Muối Cacbonat có nhiều ứng dụng trong đời sống của chúng ta và các ngành công nghiệp. Để có thể hiểu rõ hơn về muối cacbonat thì hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về muối Cacbonat là gì? Phân loại, tính chất và các ứng dụng? qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Muối Cacbonat là gì?
Muối cacbonat chính là muối axit cacbonic trong đó bao gồm 2 loại muối cacbonat và hiđrocacbonat. Muối cacbonat được sử dụng rất phổ biến và có nhiều ứng dụng trong đời sống cũng như là nguồn nguyên liệu để tạo ra xi măng, vôi, xà phòng, một số loại thuốc để chữa bệnh.
Trong hóa học thì cacbonat chính là muối axit cacbonic đặc trưng do sự hiện diện của ion cacbonat là gốc CO₃2-
Tên này cũng chỉ este của axit cacbonic chính là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm C(O–)₂ cacbonat
2. Phân loại và độ tan của muối Cacbonat:
Muối cacbonat được chia thành 2 loại chính là muối trung hòa và muối axit
Thứ nhất là muối cacbonat trung hòa chính là muối không còn nguyên tố H chứa thành phần axit và bazo.
Ví dụ, MgCO3, CaCO3, Na2CO3, HgS, BaSO4
Thứ hai là muối cacbonat axit hay còn được gọi với tên là muối hiđrocacbonat, chính là trong gốc axit chứa nguyên tố H.
Ví dụ, KHCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3, Ba(HCO3)2, K2CO3.
Đa số các muối cacbonat đều không tan được trong nước, trừ một số muối của kim loại kiềm như Na2CO3, K2CO3
Hầu hết muối hiđrocacbonat đều tan được trong nước chính là Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2
3. Tính chất của muối cacbonat:
Muối cacbonat mang những tính chất hóa học đặc biêt để phản ứng với dung dịch axit mạnh, phản ứng với bazo, dung dịch muối, và dễ bị nhiệt phân hủy thoát khí CO2 riêng trường hợp Na2CO3, K2CO3
Muối cacbonat có thể tác dụng với những dung dịch sau đây
3.1. Muối cacbonat tác dụng với axit:
Vì muối cacbonat có thể tác dụng với axit mạnh hơn axit cacbonic để cho ra muối mới đồng thời giải phóng đi khí CO2
Để hiểu rõ hơn tính chất hóa học của muối cacbonat thì chúng ta có thể tham khảo ví dụ sau đây:
NaHCO3 (dd) + HCl (dd) -> NaCl (dd) + H2O (l) + CO2 (k)
Na2CO3 (dd) + 2HCl (dd) -> 2NaCl (dd) + H2O(l) + CO2 (k)
3.2. Phản ứng với dung dịch bazo:
Có một số muối cacbonat tác dụng với bazo sinh ra muối cacbonat không tan và bazo mới
Sau đây là ví dụ để các bạn có thể hiểu rõ hơn phản ứng này:
K2CO3 (dd) + Ca(OH)2 (dd) -> CaCO3 (rắn – trắng) + 2KOH (dd)
Nếu muối hidrocacbonat phản ứng với dung dịch kiềm sẽ tạo ra muối trung hòa cùng với nước
NaHCO3 (dd) + NaOH (dd) -> Na2CO3 (dd) + H2O (l)
3.3. Phản ứng với dung dịch mới:
Đặc biệt dung dịch muối cacbonat tác dụng với một số dung dịch muối khác sẽ tạo thành 2 muối mới
Sau đây là ví dụ để chứng minh phản ứng này
Na2CO3 (dd) + CaCl2 (dd) -> CaCO3 (rắn – trắng) + 2NaCl (dd)
Ta thấy sau phản ứng thu được chất kết tủa đục hoặc trắng
3.4. Phản ứng phân hủy muối cacbonat:
Có nhiều muối cacbonat trừ muối trung hòa và kim loại kiềm sẽ dễ phân hủy và giải phóng khí cacbonic
Sau đây là một số ví dụ:
CaCO3(r) -> nhiệt độ CaO(r) + CO2(k)
2NaHCO3 (r) -> nhiệt độ Na2CO3 (r) + H2O (h) + CO2 (k)
4. Ứng dụng của muối Cacbonat trong đời sống:
Những ứng dụng của muối cacbonat có nhiều chức năng giúp con người trong đời sống thực tiễn và các ngành công nghiệ khác. Dưới đây là những ứng dụng của muối cacbonat
Loại muối | Ứng dụng đặc trưng |
Muối CaCO3 (canxi cacbonat) | Được ứng dụng vào ngành công nghiệp xây dựng như cẩm thạch, kết cấu xi măng Ngoài ra còn ứng dụng được vào ngành sơn, canxi cacbonat dùng như chất độn chính, làm tấm trần, ống nhựa PVC, khung nhựa Ứng dụng làm tấm trần, khung nhựa, ống PVC… |
Muối Na2CO3 (natri cacbonat) | Được dùng trong nguyên liệu sản xuất thủy tinh chiếm khoảng 13-15% Được sử dụng để chế tạo ra xà phòng và chất tẩy rửa Là nguyên liệu chính cho sản phẩm từ gốc natri |
Muối NaHCO3 (natri bicarbonat – baking soda) | Có công dụng tạo độ giòn, xốp cho bánh Tạo lớp bọt và tăng cao độ pH trong các loại thuốc nhức đầu Dùng muối NaHCO3 để giải quyết những vấn đề răng miệng, phòng ngừa sâu răng, mòn răng, chữa bệnh nha chu Ngoài ra còn dùng để làm chế phẩm chữa trị bệnh trào ngược da dày |
5. Bài tập củng cố kiến thức:
1.Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của mỗi chất tương ứng trong hỗn hợp ban đầu là
A. 15,4% và 84,6%
B. 22,4% và 77,6%
C. 16% và 84%
D. 24% và 76%
2.Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
A. 0,020.
B. 0,030.
C. 0,015.
D. 0,010.
3.Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
4.Khi nung 30 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Tính thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu:
A. 28,41% và 71,59%
B. 13% và 87%
C. 40% và 60%
D. 50,87% và 49,13%
5.Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M, KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48
B. 3,36
C. 2,24
D. 1,12
6.Cho 2,84 g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy bay ra 672 ml khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của hai muối (CaCO3 và MgCO3) trong hỗn hợp là phương án nào sau đây?
A. 35,2% và 64,8%
B. 70,4% và 29,6%
C. 85,49% và 14,51%
D. 17,6% và 82,4%
7.Hấp thụ hoàn toàn 0,672lit khí CO2 (đktc) vào 1 lít dd gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là:
A. 2,00
B. 0,75
C. 1,25
D. 1,00
8.Cho 3,9 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và K2SO3 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl, ta thu được một hỗn hợp khí A có tỉ khối hơi so với metan là 3,583 và dung dịch B. Để trung hòa lượng axit còn dư trong dung dịch B ta phải dùng hết 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Vậy % Na2CO3 và K2SO3 trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 60,5% và 39,5%
B. 64% và 36%
C. 64,6% và 35,4%
D. 25,14% và 74,86%
9.Cho 9,125 gam muối hiđrocacbon phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hòa. Công thức của muối hiđrocacbon là:
A. NaHCO3
B. Mg(HCO3)2
C. Ba(HCO3)2
D. Ca(HCO3)2
10. Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II và hóa trị III vào H2SO4 loãng; dư thu được 1,12 lít khí ở đktc. Vậy khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch là:
A. 12,8g
B. 14,2g
C. 13,6g
D. 14,6g
11.Nung nóng 100 g hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi thu được 69g hỗn hợp rắn. % khối lượng của NaHCO3 trong hỗn hợp là:
A. 80%
B. 70%
C. 80,66%
D. 84%
12.Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 1M thu được 6g kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dd lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?
13.V lít khí CO2 (đktc) vào 1,5 lít Ba(OH)2 0,1M được 19,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là?
A. 1,12
B. 2,24
C. 4,48
D. 6,72
14.Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2; Ca(NO3)2; NaOH; Na2CO3; KHSO4; Na2SO4; Ca(OH)2; H2SO4; HCl. Số trường hợp có kết tủa là
A. 4 B. 7 C. 5 D. 6
15.Cho 35 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3. Thêm từ từ , khuấy đều 0,8 lit HCl 0,5 M vào dung dịch X trên thấy có 2,24 lit khí CO2 thoát ra ở đktc và dung dịch Y. Thêm Ca(OH)2 vào dung dịch Y được kết tủa A.
Tính khối lượng mỗi chất trong X và khối lượng kết tủa A ?
16.Cho 10,5 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 tác dụng với HCl dư thì thu được 2,016 lit CO2 ở đktc.
a, Tính % khối lượng X ?
b, Lấy 21 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 với thành phần % như trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ (không có khí CO2 bay ra). Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng ?
c, Nếu thêm từ từ 0,12 lit dung dịch HCl 2M vào dung dịch chứa 21 gam hỗn hợp X trên. Tính thể tích CO2 thoát ra ở đktc ?