Mục tiêu chiến lược là cụm từ được sử dụng thường xuyên trong kinh tế, theo đó đối với các doanh nghiệp muốn phát triển đều phải có mục tiêu chiến lược kinh doanh để đề ra những điều cần đạt được và nhìn nhận đúng năng lực của doanh nghiệp. Vậy mục tiêu chiến lược là gì? Phân loại và vai trò của mục tiêu chiến lược?
Mục lục bài viết
1. Mục tiêu chiến lược là gì?
Mục tiêu chiến lược trong tiếng Anh được gọi là Strategic Objective.
Mục tiêu chiến lược là những trạng thái và những cột mốc, những tiêu thức cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định, đảm bảo sự thực hiện thành công tầm nhìn và sức mạng của doanh nghiệp.
2. Phân loại mục tiêu chiến lược:
– Căn cứ vào thời gian thực hiện, có thể chia mục tiêu chiến lược thành 2 loại:
+ Mục tiêu dài hạn và với mục tiêu thực hiện cấp công ty, cấp kinh doanh. Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu dài hơn 1 năm, nó có ý nghĩa lớn đối với sự thành công của doanh nghiệp, bởi chúng chỉ ra phương hướng, hỗ trợ cho việc đánh giá, chỉ ra những ưu tiên cần thiết, cho phép có sự phối hợp và là cơ sở cho những kế hoạch tốt. Những mục tiêu cần phải ở tầm cao, có thể đo lường được, nhất quán, hợp lí, rõ ràng và trong những doanh nghiệp lớn, những mục tiêu dài hạn cần được lập cho toàn doanh nghiệp và cho từng bộ phận.
+ Mục tiêu ngắn hạn cụ thể với mục tiêu thường niên với mục tiêu này thời gian ngắn có thể là trong 1 năm thực hiện cấp chức năng, tác nghiệp và với mục tiêu thường niên là mục tiêu ngắn hạn mà doanh nghiệp cần phải đạt được nếu muốn đạt mục tiêu dài hạn và cũng giống mục tiêu dài hạn, mục tiêu thường niên cũng có những đặc điểm đó là nó có thể đo lường, có thể tính định lượng, có tính tiên tiến, có tương ứng với các bộ phận kiên định và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Đối với các doanh nghiệp lớn, mục tiêu thường niên được lập ra ở 3 cấp: cấp toàn công ty, cấp cơ sở và cấp đơn vị chức năng và với mục tiêu thường niên xuất hiện ở các Marketing, tài chính, sản xuất, nghiên cứu phát triển, hệ thống thông tin…. Những mục tiêu thường niên cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện chiến lược, trong khi các mục tiêu dài hạn có vai trò quan trọng trong hoạch định chiến lược thì mục tiêu thường niên đưa ra những căn cứ khoa học cho việc phân bổ nguồn lực thực hiện chiến lược.
– Căn cứ vào nội dung chiến lược, có thể chia mục tiêu chiến lược thành 3 loại:
+ Mục tiêu tăng trưởng
+ Mục tiêu ổn định
+ Mục tiêu thu hẹp
3. Vai trò của mục tiêu chiến lược:
Có hai tiêu chuẩn khác nhau nhằm đánh giá khả năng vận hành của doanh nghiệp là tiêu chuẩn đo lường các hoạt động về mặt tài chính và các hoạt động chiến lược và với mục tiêu tài chính kết nối các mục tiêu quản trị với các hoạt động tài chính. Thông thường các hoạt động tài chính lien quan đến tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI). Mục tiêu chiến lược thường liên quan đến các hoạt động marketing, khả năng cạnh tranh. Ý nghĩa của việc đạt được mục tiêu tài chính chỉ mang tính trực giác. Nếu không đạt được lợi nhuận và sức mạnh tài chính, sức khỏe trong dài hạn và sự phát triển bền vững sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn nữa, lợi nhuận dưới mức trung bình và sự thiếu minh bạch trong bảng cân đối kế toán là một hồi chuông cảnh báo cho các nhà đầu tư và tạo ra nhiều rủi ro cho quản trị cấp cao. Tuy nhiên, hiệu quả về mặt tài chính cũng chưa đáp ứng được vận hàn tốt trong tổ chức.
Các mục tiêu tài chính trong doanh nghiệp thể hiện dấu hiệu chững lại của doanh nghiệp, nó phản ánh kết quả của các quyết định trước và các hoạt động trong tổ chức. kết quả các quyết định trước đây và hoạt động trong tổ chức không phải là định hướng tin cậy cho các kì vọng tương lai với một doanh nghiệp nào đó có hoạt động tài chính yếu kém có thể gây ảnh hưởng đến các yếu tố khác. Hơn nữa các dự báo đáng tin cậy của những công ty thành công ở thị trường hay hiệu quả về mặt tài chính trong tương lai là mục tiêu chiến lược của công ty. Kết quả chiến lược là định hướng hang đầu của hiểu quả tài chính tương lai và triển vọng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và với việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược là sự định vị tốt cho việc đạt được hiểu quả hoạt động. ví dụ nếu một công ty đạt được mục tiêu chiến lược đầy tham vọng, khi đó sự mong đợi hiệu quả tài chính tương lai sẽ tốt hơn trong hiện tại và quá khứ. Nếu công ty bắt đầu mất đi điểm mạnh và thất bại trong việc đạt được mục tiêu chiến lược, khi đó việc đạt được lợi nhuận hiện tại sẽ là một sự hoài nghi lớn.
Thông thường, việc sử dụng hệ thống đo lường thực thi là một sự cân bằng giữa mục tiêu tài chính và mục tiêu chiến lược. Chỉ những dấu hiệu thực thi tài chính phản ánh thực tế sẽ tạo cho công ty thực các kết quả tài chính tốt hơn nhằm đạt được năng lực cạnh tranh. Một trong những công cụ đo lường việc thực thi chiến lược có hiệu quả trong doanh nghiệp là Thẻ điểm cân bằng. Trong năm 2010, có gần 50% các công ty toàn cầu sử dụng thẻ điểm cân bằng để đo lường thực thi chiến lược và tài chính.
4. Ứng dụng mục tiêu chiến lược trong doanh nghiệp:
Mục tiêu chiến lược trong doanh nghiệp chúng ta thấy nó có vai trò chuyển hóa tầm nhìn và sứ mạng của doanh nghiệp thành các mục tiêu thực hiện cụ thể, có thể đo lường được và xét về mặt thời gian, mục tiêu chiến lược có thể được phân chia thành với mục tiêu dài hạn – goals từ 3-5 năm là các kết quả phải đạt được trong dài hạn và mục tiêu ngắn hạn thời gian là thường niên objectives là những mốc trung gian mà doanh nghiệp phải đạt được hàng năm để đạt các mục tiêu dài hạn.
Các nhà quản trị có thể dựa vào nguyên tắc SMART để thiết lập các mục tiêu ngắn và dài hạn và theo đó, mục tiêu đề ra cần phải được biểu hiện rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu vì nó định hướng cho tương lai và với mục tiêu phải đo lường được Measurable, tức là cần được gắn với con số, mốc thời gian… cụ thể. Tiếp theo chúng ta cần phân định rõ được ai sẽ là người chịu trách nhiệm tham gia hoàn thành mục tiêu đó, có nghĩa là mục tiêu mang tính phân quyền được dựa trên khả năng, tiềm lực của mỗi người khác nhau. Mục tiêu phải sát với thực tế, có tính khả thi cao, phù hợp với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp và dựa trên điều kiện, môi trường hoạt động hiện tại của doanh nghiệp và cuối cùng, nhà quản lý cần đặt ra thời hạn xác định để hoàn thành mục tiêu đúng thời điểm. Những tiêu chí này sẽ tạo nên mục tiêu thường niên nhất quán, có tính logic cao phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.
Ví dụ, theo như một tập đoàn công nghệ cụ thể tập đoàn đó xác định mục tiêu chiến lược đến năm 2015 cụ thể đối với mảng công nghệ thông tin, tập đoàn đó tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trong mảng Tích hợp hệ thống, Phần mềm, máy tính thương hiệu Việt là các mảng sản phẩm dịch vụ truyền thống của tập đoàn đó. Đối với mảng Dịch vụ Viễn thông, tập đoàn sẽ là công ty viễn thông hàng đầu Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông chất lượng cao phục vụ các Doanh nghiệp và Hộ gia đình với mục tiêu doanh thu đạt 1.000 tỷ vào năm 2015.
Tuy nhiên để thấy rõ vai trò của các mục tiêu cần phải thấy được đặc trưng của hệ thống mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và các đặc trưng đó bao gồm có các mục tiêu chiến lược thường là dài hạn, tuy nhiên thời gian xác định thì không mang tính tương đối chỉ mang tính tuyệt đối. Nói đến mục tiêu chiến lược, các nhà quản trị học thường thống nhất về đặc trưng tổng quát của nó. Hệ thống mục tiêu chiến lược bao giờ cũng là một hệ thống các mục tiêu khác nhau cả ở tính tổng quát, phạm vi,.. nên nó mang bản chất là tác động một cách biện chứng lẫn nhau trong đó mỗi mục tiêu lại đóng vai trò khác nhau cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Tóm lại đối với một qúa trình soạn thảo chiến lược chúng ta thấy các nhà quản trị cần xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu theo đuổi để làm căn cứ quyết định các nội dung chiến lược và tổ chức thực thi chiến lược đó và theo đó điều quan trọng trong phần này là giữa nhiệm vụ và mục tiêu phải ăn khớp nhau, có mối quan hệ qua lại hữu cơ. Mục tiêu là lượng hóa nhiệm vụ và nhiệm vụ phải thực hiện mục tiêu.