Xã hội Ấn Độ cổ đại là một xã hội được nhiều nhà khảo cổ quan tâm, tìm hiểu. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về xã hội Ấn Độ cổ đại
Mục lục bài viết
1. Cơ sở hình thành nhà nước Ấn Độ cổ đại:
Nền văn minh Ấn Độ là một trong những nền văn minh nổi tiếng và cổ nhất trên thế giới. Nền văn minh Ấn Độ thời cổ đại bao gồm cả vùng đất ở một số quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bangladesh hiện nay.
Về điều kiện tự nhiên:
– Ấn Độ là một bán đảo có diện tích rộng lớn thuộc Nam Á, có ba mặt giáp biển, cực kỳ thuận tiện cho ngoại thương thương trên biển và giao lưu văn hoá với ngoại quốc.
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mặc dù đa số vùng có khí hậu khô nóng nhưng cũng có những vùng có khí hậu ẩm mát.
– Miền Bắc có hệ thống sông ngòi phong phú và ở miền Nam rừng núi chiếm đa số diện tích. Ấn Độ lạc một quốc gia có rất nhiều điều lý thú với núi cao hiểm trở, rừng già bí hiểm cùng hai dải bờ biển có chiều dài vào hàng top trên thế giới, sa mạc Thar (sa mạc Đại Ấn Độ) nóng cháy, có mưa theo gió mùa. Sông Ấn (hay còn gọi là sông Indus) chính là cái nôi của nền văn minh Ấn Độ mà người dân bản địa còn gọi với cái tên khác là sông Sindhu. Hàng năm, nước từ dãy Himalaya theo hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại bồi đắp phù sa cho những cánh đồng ở vùng Bắc Ấn.
Về điều kiện dân cư:
– Cư dân bản địa sinh sống trên lưu vực sông Ấn (hay còn có tên gọi khác là người Ha-rap-pan). Họ đã xây dựng nền văn minh đầu tiên từ khoảng từ thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II TCN.
– Người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn vào khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN. Khi ấy, phía nam đa số là tộc người Đra-vi-đi-an. Đây cũng là tộc người xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn.
– Vào các thời kỳ sau này, người Hy Lạp, Hung Nô, A-rập,… cũng đến Ấn Độ cư trú, tạo nên quá trình đa dạng về tộc người bởi sự pha trộn khá nhiều dòng máu, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa.
Điều kiện kinh tế:
– Dựa vào kỹ thuật canh tác và hệ thống thuỷ lợi, phát triển ngành nông nghiệp. Cư dân có sự hiểu biết và kinh nghiệm trồng nhiều loại cây và chăn nuôi gia súc, gia cầm, có thóc dự trữ trong nhà kho.
– Công thương nghiệp cũng đã có những thành tựu nhất định. Họ đã có một đời sống đô thị trù phú, đủ đầy về cả phương diện vật chất và tinh thần, thậm chí, J. Marshall đã từng nói “trên một vài phương diện thậm chí còn cao hơn nền văn minh Lưỡng Hà và Ai Cập đương thời”.
– Thủ công nghiệp xuất hiện khá sớm với các nghề như: luyện kim, gốm, dệt, chế biến hương liệu,…
– Nội thương và ngoại thương đều khá phát triển, có sự thống nhất về đơn vị đo lường…
Tình hình chính trị – xã hội:
– Ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành lũy kiên cố từ khá sớm (kể từ thiên niên kỉ III TCN).
– Từ giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN là thời kì văn minh sông Hằng của người A-ri-a (hay còn có tên gọi khác là thời kỳ Vê-đa)
– Khoảng thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV là thời kì mà các đất nước và vương triều cổ đại được hình thành.
– Từ thế kỉ IV là thời kỳ chế độ phong kiến thành lập và phát triển cực thịnh ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
– Thời kì trung đại ở Ấn Độ chấm dứt với cuộc tấn công xâm lược và thiết lập quyền cai trị của thực dân Anh.
2. Một số thời kỳ lịch sử nổi bật:
2.1. Nền văn minh cổ đại gắn liền với lưu vực sông Ấn (3.000-1.800 TCN):
Các nhà khảo cổ đã tìm ra những bằng chứng cho việc cái nôi đầu tiên của Ấn Độ bắt nguồn tại lưu vực sông Ấn. Ở đây, họ tìm thấy một số pho tượng có hình dáng người đàn ông trong tư thế suy tưởng, gợi người ta nhớ đến yoga. Ngoài ra, còn không ít hiện vật được tìm thấy ở khu vực Harappa và Mohenjo có niên đại từ 3.000 đến 1.800 trước công nguyên. Những khám phá, khảo cổ gần đây tiết lộ phần nào về sức ảnh hưởng của nền văn minh lưu vực sông Ấn tới miền Bắc và miền Tây xa xôi. Bên cạnh đó, người dân sinh sống ở lưu vực sông Ấn có mối quan hệ gần gũi với văn hóa Dravidian – nền văn hoá từng đạt đến sự phát triển thịnh vượng từ rất lâu ở miền Nam Ấn Độ trước khi người Aryan xuất hiện ở nơi này.
Nền văn minh sông Ấn đã tồn tại rất phồn thịnh suốt hơn 700 năm, nhiều sản phẩm có tính mỹ thuật và chất lượng cao được hoàn thành bởi bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công của nền văn minh này. Tuy nhiên khi xuất hiện bất ngờ thế nào, nền văn hóa này cũng lại biến mất một cách bất thình lình mà đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Có lẽ, vào khoảng năm 2000 trước Công Nguyên xuất hiện nhiều sự kiện lớn khiến đa số người dân từ bỏ đô thị, những người còn lại chịu cảnh đói khát. Đa số các thành phố đều đã bị bỏ hoang vào khoảng năm 1800 trước Công Nguyên. Trong khoảng thời gian dài sau đó, sự tồn tại và thành tựu của nền văn hóa sông Ấn đã biến mất toàn bộ. Các di sản của văn minh Ấn Độ sau này không phải của văn minh sông Ấn bản địa mà đều là của nền văn minh Vê – đa (xuất hiện khoảng 1.600 năm TCN) của tộc người Aryan từ Trung Á đem tới.
2.2. Nền văn minh Vê – đa:
Một chi của người Aryan, còn được gọi với cái tên là người Indo-Aryan, di cư đến Ấn Độ vào khoảng thời gian 100 đến 1.600 TCN. Họ đem theo bên mình tiếng Phạn và một tôn giáo dựa trên nghi lễ hiến tế cho các vị thần – mỗi vị thần lại đại diện cho các thế lực siêu nhiên như: Indra là thần mưa và sấm, thần Agni là thần lửa và Varuma được biết đến là vị thần của sông biển và mùa màng. Những tác phẩm tôn vinh các vị thần ấy được tập hợp lại thành bốn tập Kinh Vệ Đà. Tập Kinh Vệ Đà ra đời sớm nhất là tập Rigveda (1.500-1.200 Trước Công Nguyên). Mục đích của Kinh Vệ Đà là giúp con người hướng đến những tư tưởng tốt đẹp, văn phong cao cả và sự chuyển biến những nghi thức từ bên ngoài vào kinh nghiệm nội tại. Đây là thời kỳ mà có nhiều giả thuyết cho rằng nó gắn liền sự ra đời Đức Phật.
2.3. Đế chế Gupta:
Có thể nói, triều đại Gupta là triều đại hoàng kim của nền văn minh Ấn Độ. Thời kỳ này có nhiều thành tựu ấn tượng, đặc biệt là thành tựu về văn hóa trồng trọt. Đây cũng là thời kỳ mà nền văn minh Ấn Độ đã để lại cho nhân loại một hòm kho báu di sản khổng lồ.
3. Kinh tế Ấn Độ cổ đại:
Các công trình thuỷ lợi, đặt chế độ thuế má và thu thuế hợp lý là công cụ góp phần phát triển nền nông nghiệp Ấn Độ cổ đại. Người dân có cuộc sống giàu có đủ đầy. Cuộc chinh phục của Alexander đại đế đến lưu vực sông Ấn cũng mang lại cho những kết quả không nhỏ về phương diện kinh tế, cụ thể như sau:
– Nông nghiệp tiếp tục thịnh vượng nhờ đất đai màu mỡ và hệ thống thuỷ lợi được đầu tư phát triển. Từ thời cổ đại Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp dựa trên kỹ thuật canh tác. Nông sản là mặt hàng nổi tiếng nhất của Ấn Độ.
– Các ngành nghề thủ công có nhiều bước tiến mới. Dưới thời Magadha, nghề luyện sắt và rèn đúc sắt lần đầu tiên phát triển. Nhờ đó, một số vũ khí như: các mũi lao, giáo, mũi tên hay các công cụ, phương tiện sản xuất bằng sắt đã khá quen thuộc với người dân.
– Loại đồ gốm đặc trưng của miền Bắc là những mặt hàng giao thương có giá trị cao.
– Vải trắng dệt sợi bông cũng rất nổi tiếng
– Biết đúc tiền bạc và đồng
– Nhà nước đặc biệt coi trọng và khuyến khích nông nghiệp, phát triển hệ thống thuỷ lợi.
– Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng có nhiều bước tiến với các nghề như luyện kim, gốm, dệt,…
– Ngoại thương và nội thương cũng có những thành tựu nhất định, có sự thống nhất về đơn vị đo lường, thương nhân Ấn Độ nổi tiếng với tài năng buôn bán ở các thị trường châu Á và phương Tây.
4. Tình hình và chế độ xã hội Ấn Độ cổ đại:
Văn hóa Harappa:
– Có sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc ất. Xã hội thời văn hóa Harappa là xã hội có nhà nước.
– Nền văn minh lưu vực sông Ấn tồn tại từ khoảng đầu thiên kỷ III đến nửa đầu thiên kỷ II TCN thì gặp nạn diệt vong. Nguyên nhân của sự diệt vong đó là thiên tai lũ lụt do nước sông Ấn dâng lên. Cư dân ở đây phải di cư sang phía Đông, rời bỏ các thành phố. Sau này, các thành phố ấy đem theo ký ức và thành tựu của đạt được ở thời kỳ này vùi dần xuống lòng đất.
Thời kỳ Vê đa:
– Sự xuất hiện của tiếng Phạn.
– Tôn giáo dựa trên nghi lễ hiến tế cho các vị thần – mỗi vị thần lại đại diện cho các thế lực siêu nhiên như: Indra là thần mưa và sấm, thần Agni là thần lửa và Varuma được biết đến là vị thần của sông biển và mùa màng.
– Nhà nước ra đời
– Chế độ Vasna (chế độ đẳng cấp) có sức ảnh hưởng lớn và lâu dài đến xã hội thời kỳ này. Cụ thể như sau:
Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người tăng lữ da trắng (là các quý tộc chủ trì việc tế lễ của đạo Bà-la-môn), họ là những người có địa vị cao nhất.
Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya, tức là các tầng lớp quý tộc như: vua, quan lại,…
Đẳng cấp thứ ba là Vaicya chủ yếu bao gồm nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Họ phải phục vụ cho đẳng cấp thứ nhất Brahman và đẳng cấp thứ hai Kcatrya.
Đẳng cấp thứ tư là Cudra gồm nhiều người là nô lệ, đi làm thuê làm mướn hay bị chinh phục.
5. Những thành tựu ở Ấn Độ cổ đại:
Về văn học, chữ viết:
+ Một loại chữ cổ xuất hiện ở thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, miền Bắc Ấn Độ.
+ Thế kỉ VII TCN, chữ Brami xuất hiện.
+ Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana.
Về nghệ thuật: Nền nghệ thuật tạo hình và kiến trúc phát triển cực thịnh, có sự ảnh hưởng tới nhiều quốc gia Đông Nam Á. Ba dòng nghệ thuật chính: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo. Có thể kể đến một số công trình nổi bật như: dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ (Phật giáo), cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn (Ấn Độ giáo), tháp Mina và đền Taj Mahal (Hồi giáo),…
Về khoa học tự nhiên:
– Về thiên văn, người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch khi chia một năm gồm 12 tháng, trong đó 30 ngày một tháng. Cứ năm năm là có một năm nhuận.
– Về toán học: Ấn Độ cổ đại có nhiều thành tựu nổi bật: dãy số Arap, phát hiện số 0, nhận biết mối quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác,…
– Về vật lý: thuyết nguyên tử, trọng lực của trái đất,…
– Về y học cũng khá phát triển. Hai cuốn sách quý giá về lĩnh vực này là “Y học toát yếu” và “Luận khảo về trị liệu”.
Về tư tưởng, tôn giáo: Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jain và đạo Sikh.