Nền dân chủ cổ đại là một hình thức nhà nước tồn tại trong thời kỳ cổ đại với nhiều hình thức như đại hội, hội đồng dân chúng,... Vậy khái niệm về nền dân chủ cổ đại là gì ? Bản chất của nền dân chủ cổ đại biểu hiện như nào nào ? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ấy.
Mục lục bài viết
1. Nền dân chủ cổ đại là gì?
Khái niệm về nền dân chủ cổ đại: Nền dân chủ cổ đại là một hình thức nhà nước đã tồn tại trong thời kỳ cổ đại. Đây là hình thức của việc quản lí chính trị và xã hội. Trong nền dân chủ cổ đại, thông qua những hình thức như đại hội, hội đồng dân chúng hoặc các hình thức tham gia chính trị khác, những thành viên của cộng đồng được phân bổ, công nhận và cấp cho quyền lực. Những thành viên này thường thuộc tầng lớp thống trị và mang giới tính là nam giới.
2. Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?
Bản chất của nền dân chủ cổ đại chính là chế độ dân chủ chủ nô. Chế độ dân chủ chủ nô là một nền dân chủ mà ở đó đem lại quyền lợi cho tầng lớp quý tộc chủ nô và một bộ phận nhỏ trong xã hội. Còn ngược lại, cũng tại chế độ dân chủ chủ nô, nhiều người lại không có quyền công dân và đặc biệt là hàng trăm nghìn nô lệ không được thực hiện các quyền lợi của mình: quyền được sống, quyền được làm người,….Họ bị đè nén, bị áp bức, bị bóc lột một cách nặng nề và bị những tầng lớp trên coi như là những “công cụ lao động biết nói”, “những nô lệ không có quyền lợi riêng và không có tiếng nói”. Cuộc sống của họ luôn phải đối mặt với những trận đòn roi, với sự chà đạp, bóc lột tàn độc, hiểm ác của tầng lớp thống trị.
Thể chế dân chủ cổ đại là một thể chế mà ở đó mang tính chất dân chủ rộng rãi. Mặc dù là vậy nhưng thể chế chính trị này chính là một thể chế chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ. Không có quyền công dân- đây là những ràng buộc mà những người lao động chủ yếu trong xã hội Địa Trung Hải là nô lệ phải chịu. Còn đối với đông đảo quần chúng nô lệ và kiều dân thì đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.
– Theo số liệu thống kê có khoảng 15.000 kiều dân được tự do sinh sống, được tự do buôn bán và làm ăn. Tuy nhiên họ bị ràng buộc và không có quyền công dân, không có tiếng nói.
– Đồng thời theo số liệu thống kê có khoảng hơn 300.000 nô lệ lao động, phục dịch mà không có bất cứ một quyền lợi nào cả. Họ là những nô lệ vĩnh viễn, là vât sở hữu và họ là tài sản riêng của mỗi chủ nô.
3. Biểu hiện của thể chế dân chủ cổ đại là gì?
Biểu hiện của thể chế dân chủ cổ đại thể hiện rõ ràng ở chỗ:
– Theo số liệu thống kê,đại hội công dân được hợp thành từ hơn ba vạn công nhân, đồng thời hơn ba vạn công nhân ấy bầu và cử ra cơ quan nhà nước và có quyền quyết định mọi công việc của nhà nước từ việc nhỏ nhất đến những việc lớn lao, hệ trọng.
– Ở thể chế dân chủ cổ đại,việc có một vị vua đứng đầu cai quản, quyết định mọi việc như chế độ phong kiến trước đây là điều mà người ta không một ai có thể chấp nhận được. Ở thể chế dân chủ cổ đại này có 50 phường và ở mỗi phường thì sẽ cử mười người làm thành Hội đồng 500 có vai trò như “Quốc hội” với đặc quyền là thay mặt nhân dân quyết định mọi việc từ việc bé nhất đến những việc trọng đại, lớn lao. Vào dịp mỗi năm, mọi công dân trên khắp đất nước sẽ đều tham gia một cuộc họp. Cuộc họp này được diễn ra một lần một năm và diễn ra ở quảng trường. Tất cả công dân tham gia đều có quyền được phát biểu, được bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của cá nhân về một vấn đề nào đó và những người dân đó được quyền biểu quyết các vấn đề lớn bé của cả nước.
– Chúng ta có thể thấy, ở Aten là nơi có thể chế dân chủ cổ đại phát triển nhất thế giới. Theo số liệu thống kê thì công dân A-ten có khoảng hơn 30000 người là công dân có đủ tư cách và có quyền công dân. Đồng thời có koảng 15000 kiều dân là những người dân từ các nơi khác nhau đến ngụ cư được sinh sống tự do, được buôn bán tự do, làm ăn tự do, tuy nhiên họ lại không có quyền công dân như những người dân gốc ở quốc gia này. Cũng tại nơi đây người ta thồng kê được có khoảng hơn 300000 nô lệ không có quyền hành, họ là tải sản riêng thuộc quyền sở hữu riêng của chủ nô.
4. Nhà nước chủ nô là gì?
Nhà nước được nhận định là Nhà nước chủ nô xuất hiện đầu tiên trên thế giới là Nhà nước Ai Cập cổ đại. Nhà nước Ai Cập cổ đại bắt đầu xuất hiện vào khoảng bốn nghìn năm trước Công nguyên. Cũng có sự xuất hiện vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên là hai Nhà nước Trung Quốc và Nhà nước Ấn Độ cổ đại.
Hình thức chính thể của nhà nước chủ nô phổ biến xuất hiện ở các nước phương Đông là hình thức quân chủ chuyên chế với quyền lực vô hạn của vua hoặc là của quốc vương hay của hoàng đế. Ở các nước này, nô lệ được coi như là những công cụ biết nói và là một thứ hàng hoá mà chủ nô có thể mua bán, trao đổi trên thị trường với những mức giá khác nhau tuỳ theo sức lao động và trình độ lao động.
Hình thức nhà nước được diễn ra phong phú hơn ở Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại. Nhà nước chủ nô nếu xét về bản chất thì nhà nước này là bộ máy chuyên chính của giai cấp chủ nô. Đây còn là công cụ thiết lập và bảo vệ quyền lực của giai cấp chủ nô đồng thời nhà nước này còn là bộ máy trấn áp giai cấp nô lệ và những người lao động tự do trong xã hội lúc bấy giờ.
Ở La Mã lúc bấy giờ, ngoài hình thức quân chủ chuyên chế còn tồn tại hình thức cộng hòa quý tộc. Thậm chí ở Aten (Hy Lạp) còn có hình thức cộng hòa dân chủ. Đây là hình thức diễn ra phổ biến, và ở đây đại hội nhân dân được coi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền đưa ra mọi ý kiến và quyết định mọi việc hệ trọng của đất nước.Bộ máy quân sự và cảnh sát là hai bộ máy được xem là chủ yếu của nhà nước chủ nô. Xét theo khía cạnh phần lớn thì hầu hết các nhà nước chủ nô chưa có sự phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước.
Về khái niệm nhà nước chủ nô có thể được hiểu như sau: Một nhà nước chủ nô được hiểu là một nhà nước mà ở đó các chế độ như chế độ nô lệ, chế độ buôn bán nô lệ nội địa hoặc trong nước được diễn ra một cách hợp pháp. Trong khi đó, theo lẽ thường thì một nhà nước tự do là một nhà nước mà họ không hợp pháp những chế độ về nô lệ được kể trên. Trong khoảng thời gian từ năm 1812 đến năm 1850, được coi là bắt buộc về mặt chính trị đối với các quốc gia chủ nô rằng số lượng các bang tự do không được phép vượt quá số lượng các bang nô lệ. Chính vì vậy các bang mới được chấp nhận theo các cặp không có nô lệ. Tuy nhiên ở hầu hết các nước tự do thì vẫn còn hiện trạng có một số nô lệ cho đến thời điểm điều tra dân số năm 1840, và Đạo luật Nô lệ chạy trốn năm 1850 đã quy định cụ thể rằng nô lệ không trở nên tự do bằng cách vào một quốc gia tự do, họ vẫn mang thân phận nô lệ cho đến khi quốc gia chính của họ xoá bỏ nô lệ.
Người Mỹ bản địa có chế độ chủ nô mặc dù chỉ là chế độ chủ nô diễn ra với quy mô nhỏ nhưng chế độ chủ nô ở nơi này- một nơi được nhận định là sẽ trở thành Hoa Kỳ đã được thiết lập như một phần của quá trình thuộc địa hóa châu Âu. Cho đến khoảng thế kỷ thứ mười tám, trên toàn bộ 13 thuộc địa đã có chế độ chủ nô được hợp pháp hoá, tuy nhiên ngay sau đó tập tục này đã bắt đầu bị bãi bỏ bởi các nước thuộc địa nổi dậy. Vào năm 1780, Pennsylvania đã bãi bỏ chế độ nô lệ và vào cuối Chiến tranh Cách mạng hoặc trong những thập kỷ đầu tiên của đất nước mới, có khoảng một nửa số bang bãi bỏ chế độ nô lệ, mặc dù điều này thường không có nghĩa là những nô lệ hiện tại có thể được quyền tự do sinh sống và tự do làm việc như những công dân bình thường khác. Vào năm 1777, Vermont tuyên bố độc lập khỏi Anh mặc dù không phải là một trong Mười ba Thuộc địa. Và đồng thời hành động tiếp theo của Vermont là hạn chế chế độ nô lệ. Tất cả những hành động này được thực hiện ngay trước khi Vermont được công nhận là một bang vào năm 1791, tức là sau khi tuyên bố độc lập là mười bốn năm.