Với mong muốn có một hệ thống pháp luật thống nhất và dễ dàng tra cứu, pháp điển hóa hệ thống pháp luật sẽ giúp cho mong muốn đó trở thành hiện thực. Dưới đây là những mục đích của quá trình pháp điển hóa hệ thống pháp luật tại Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Hiểu như thế nào về pháp điển hóa pháp luật?
Có thể nói, pháp điển hóa là một hình thức của hệ thống hóa pháp luật, có mối quan hệ chặt chẽ với tập hợp hóa, hợp nhất văn bản pháp luật, chinh lý văn bản pháp luật và xây dựng pháp luật. Theo đó: Pháp điển hóa là hoạt động cấu trúc, trật tự hóa về nội dung, hình thức đối với hệ thống pháp luật thực định được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định nhằm phát hiện, loại bỏ các quy định không còn phù hợp, đồng thời thay thế, bổ sung, cập nhật, sắp xếp các quy định pháp luật mới để tạo ra Bộ luật hoặc Bộ pháp điển bảo đảm cho quá trình tổ chức, thực hiện pháp luật được thuận lợi và đạt hiệu quả trên thực tế. Như vậy, từ cách hiểu về pháp điển hóa nêu trên, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp điển hóa là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện. Điều này nhằm bảo đảm tính chất chuyên môn hóa của hoạt động pháp điển hóa, góp phần nâng cao chất lượng tiến hành công tác này. Đây cũng là đặc điểm quan trọng giúp chúng ta nhận diện được hoạt động pháp điển hóa với các hoạt động khác như hợp nhất các văn bản pháp luật hoặc tập hợp hóa pháp luật. Nếu như hợp nhất các văn bản pháp luật hoặc tập hợp hóa pháp luật có thể do bất kì chú thế nào tiến hành tùy theo nhu cầu, mục đích của họ thì pháp điển hóa là hoạt động đặc biệt bởi chỉ có chủ thể có thẩm quyền hoặc được nhà nước ủy quyền mới có thể tiến hành hoạt động này. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của các loại chủ thể khác trong quá trình thực hiện pháp điển hóa nhưng vai trò chỉ phối và quyết định cơ ban thuộc về chủ thể có thẩm quyền tiến hành pháp điển hóa. Thực tế tại các quốc gia khác nhau với những đặc thù về kinh tế – xã hội, truyền thống pháp luật, hệ thống pháp luật thực định. mà việc quy định thẩm quyền thực hiện pháp điển hóa sẽ không hoàn toàn giống nhau.
Thứ hai, pháp điển hóa phải được tiến hành theo quy trình, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định chặt chẽ. Về cơ bản, pháp điển hóa là một hoạt động được tiến hành trên phạm vi tương đối rộng lớn và thường diễn ra trong thời gian dài. Do vậy, để bảo đảm hiệu quả thì pháp điển hóa cần phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục, hình thức chặt chẽ mà pháp luật các nhà nước quy định. Trình tự, thủ tục đó thường bao gồm nhiều giai đoạn mà trong đó việc tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật thuộc các nguồn luật khác nhau sẽ không thể thiếu. Ngoài ra, sẽ còn các giai đoạn khác tùy theo tính đặc thù về truyền thống pháp luật và điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Hình thức pháp điển hóa cũng cần phải được quy định cụ thể, chặt chẽ dựa trên đặc trưng của các quốc gia, đó có thể là pháp điển hóa hình thức hoặc pháp điển hóa nội dung hoặc là kết hợp của cả hai hình thức nêu trên. Thậm chí, có thể là pháp điển hóa chính thức hoặc pháp điển hóa không chính thức, pháp điển hóa hoặc tải pháp điển hóa …
Thứ ba, kết quả của pháp điển hỏa là việc tạo ra các văn bản pháp điển, có tên gọi là Bộ luật hoặc Bộ pháp điển. Pháp điển hóa là hoạt động mang tinh khách quan, đáp ứng nhu cầu tất yếu của đời sống pháp lý, xã hội. Giá trị thực tế mà nó đem lại là bảo đảm việc tổ chức, thực hiện pháp luật được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Trên thực tế, các văn bản pháp luật trong một Nhà nước được ban hành bởi những cơ quan khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, như vậy sẽ chứa đựng khả năng là các văn bản và những nội dung cụ thể của chúng sẽ có những mâu thuẫn, chồng chéo. Pháp điển hóa là hoạt động mà một trong những mục đích quan trọng của nó nhằm giúp cho việc phát hiện và loại bỏ những mâu thuẫn, chồng chéo đó.
2. Mục đích của pháp điển hóa hệ thống pháp luật Việt Nam:
Pháp điển hóa hệ thống pháp luật tại Việt Nam mang một số mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp điển hóa nhằm mục đích đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam. Pháp điển hóa là hoạt động có mục đích và vai trò lớn trong điều kiện thường xuyên có sự sửa đổi và hệ thống các luật và văn bản quy phạm pháp luật. Thông qua đó các văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp theo một trật tự bằng cách trình bày theo những lĩnh vực liên quan vào một văn bản duy nhất có thể là Bộ luật … thay vì để các quy định nằm rải rác trong nhiều văn bản đơn lẻ. Việc đưa các quy định và chủ đề pháp lý liên quan vào trong cùng một chuông hoặc phần của một bộ luật sẽ nhằm mục đích tăng tính thống nhất của các văn bản. Mọi điểm mâu thuẫn và chồng chéo cũng như kẻ hở của pháp luật sẽ sớm được giảm bớt và loại bỏ một cách liên tục. Ngoài ra bằng cách duy trì việc cập nhật phát điểm thường xuyên còn nhằm mục đích làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam trở nên đầy đủ và đồng bộ. Nhờ vậy công tác xây dựng pháp luật Việt Nam trở nên dễ dàng hơn.
Thứ hai, pháp điển hóa nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và hiệu lực, nâng cao giá trị điều chỉnh của pháp luật và bảo đảm tính phù hợp, tính khả thi của hệ thống pháp luật.
Thứ ba, pháp điển hóa nhầm mục đích hỗ trợ cho việc nhận thức và tiếp cận nghiên cứu cũng như tìm hiểu các quy định của pháp luật trở nên thuận lợi. Tiếp cận pháp luật là một vấn đề quan trọng mà tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều quan tâm và có thể coi đó là quyền của công dân, tiếp cận pháp luật được hiểu là tiến gần đến pháp luật hay chính là việc đưa pháp luật đến gần với quần chúng. Tuy nhiên thực tế mỗi quốc gia trong quá trình tồn tại và phát triển của mình đều ban hành ra một lượng văn bản pháp luật rất lớn trong đó có Việt Nam, và thậm chí một số văn bản còn gặp phải nhiều vấn đề về mặt nội dung khiến cho người dân khó tiếp cận với pháp luật. Như vậy, nhằm mục đích giúp người dân có thể tiếp cận pháp luật và phát huy giá trị của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thì cần phải đơn giản hóa hệ thống pháp luật. Muốn làm được điều đó, chính bằng cách tiến hành pháp điển hóa pháp luật, thông qua hoạt động pháp điển hóa rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật được tập hợp và sắp xếp theo lĩnh vực, theo chủ đề khiến cho không còn sự trung lập và mâu thuẫn. Từ việc người dân dễ dàng tiếp cận với pháp luật thì họ sẽ có điều kiện để nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng về các quy định pháp luật. Thực tế trong nhiều trường hợp người dân không biết và không hiểu về các quy định pháp luật là do sự rườm ra của hệ thống pháp luật.
3. Pháp điển hóa hệ thống pháp luật Việt Nam có được coi là yêu cầu tất yếu hay không?
Xây dựng pháp luật của Nhà nước ta là hoạt động mang tính thường xuyên, tạo ra hệ thống pháp luật làm cơ sở cho việc điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Kết quả của quá trình xây dựng pháp luật là hệ thống các văn bản pháp luật được tạo ra. Và như một quy luật tất yếu, để hệ thống các văn bản pháp luật trở nên minh bạch, dễ tiếp cận, dễ tìm hiểu thì cần phải tiến hành pháp điển hóa một cách thưởng xuyên và liên tục. Thực tế cho thấy, kết quả của pháp điển hóa có ý nghĩa lớn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và góp phần làm cho pháp luật trở nên dễ tra cứu, dễ áp dụng. Thông qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Nhà nước tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật; giúp người dân có thể nắm bắt được các quy định của pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hiện nay, Việt Nam đang lựa chọn cách thức pháp điển hóa hình thức. Với lựa chọn trên, để đạt hiệu quả cao đòi hỏi nước ta cần đầu tư, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đã từng tiến hành. Kinh nghiệm các nước cho thấy, việc pháp điển cần phải được thực hiện một cách tổng thể, đối với toàn bộ các văn bản pháp luật. Điều đó đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, với vị trí, vai trò cụ thể trong quá trình pháp điển hóa. Thêm vào đó, pháp diễn hóa là hoạt động mang tính kỹ thuật chuyên sâu, đòi hỏi phải có nền tảng lý luận và thực tiễn chắc chắn. Vì vậy, việc tiến hành một cách thống nhất cả về cách thức cũng như các kỹ thuật liên quan sẽ đem lại hiệu quả cao. Do đó, cần có quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề thực tiễn cũng như lý luận về hoạt động pháp điển hóa trên cơ sở xây dựng công nghệ pháp điển hóa thống nhất, phù hợp với điều kiện của nước ta, bảo đảm tính chính xác của các quy phạm được đưa vào Bộ pháp điển. Như vậy có thể coi quá trình pháp điển hóa hệ thống pháp luật tại Việt Nam là một tất yếu.
4. Những giải pháp cơ bản hoàn thiện mô hình pháp điển hóa hệ thống pháp luật tại Việt Nam:
Thực tiễn hệ thống pháp luật nước ta đa dạng đang đặt ra nhiều vấn đề quan tâm và giải quyết thì mới có thể hài hòa hóa trong cấu trúc, tồn tại và phát huy giá trị điều chỉnh trên thực tế. Dưới góc độ pháp điển hóa thì cần phải được thực hiện theo một số giải pháp cơ bản sau:
– Lựa chọn mô hình pháp điển hóa phù hợp với Việt Nam;
– Hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với việc pháp điển hóa;
– Xây dựng một thiết chế độc lập chịu trách nhiệm về công tác pháp điển hóa.