Kinh tế là thước đo quan trọng được sử dụng nhằm xác định giá trị phát triển, hội nhập của các quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ nền kinh tế là một thuật ngữ chuyên ngành, được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế. Trong đó, các nền kinh tế lại có những đa dạng và sắc thái thể hiện khác nhau. Vậy nền kinh tế kế hoạch hóa là gì? Thành phần kinh tế và cơ chế hoạt động?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về nền kinh tế:
Khái niệm nền kinh tế:
Nền kinh tế được hiểu cơ bản là một hệ thống các hoạt động sản xuất và tiêu dùng liên quan đến nhau, nền kinh tế đã giúp xác định cách phân bổ những nguyên liệu khan hiếm. Sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để nhằm mục đích có thể đáp ứng nhu cầu của những người sống và hoạt động trong nền kinh tế, còn được gọi là một hệ thống kinh tế.
Nền kinh tế cũng chính là một khái niệm được dùng nhằm mục đích để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một đất nước. Nền kinh tế cũng được hiểu là một hệ thống các hoạt động sản xuất và tiêu dùng liên quan đến nhau. Sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích để có thể đáp ứng nhu cầu của những chủ thể là những người tham gia vào nền kinh tế. Khi đó hình thành hệ thống chuỗi cung ứng còn được gọi là một hệ thống kinh tế.
Nền kinh tế cũng sẽ giúp xác định cách phân bổ các nguyên liệu tham gia vào hoạt động kinh tế. Đó chính là sự đánh giá thông qua giá trị đặc điểm nổi bật của khu vực kinh tế. Hay các giá trị thể hiện cung và cầu, lựa chọn nguyên liệu tham gia vào sản xuất và nhiều các yếu tố khác.
Nền kinh tế được hiểu cơ bản chính là tập hợp các hoạt động trong sản xuất và tiêu dùng. Giá trị thể hiện của nền kinh tế đánh giá phát triển và chất lượng cuộc sống đặc trưng cho mỗi quốc gia. Nền kinh tế ra đời và nó thể hiện khác nhau ở các quốc gia khác nhau, và phụ thuộc cơ bản vào các yếu tố xã hội của quốc gia đó.
Nền kinh tế tiếng Anh là gì?
Nền kinh tế tiếng Anh là Economy.
2. Đặc điểm nền kinh tế:
Một nền kinh tế thông thường sẽ bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất, tiêu thụ và thương mại hàng hóa và dịch vụ trong một khu vực. Một nền kinh tế cũng sẽ áp dụng chung cho tất cả mọi người, từ các cá nhân đến các thực thể như các tập đoàn và chính phủ.
Nền kinh tế của một khu vực hoặc quốc gia cụ thể thì sẽ được điều chỉnh bởi văn hóa, luật pháp, lịch sử và địa lí của nó. Cũng chính bởi vì vậy, không có hai nền kinh tế giống hệt nhau nào tồn tại.
3. Tìm hiểu về nền kinh tế kế hoạch hóa:
Khái niệm nền kinh tế kế hoạch hóa:
Kế hoạch hóa được hiểu cơ bản chính là quá trình xác định các mục tiêu và cách thức để nhằm mục đích giúp các chủ thể từ đó có thể đạt được chúng trong thời kì tương lai cụ thể nào đó. Như vậy, ta nhận thấy rằng, kế hoạch hóa bao gồm việc xác định hai yếu tố: một là mục tiêu (vị trí tương lai mà một cá nhân hoặc một doanh nghiệp mong muốn đạt tới); hai là các cách thức thực hiện mục tiêu đó (các kế hoạch và các nguồn lực cần thiết để đạt được kết quả).
Nền kinh tế theo như phân tích cụ thể được nêu trên thì chính là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một nước, để đánh giá quy mô của một nền kinh tế, người ta thường dùng đại lượng có tên là tổng sản phẩm trong nước, viết tắt là GDP. Đại lượng này cho biết giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong thời kỳ nhất định.
Nền kinh tế kế hoạch hóa (hay nền kinh tế chỉ huy) chính là nền kinh tế với cơ chế ngược lại hoàn toàn với nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường. Đồng thời quan hệ cung cầu được xác lập thông qua các công tác kế hoạch hóa.
Nền kinh tế kế hoạch hóa về bản chất là nền kinh tế mà chính phủ chính là người quyết định mọi vấn đề như đất nước sản xuất loại hàng hóa và dịch vụ gì, sản lượng bao nhiêu, giá bán như thế nào, và hình thức phân phối ra sao. Tất cả mọi tài sản đều thuộc về chính phủ ví dụ cụ thể như vốn, lợi nhuận từ sản xuất, đất đai. Chính phủ sẽ phân bổ các nguồn tài nguyên dựa trên việc chọn lựa ngành công nghiệp nào nhà nước muốn phát triển. Vào những năm trước của thế kỉ 20, nền kinh tế kế hoạch hóa cũng rất phổ biến, tuy nhiên về sau đã thể hiện tính không hiệu quả nên hiện nay đa số cũng đều đã bị thay thế dần dần. Ngày nay rất nhiều nước, đặc biệt là các nước theo chủ nghĩa xã hội, vẫn thể hiện một số đặc trưng của nền kinh tế bao cấp. Các ví dụ điển hình của nó đó chính là Trung quốc, Ấn Độ, Nga và vài nước khác ở trung Trung Á, Đông Âu và Trung Đông.
Nền kinh tế kế hoạch hóa trong tiếng Anh là gì?
Nền kinh tế kế hoạch hóa trong tiếng Anh là Planned Economy.
Quan hệ cung cầu:
– Cầu trong nền kinh tế kế hoạch hóa được nhà nước và chính phủ thực hiện tính toán trên cơ sở thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
– Khi các chủ thể đã tính toán và xác định được cầu thì cung sẽ được cân đối trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
4. Thành phần kinh tế và cơ chế hoạt động:
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thành phần kinh tế duy nhất chính là kinh tế nhà nước.
Quản lí kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính đó là chủ yếu, thông qua hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh từ trên bàn giao xuống dưới. Động lực thúc đẩy nền kinh tế đó chính là chỉ tiêu sản xuất do nhà nước giao cho các doanh nghiệp.
Không có cạnh tranh trong sản xuất, động cơ lợi nhuận cũng hoàn toàn không có. Đòn bẩy kinh tế nằm ở dạng sau đây đó chính là khen thưởng về tinh thần và vật chất, kết hợp với những phong trào thi đua và ý thức tự giác lao động.
Nhà nước nắm toàn bộ các khâu liên quan đến yếu tố đầu vào của sản xuất bằng cách giao nguyên vật liệu, trả lương cho lao động, cung cấp vốn sản xuất (cả vốn cố định và vốn lưu động), giao quyền sử dụng đất và nhiều cách cụ thể khác. Đó là chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm.
Nhà nước cũng đồng thời sẽ nắm chặt khâu lưu thông phân phối sản phẩm, bao gồm cả việc định giá bán cho tất cả các loại hàng hóa. Tức là nhà nước quản lí về khối lượng và chất lượng hàng hóa mỗi loại, phân phối chúng cho ai và phân phối như thế nào.
Các doanh nghiệp sản xuất lúc này chỉ còn phải trả lời một câu hỏi là: sản xuất như thế nào mà thôi. Cũng chính bởi vì vậy doanh nghiệp cũng chỉ còn quan tâm đến quá trình sản xuất ở trong nội bộ doanh nghiệp của mình.
Khi hàng hóa đã ở dạng thành phẩm nhập kho, các nhà sản xuất đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhà nước cũng sẽ có trách nhiệm lấy hàng và bán hàng. Doanh nghiệp không lo hàng hóa do họ sản xuất có bán được ra hay không và bán với giá bao nhiêu.
Điều kiện phát triển khách quan:
Trong lịch sử phát triển kinh tế, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hay kinh tế chỉ huy cũng đã từng phát huy tác dụng đem lại năng suất và hiệu quả cao. Cụ thể như nền kinh tế nước Đức trong thời kì Hitle, nền kinh tế các nước Đông Âu mà điển hình là Liên Xô cũ trong những năm 1950 – 1970, nền kinh tế Việt Nam những năm chiến tranh chống Mỹ.
Khi đất nước có chiến tranh, khi nhà nước muốn dốc sức để nhằm có thể hướng tới một mục đích nào đó, hoặc khi điều kiện của chủ nghĩa Cộng sản (theo học thuyết cả Karl Marx và F. Engels) chín muồi, trình độ kinh tế và trình độ xã hội đã rất cao (lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp với nhau), khi đó nền kinh tế kế hoạch hóa do nhà nước chỉ huy cũng sẽ phát huy được tác dụng.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, thực chất thì mỗi học thuyết kinh tế đều gắn với hoàn cảnh ra đời, điều kiện tồn tại và phát triển khách quan của nó. Nền kinh tế kế hoạch hóa chắc chắn cũng chính là một học thuyết khoa học đã từng phát triển và nền kinh tế kế hoạch hóa sẽ còn phát triển khi có những điều kiện khách quan tồn tại xuất hiện.