Thông qua quá trình các hoạt động kinh tế quốc tế đã dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó cũng đã hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Trong hoạt động thanh toán quốc tế xuất hiện rất nhiều những chủ thể khác nhau. Vậy ngân hàng được Chỉ định trong hoạt động thanh toán quốc tế là gì?
Mục lục bài viết
1. Ngân hàng được Chỉ định trong hoạt động thanh toán quốc tế là gì?
Ta hểu về Ngân hàng được Chỉ định như sau:
Ngân hàng thực chất được hiểu cơ bản chính là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng cũng chính là kết nối giữa các chủ thể là khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn.
Ngân hàng được Chỉ định được hiểu cơ bản chính là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu. Đối với L/C có giá trị tự do, thì tất cả các ngân hàng sẽ đều có thể trở thành Ngân hàng được Chỉ định.
Chúng ta hiểu giao dịch L/C hay còn gọi là giao dịch Tín dụng thư, giao dịch L/C thực chất chính là một phương thức tín dụng chứng từ, trong đó tổ chức tài chính (thường là Ngân hàng) cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản đối với người thụ hưởng L/C với điều kiện chủ thể là người thụ hưởng sẽ cần phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định cụ thể trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để nhằm mục đích có thể kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của Ngân hàng được Chỉ định trên thực tế sẽ là giống như Ngân hàng Phát hành khi nhận được bộ chứng từ.
Ngân hàng được Chỉ định trong tiếng Anh là gì? Ngân hàng được Chỉ định trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Nominated Bank. L/C có giá trị tại Ngân hàng được Chỉ định (available with nominated bank):
2. Tìm hiểu về thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc tế được hiểu cơ bản chính là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Như vậy, ta có thể thấy thanh toán quốc tế ra đời và nó sẽ phục vụ cho hai lĩnh vực là kinh tế và phi kinh tế, tuy nhiên, hai lĩnh vực kinh tế và phi kinh tế thông thường sẽ có sự gắn kết, giao thoa với nhau. Sự phát triển của hoạt động ngoại thương cũng đã thúc đẩy sự hình thành hoạt động thanh toán quốc tế cũng chính bởi vì vậy, thanh toán quốc tế xuất hiện để nhằm mục đích có thể phục vụ cho hoạt động này, hay nói một cách khác thanh toán quốc tế hình thành là nhằm mục đích để phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa giữa các nước trên thế giới.
Chúng ta có thể nói hoạt động mua bán quốc tế trên thực tế là tất yếu và hoạt động mua bán quốc tế đang ngày càng phát triển vô cùng mạnh mẽ, bởi các quốc gia ngày nay thực chất sẽ không tự sản xuất mọi thứ mình cần, do các điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên và cũng chính vì vậy năng lực sản xuất ở các nước cũng khác nhau.
Do đó nên các quốc gia trên thế giới cũng sẽ nhập khẩu những hàng hóa mà mình sản xuất kém ưu thế và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có ưu thế, để nhằm mục đích có thể tận dụng lợi thế so sánh giữa các quốc gia với nhau.
Hiện nay, tồn tại hai loại thanh toán quốc tế bao gồm đó là: Thanh toán trong ngoại thương và thanh toán phi ngoại thương. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương được hiểu cơ bản chính là việc các chủ thể thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở được tạo lập nhằm để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương. Thanh toán phi ngoại thương được hiểu cơ bản chính là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại.
3. Vai trò của thanh toán quốc tế:
Trên thực tế thì vai trò của thanh toán quốc tế cũng rất được quan tâm. Thanh toán quốc tế có những vai trò cơ bản như sau:
– Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế: Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển giữa các quốc gia, trong đó quan hệ kinh tế hiện nay đóng vai trò chủ đạo và thực chất hoạt động thanh toán quốc tế đã tạo nên sự gắn kết giữa kinh tế trong nước và kinh tế thế giới bên ngoài.
Hoạt động thanh toán quốc tế luôn được đánh giá là khâu quan trọng của quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, các nhân thuộc các quốc gia khác nhau, là công cụ quan trong thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế phát triển.
– Thanh toán quốc tế với chủ thể là nhà kinh doanh xuất nhập khẩu: Thanh toán quốc tế ra đời và đã phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu của các nước. Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực cũng như các yếu tơ khác mà bởi vì vậy mà hàng hóa, dịch các nước sản xuất ra cũng khác nhau.
Do không thể sản xuất được tất cả mọi thứ cho nhu cầu của quốc gia mình, chính vì thế mà hiện nay nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước là tất yếu. Hoạt động thanh toán quốc tế đã giúp các nước giải quyết được vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa.
– Thanh toán quốc tế với ngân hàng thương mại: Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các chủ thể là những nhà xuất nhập khẩu cũng có thể thanh toán trực tiếp với nhau, mà thông thường họ sẽ thanh toán thông qua ngân hàng thương mại với mạng lưới các chi nhánh và ngân hàng đại lý toàn cầu. Hoạt động thanh toán quốc tế được hiểu cơ bản cũng chính là hoạt động sinh lời của ngân hàng. Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế cũng đã giúp các chủ thể đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng.
4. Quy trình nghiệp vụ L/C:
(1) Các chủ thể là hai bên mua bán kí kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.
(2) Căn cứ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà Nhập khẩu làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng này phát hành một L/C cho chủ thể là nhà Xuất khẩu hưởng.
(3) Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, Ngân hàng Phát hành lập L/C và thông qua ngân hàng đại lí hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà Xuất khẩu để nhằm mục đích từ đó thông báo L/C cho chủ thể là nhà Xuất khẩu.
(4) Khi nhận được L/C, Ngân hàng Thông báo thông báo L/C cho chủ thể là nhà Xuất khẩu.
(5) Chủ thể là nhà Xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã kí thì tiến hành giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương.
(6) và (6′) Sau khi thực hiện việc giao hàng, chủ thể là nhà Xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho Ngân hàng được Chỉ định để có thể được thanh toán.
(7) và (7′) Ngân hàng được Chỉ định xuất trình chứng từ cho Ngân hàng Phát hành và sẽ đòi hoàn trả.
(8) Ngân hàng Phát hành đòi tiền chủ thể là nhà Nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho chủ thể là nhà Nhập khẩu sau khi đã được chủ thể là nhà Nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
– Cần lưu ý các vấn đề sau:
Việc thể hiện hai ngân hàng là Ngân hàng Thông báo và Ngân hàng được Chỉ định trong sơ đồ quy trình nghiệp vụ L/C có giá trị tại Ngân hàng được Chỉ định được nêu cụ thể bên trên không có nghĩa là hai ngân hàng này sẽ cần phải hoàn toàn khác nhau, mà nhằm mục đích làm rõ các vấn đề sau đây:
+ Việc thông báo L/C và việc được ủy quyền thanh toán hay chiết khấu L/C là hai nghiệp vụ có sự độc lập với nhau. Ta hiểu cơ bản chính là Ngân hàng Thông báo không nhất thiết sẽ phải đồng thời phải là Ngân hàng được Chỉ định.
+ Trong thực tế, Ngân hàng Thông báo thông thường sẽ chính là Ngân hàng được Chỉ định. Như vậy, ta nhận thấy rằng, trên thực tế, một ngân hàng chỉ đơn thuần thực hiện thông báo L/C thì sẽ không trở thành Ngân hàng được Chỉ định; một ngân hàng Thông báo L/C lại được chỉ định thanh toán hay chiết khấu L/C, thì nó sẽ cũng chính là Ngân hàng Thông báo và Ngân hàng được Chỉ định.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về “Ngân hàng được Chỉ định trong hoạt động thanh toán quốc tế là gì?” theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về nội dung liên quan khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!