Nguyên lý sức mua tương đối được xem như là một loại công cụ để phân tích kinh tế chuyên sâu dựa trên những số liệu cụ thể và các số liệu tài chính đáng tin. Trong kinh tế học thì sức mua có rất nhiều loại tùy thuộc vào thị trường tài chính lý thuyết được áp dụng trong đó có Ngang giá sức mua tương đối.
Mục lục bài viết
1. Ngang giá sức mua tương đối là gì?
Trước khi tìm hiểu ý nghĩa của ngang giá sức mua tương đối chúng ta cần hiểu được sức mua tương đối là gì và thuật ngữ PPP, chúng ta cần nắm được PPP là gì. Có thể hiểu đây là từ viết tắt của khái niệm ngang giá sức mua. PPP là một lý thuyết kinh tế thường gặp giúp chúng ta đánh giá và so sánh sức mạnh nền kinh tế của hai quốc gia với nhau
Ngang giá sức mua tương đối hay trong tiếng Anh với tên gọi là Relative Purchasing Power Parity, viết tắt là RPPP. Ngang giá sức mua tương đối (RPPP) là một sự mở rộng của lí thuyết ngang giá sức mua (PPP) truyền thống và nó bao gồm cả những thay đổi trong lạm phát theo thời gian. Sức mua là sức mạnh của tiền thể hiện qua số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một đơn vị có thể mua và có thể giảm do lạm phát. RPPP cho thấy rằng các quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao hơn sẽ có đồng tiền bị mất giá.
Ví dụ về ngang giá sức mua tương đối cụ thể như sau:
Chúng ta có thể ví dụ như trong các năm tới đây việc lạm phát khiến giá trung bình cho hàng hóa ở Mỹ tăng 3%. Trong cùng thời gian, giá cho các sản phẩm ở Mexico tăng 6%. Có thể nói rằng, Mexico đã có lạm phát cao hơn Mỹ vì giá ở đó đã tăng nhanh hơn 3 điểm. Theo khái niệm RPPP, sự khác biệt ba điểm đó sẽ dẫn đến sự thay đổi 3 điểm trong tỷ giá hối đoái giữa Mỹ và Mexico. Vì vậy, có thể hi vọng đồng peso Mexico mất giá với tỉ lệ 3% mỗi năm hoặc đồng đô la Mỹ nên tăng giá ở mức 3% mỗi năm.
Như vậy, từ các nội dung trên chúng ta có thể thấy nguyên lý chủ đạo của lý thuyết PPP dựa trên ý tưởng rằng mọi quốc gia sử dụng chung một loại tiền tệ. Trong trường hợp này các phép tính PPP sẽ giúp nhà đầu tư nắm được những mặt hàng khác nhau sẽ có giá bao nhiêu tiền tại mỗi nước. Thế là lý thuyết giúp nhà giao dịch tính toán tỷ giá hối đoái tiền tệ nhằm xác định sức mua của một loại tiền tệ khác.
Cũng theo đó chúng ta thấy phiên bản ban đầu của lý thuyết ngang giá sức mua coi tất cả các dịch vụ và sản phẩm ở mọi quốc gia đều được tính bằng giá. Phương pháp này hiện nay có thể thấy vẫn được sử dụng tới ngày nay ở nhiều dạng khác nhau tùy thuộc cách chúng ta muốn áp dụng lý thuyết như thế nào trên thực tế.
2. Đặc điểm ngang giá sức mua tương đối là gì?
Ngang giá sức mua thường được hiểu là ngang giá sức mua tuyệt đối để phân biệt với lý thuyết ngang giá sức mua tương đối_một lý thuyết dự đoán mối quan hệ về tỉ lệ lãi suất giữa hai quốc gia và những sự biến đổi của tỉ giá hối đoái của tiền tệ hai nước đó.
Một tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua sẽ cân bằng sức mua của hai loại tiền tệ khác nhau tại mỗi quốc gia với một giỏ hàng hoá nhất định. Loại tỉ giá hối đoái đặc biệt này thường được sử dụng để so sánh chất lượng cuộc sống của người dân tại hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa các đồng tiền sẽ cho kết quả khả quan hơn là chỉ đơn thuần so sánh tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia sử dụng các đồng tiền đó. Tuy nhiên việc điều chỉnh tỉ giá hối đoái cũng gây nhiều tranh cãi vì việc tạo một giỏ hàng hoá để so sánh sức mua tiền tệ giữa các quốc gia là vô cùng khó khăn.
Thị trường ngoại hối có sự biến động rất mạnh mẽ nhưng có rất nhiều người tin rằng tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua phản ánh sự cân bằng về giá trị trong dài hạn. Nếu sử dụng tỉ giá thị trường, không có sự điều chỉnh thì kết quả có thể sẽ có sự sai lệch bởi vì giá cả của các hàng hoá và dịch vụ phi thương mại ở các nước nghèo thì thường thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Ví dụ: với 1 đôla ở Việt Nam ta có thể mua được nhiều thứ hơn 1 đôla tiêu ở Mỹ. Sự khác biệt giữa tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua và tỉ giá hối đoái thị trường là rất lớn.
Ví dụ: theo các thống kê về tình hình phát triển thế giới của World Bank năm 2005, nếu tính ngang giá sức mua thì 1 đôla Mỹ tương đương 1.8 nhân dân tệ của Trung Quốc (tính vào năm 2003), tuy nhiên, tỉ giá danh nghĩa giữa hai đồng tiền này là 1 đôla bằng 7.9 nhân dân tệ. Sự khác biệt này có nhiều ý nghĩa, vd GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là khoảng 1.800$ trong khi nếu tính theo ngang giá sức mua, con số này lên tới 7.204$_một con số khẳng định vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới. Tuy nhiên, cũng tính theo ngang giá sức mua, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản sẽ sụt xuống còn 30.615$ trong khi đó con số danh nghĩa là 37.600$.
Việc tính toán ngang giá sức mua là rất phức tạp vì trên thực tế có sự khác biệt lớn về mức giá giữa các quốc gia, chênh lệch trong giá thực phẩm có thể lớn hơn so với sự chênh lệch trong giá nhà ở, hoặc có thể không biến động nhiều bằng giá các dịch vụ giải trí….Người dân ở các quốc gia khác nhau có thói quen tiêu dùng khác nhau tức là sẽ có các giỏ hàng hoá khác nhau. Vì vậy việc so sánh giá cả của các giỏ hàng hoá khác nhau thông qua chỉ số giá cả là rất cần thiết. Đây cũng lại là một nhiệm vụ rất khó khăn bởi mô hình mua bán và thậm chí các hàng hoá mua bán trên thị trường cũng rất khác nhau giữa các nước. Ngoài ra, khi tiến hành so sánh ngang giá sức mua giữa các thời kì cần tính đến những tác động của nhân tố lạm phát.
Bên cạnh đó chúng ta thấy trong cộng đồng nhà giao dịch và nhà đầu tư cũng có thể hưởng lợi từ nhiều phương pháp đa dạng khác để sử dụng lý thuyết làm công cụ xử lý các loại dữ liệu kinh tế xã hội. Ví dụ cụ thể, nhà giao dịch có thể sử dụng PPP để dự đoán biến động trên thị trường tài chính. Các nhà kinh tế học cũng sẽ có cơ hội đo lường mức độ nghèo đói toàn cầu cùng các thông số khác.
3. Công thức tính ngang giá sức mua tương đối:
Theo RPPP, sự khác biệt giữa tỉ lệ lạm phát của hai quốc gia và giá hàng hóa sẽ thúc đẩy những thay đổi trong tỉ giá hối đoán giữa hai nước. RPPP mở rộng quan điểm về PPP và bổ sung cho lí thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối (Absolute purchasing power parity – APPP). Khái niệm APPP nói rằng, tỷ giá hối đoái giữa hai quốc gia sẽ bằng với tỉ lệ các mức giá cho hai quốc gia đó.
RPPP có công thức:
S1 / S2 = (1 + IA) / (1 + IB)
Trong đó:
S1 = tỷ giá giữa tiền tệ nước A và nước B ban đầu
S2 = tỷ giá giữa tiền tệ nước A và nước B tương lai
IA = tỉ lệ lạm phát của nước A
IB = tỉ lệ lạm phát của nước B
4. Các hạn chế của ngang giá sức mua hiện nay:
Hạn chế về các loại chi phí vận chuyển: Ở nội dung này chúng ta có thể hiểu các loại hàng hóa không có sẵn trong nội địa phải được nhập khẩu, làm phát sinh chi phí vận chuyển. Những chi phí này không chỉ bao gồm tiền nhiên liệu mà còn cả thuế nhập khẩu. Do đó, hàng hóa nhập khẩu sẽ bán với giá tương đối cao hơn so với hàng hóa có nguồn gốc nội địa giống hệt nhau.
Hạn chế dựa trên sự khác biệt thuế, có thể thấy Thuế đánh vào hàng hóa của chính phủ như thuế giá trị gia tăng có thể cao hơn ở một quốc gia so với các quốc gia khác.
Sự can thiệp của chính phủ: theo đó thì các loại Thuế quan có thể làm giá hàng hóa nhập khẩu tăng đáng kể, dẫn tới các sản phẩm tương tự ở những nước khác sẽ rẻ hơn tương đối.
Các chi phí khác ở đây đó là các yếu tố chi phí đầu vào của hàng hóa như chi phí bảo hiểm, vệ sinh và lao động ở các quốc gia là rất khác nhau và khó có thể so sánh ngang giá giữa các quốc gia
Cạnh tranh: chúng ta tahays hiện nay cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển tuy nhiên hiện nay hàng hóa có thể được cố tình định giá cao hơn trong một quốc gia. Trong một số trường hợp, giá cao hơn là do một công ty có thể có lợi thế cạnh tranh so với những nhà cung cấp khác, giữ thế độc quyền riêng hoặc là một phần của một tập đoàn độc quyền.