẩm; công nghiệp năng lượng; công nghiệp cơ khí; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,….
Ngành công nghiệp trọng điểm trong tiếng Anh là “Key industry“
2. Đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm:
– Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài dựa trên nguồn tài nguyên và lao động. Ví dụ đối với công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển gắn với nguồn nguyên liệu và nhu cầu của thị trường tiêu thụ, nên thường phân bố ở các vùng nguyên liệu và các đô thị lớn. Chẳng hạn như công nghiệp chế biến đường mía dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ nên phân bố tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Công nghiệp chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt phát triển mạnh ở các đô thị lớn (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) do nhu cầu tiêu thụ tại chỗ lớn. Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm không yêu cầu về nguồn lao động khắt khe, thế hệ lao động cũng khá đa dạng, hơn nữa dân số đông cũng đang đáp ứng đủ điều kiện về lao động đối với ngành công nghiệp trọng điểm này.
Hay đối với công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đây là ngành có thế mạnh lâu dài do có nguồn lao động dồi dào (dân số đông, nguồn lao động phong phú; giá nhân công rẻ hơ nhiều với các nước trong khu vực, là điều kiện thuận lợi cho việc hạ giá thành sản phẩm và tham gia lao động gia công hàng xuất khẩu); thị trường tiêu thụ rộng lớn (thị trường trong nước do dân số động, mức sống đang gia tăng, nhu cầu rất lớn; thị trường xuất khẩu bao gồm thị trường truyền thống và thị trường khó tính như Châu Âu, Châu Mỹ).
– Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ, đối với công nghiệp năng lượng, ngành công nghiệp này đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Than, dầu thô còn có xuất khẩu. Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
– Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có tác động đến các ngành kinh tế khác, chặng hạn như ngành công nghiệp nặng lượng phát triển, đi trước một bước nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm,…phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa. Hay ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí,…
3. Vai trò của ngành công nghiệp trọng điểm:
– Công nghiệp trọng điểm là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân bao gồm tất cả các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, các xí nghiệp công nghiệp thực hiện chức năng khai thác, chế biến, sửa chữa. Sản phẩm của công nghiệp là toàn bộ công cụ lao động phần lớn đối tượng lao động và vật phẩm tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của xã hội . Công nghiệp trở thành một ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập. Đó chính là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Trong nền kinh tế hàng hóa phát triển, sản xuất công nghiệp hoạt động theo nhu cầu của các quan hệ sản xuất hàng hóa như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,…
– Phát triển công nghiệp trọng điểm tác động mạnh mẽ tới sự phân bố của ngành sản xuất.
– Đẩy mạnh cách mạng khoa học, công nghệ ứng dụng vào phát triển kinh tế quốc dân.
– Thu hút vốn đầu tư, mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia khác.
– Nâng cao năng lực quốc phòng và phòng thủ cho đất nước.
Bên cạnh các vai trò trên, ngành công nghiệp trọng điểm còn mang những vai trò quan trọng của ngành công nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân, cụ thể:
Công nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, trình độ phát triển của công nghiệp là một trong những tiêu chuẩn đanh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong những năm qua, công nghiệp nước ta đã trải qua một quá trình lịch sử đầy thử thách gay go, ác liệt để tồn tại và phát triển. Công nghiệp nước ta đã bước đầu xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Trong quá trình phát triển, công nghiệp được vận động theo một trình tự nhất định như sau: Công nghiệp với tư cách là một loại lao động sản xuất nằm trong nông nghiệp do người nông dân sử dụng thời gian nông nhàn để sản xuất ra các sản phẩm thủ công nghiệp có tính chất tự cấp tự túc phụ thuộc nền kinh tế nông nghiệp. Như C. Mác đã chỉ ra đó là sự phụ thuộc có tính chất nguyên thủy của công nghiệp đối với nông nghiệp . Công nghiệp tách khỏi nông nghiệp dưới hình thức nghề thủ công nghiệp độc lập. Nền sản xuất đó là nền sản xuất hàng hóa nhỏ. Quá trình phát triển công nghiệp từ nền sản xuất hàng hóa nhỏ lên nền đại công nghiệp cơ khí qua 3 giai đoạn đó là: hợp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí.
Quá trình phát triển của công nghiệp trọng điểm vừa thể hiện sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội vừa thể hiện trình độ phát triển của nền sản xuất hàng hóa trong sản xuất công nghiệp cũng như ảnh hưởng của sự phát triển sản xuất công nghiệp đến trình độ phát triển sản xuất hàng hóa nói chung của nền kinh tế quốc dân . Nghiên cứu lịch sử phát triển công nghiệp cho thấy: “Công nghiệp không chỉ tái sản xuất cơ sở vật chất cho xã hội mà còn tái sản xuất ra các quan hệ sản xuất khác nhau trên bước đường phát triển của mình. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, công nghiệp là một phạm trù kinh tế với nhiều hình thức phát triển ở mức độ khác nhau như: công nghiệp gia đình, thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp, công nghiệp hiện đại, công nghiệp tư bản chủ nghĩa, công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Nhưng đặc điểm chủ yếu của công nghiệp được biểu hiện trong việc áp dụng rộng rãi các hình thức phân công có tính chất kỹ thuật, trong sản xuất, sản phẩm có sự tồn tại của hệ thống máy móc, tính liên tục của quá trình sản xuất. Sản xuất công nghiệp có tính chuyên môn hóa.
Quá trình phát triển sản xuất công nghiệp cả về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như kinh tế xã hội đã khẳng định vai trò chủ đạo và từng bước phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân . Thực chất vai trò chủ đạo của công nghiệp là sự ảnh hưởng quyết định của công nghiệp đến việc phát triển lực lượng sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân đồng thời công nghiệp có khả năng tạo ra những hình mẫu để các ngành kinh tế khác phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa. Vì công nghiệp có lực lượng sản xuất tiên tiến và quan hệ sản xuất tiên tiến hơn các ngành kinh tế quốc dân khác.
Trong sản xuất công nghiệp con người sử dụng các công cụ lao động chủ yếu là máy móc thiết bị còn như nông nghiệp chỉ sử dụng công cụ lao động thô sơ. Vai trò chủ đạo của công nghiệp được bắt nguồn từ chỗ nó tập hợp và không ngừng phát triển giai cấp công nhân đội quân tiên phong trong công cuộc đổi mới quản lý kinh tế, đổi mới xã hội. Do đó mà công nghiệp có quan hệ sản xuất luôn được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Công nhân trong ngành công nghiệp có trình độ cao hơn trong sản xuất nông nghiệp. Đối tượng lao động của công nghiệp rất phong phú và đa dạng (cả tự nhiên và nhân tạo ).
Mặt khác, sản xuất công nghiệp là sản xuất chuyên môn hóa phân công lao động và hợp tác lao động chặt chẽ. Hình thức sở hữu là hình thức toàn dân còn phân phối theo hình thức tiền lương: đây là hình thức phân phối tối ưu nhất và hình thức tổ chức quản lý ở trình độ cao nên hình thành các nhà máy, các xí nghiệp công nghiệp. Trong cách mạng quan hệ sản xuất: công nghiệp quyết định sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân chủ yếu lên sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa. Công nghiệp là ngành duy nhất trang bị công cụ lao động cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân khác.Vì vậy, tốc độ và sự phát triển của công nghiệp quyết định đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Đồng thời quá trình đó cũng tác động tới quá trình phân công lao động. Công nghiệp thông qua việc trang bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế (nhất là nông nghiệp).
Như vậy, sức mạnh của công nghiệp không chỉ có tác dụng củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong bản thân công nghiệp mà còn có tác dụng to lớn đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân . Trong cách mạng khoa học kỹ thuật: “Công nghiệp giữ vai trò vô cùng to lớn .Vai trò đó thể hiện chủ yếu ở việc đem các thành quả của công nghệ áp dụng vào các ngành kinh tế quốc dân bằng cách trang bị kỹ thuật cho nó làm cho các ngành đó có những bước tiến mới về cơ sở vật chất kỹ thuật đẩy mạnh quá trình cách mạng khoa học kỹ thuật của mình.
Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Công nghiệp là tiền đề vật chất để thay đổi tận gốc các tư tưởng và văn hóa cũ, xây dựng tư tưởng và văn hoá mới, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân góp phần bảo đảm sự phát triển và tiến bộ đồng đều giữa các vùng: vùng miền núi – đồng bằng, thành thị – nông thôn, lao động trí óc – lao động chân tay,… tạo sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân. Ngoài ra trong các lĩnh vực khác: công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của lĩnh vực đó.