Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về chiết khấu trong giao dịch kí quỹ chứng khoán nhưng lại rất ít ai biết về chiết khấu trong giao dịch kí quỹ chứng khoán bản chất là như thế nào. Vậy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về mức chiết khấu trong giao dịch kí quỹ chứng khoán là gì? Công thức tính?
Mục lục bài viết
1. Mức chiết khấu trong giao dịch kí quỹ chứng khoán là gì?
Mức chiết khấu trong tiếng Anh là Discount Margin – DM.
Chắc hẳn chúng ta đã quyen thuộc với thuật ngữ chiết khấu, nhưng mức chiết khấu trong giao dịch kí quỹ chứng khoánlại rất khó hiểu được bản chất cụ thể thì đây là mức lợi nhuận kì vọng trung bình của chứng khoán có lãi suất thả nổi (thường là trái phiếu) vượt trội hơn các chỉ số cơ bản, hoặc tỉ lệ tham chiếu của chứng khoán. Quy mô mức chiết khấu phụ thuộc vào giá của chứng khoán lãi suất thả nổi hay lãi suất biến đổi. Lợi nhuận hoàn vốn của chứng khoán lãi suất thả nổi thay đổi theo thời gian, do đó, mức chiết khấu là mức ước tính lợi nhuận chứng khoán trong khoảng thời gian từ lúc phát hành đến khi đáo hạn.
Mức chiết khấu cũng có thể được hiểu là mức chênh lệch của lợi suất trái phiếu so với tỉ lệ tham chiếu. Giao dịch ký quỹ về bản chất là sử dụng đòn bẩy trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Rất dễ hiểu, nếu hoạt động đầu tư của bạn có hiệu quả, mức sinh lời từ khoản đầu tư có thể tăng lên gấp bội so với việc chỉ sử dụng vốn của chính mình.
Mỗi loại hình nghiệp vụ đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ xu thế thị trường, khả năng của bản thân, phương pháp đầu tư, cổ phiếu đang đầu tư để đưa ra quyết sách phù hợp. Lời khuyên là nếu xác định xu thế của thị trường là xu thế tăng, nhà đầu tư có thể gia tăng thêm phần lợi suất từ hoạt động mua ký quỹ. Mặt khác nếu xác định xu thế của thị trường là xu hướng giảm thì nhà đầu tư có thể kiếm lợi từ việc vay chứng khoán bán giá cao và mua chứng khoán trả lại cho công ty chứng khoán với giá thấp hơn.
2. Công thức tính mức chiết khấu trong giao dịch kí quỹ chứng khoán:
Có 7 biến liên quan đến công thức tính cụ thể đó là:
– P là giá của trái phiếu lãi suất thả nổi cộng với tất cả các khoản lãi tích lũy.
– c (i) là dòng tiền nhận được vào cuối khoảng thời gian i (kì cuối cùng là kì thứ n, phải trả số tiền gốc).
– I (i) là giá trị lợi suất của chỉ số điểm chuẩn giả định tại thời gian i.
– I (1) là mức giá trị lợi suất của chỉ số điểm chuẩn hiện tại.
– d (i) là số ngày thực tế từ khi bắt đầu cho đến thời gian i, giả sử với qui ước là 360 ngày.
– d (s) là số ngày từ khi bắt đầu cho đến ngày thanh toán cuối cùng.
– DM là mức chiết khấu, biến số cần tìm.
Như vậy căn cứ như trên ta thấy với tất cả các khoản thanh toán coupon đều là không xác định trước được ngoại trừ lần thanh toán đầu tiên, phải được ước tính để tính mức chiết khấu.
3. Đặc điểm Mức chiết khấu trong giao dịch kí quỹ chứng khoán:
Trái phiếu và các loại chứng khoán có lãi suất thả nổi khác, thường được định giá gần bằng với mệnh giá của chúng và điều này là do lãi suất (hoặc lãi suất coupon) trên trái phiếu có lãi suất thả nổi được điều chỉnh theo lãi suất hiện tại, dựa trên những thay đổi trong tỉ lệ tham chiếu của trái phiếu.
Sự khác nhau giữa lợi suất trái phiếu và lợi suất điểm chuẩn được gọi là chênh lệch lợi suất. Các điểm chuẩn được định giá khác nhau sẽ có các cách tính chênh lệch lợi suất khác nhau.
Mức chiết khấu là một trong những đại lượng tính chênh lệch lợi suất phổ biến nhất. Nó ước tính mức chênh lệch lợi suất chứng khoán lãi suất thả nổi, với chỉ số tham chiếu theo giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền dự kiến trong tương lai.
Ứng dụng của Mức chiết khấu
Có ba tình huống cơ bản liên quan đến việc sử dụng mức chiết khấu:
– Nếu giá của chứng khoán lãi suất thả nổi bằng mệnh giá, mức chiết khấu của nhà đầu tư sẽ bằng với mức thiết lập ban đầu (Reset margin).
– Do xu hướng giá trái phiếu sẽ hội tụ khi càng gần đến kì đáo hạn, nhà đầu tư có thể kiếm phần lợi nhuận hoàn vốn vượt quá mức thiết lập ban đầu, trong trường hợp trái phiếu lãi suất thả nổi được đang ở dưới mức giá thị trường.
Mức tỉ lệ lợi nhuận bổ sung cộng với mức thiết lập ban đầu sẽ bằng với mức chiết khấu.
– Nếu trái phiếu lãi suất thả nổi được định giá trên mệnh giá, mức chiết khấu sẽ bằng tỉ lệ tham chiếu trừ đi thu nhập giảm xuống.
4. Khi nào nên sử dụng giao dịch ký quỹ?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư 120/TT-BTC, giao dịch ký quỹ được thực hiện phải bảo đảm:
Thứ nhất,giao dịch kí quỹ của nhà đầu tư trước khi thực hiện giao dịch ký quỹ phải ký hợp đồng giao dịch ký quỹ với công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán theo quy định pháp luật. Hợp đồng giao dịch ký quỹ đồng thời là hợp đồng cho các khoản vay trên tài khoản giao dịch ký quỹ.
Hợp đồng giao dịch ký quỹ tối thiểu phải bao gồm nội dung về tài sản bảo đảm cho giao dịch ký quý, thời hạn bổ sung ký quỹ, xử lý tài sản bảo đảm cho giao dịch ký quỹ khi nhà đầu tư không bổ sung ký quỹ; phương thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh; nêu rõ các rủi ro, thiệt hại có thể phát sinh và chi phí khách hàng phải thanh toán.
Hai là, nhà đầu tư nước ngoài không được thực hiện giao dịch ký quỹ.
Ba là, Giao dịch tại mỗi công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư chỉ được mở 01 tài khoản giao dịch ký quỹ. Tài khoản giao dịch ký quỹ là tài khoản riêng biệt hoặc được quản lý riêng biệt hoặc được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán hiện có của nhà đầu tư. Công ty chứng khoán phải hạch toán tách biệt tài khoản giao dịch ký quỹ với tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường của từng nhà đầu tư, tách biệt tài khoản giao dịch ký quỹ và tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường giữa các nhà đầu tư.
Bốn là, chứng khoán được giao dịch ký quỹ là cổ phiếu cần thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán và đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau: thời gian niêm yết, đăng ký giao dịch; quy mô vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành; tính thanh khoản và biến động giá (nếu có); minh bạch thông tin và các tiêu chí khác theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sở giao dịch chứng khoán công bố danh sách chứng khoán được giao dịch ký quỹ hoặc chứng khoán không được giao dịch ký quỹ trên cơ sở tiêu chí do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định.
Trên cơ sở danh sách chứng khoán được giao dịch ký quỹ hoặc chứng khoán không được giao dịch ký quỹ do Sở giao dịch chứng khoán công bố, công ty chứng khoán lựa chọn danh sách chứng khoán được thực hiện giao dịch ký quỹ tại công ty và thực hiện công bố thông tin theo quy định pháp luật.
Năm là, nhà đầu tư có nghĩa vụ đảm bảo tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ duy trì theo hợp đồng đã ký với công ty chứng khoán.
Khi tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư giảm xuống thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì, công ty chứng khoán phát hành lệnh gọi ký quỹ bổ sung. Chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ không được tính vào tài sản bảo đảm khi xác định tỷ lệ ký quỹ ban đầu và tỷ lệ ký quỹ duy trì cho giao dịch ký quỹ.
Như mình đã đề cập ở trên, việc sử dụng giao dịch ký quỹ là con dao 2 lưới, nó chỉ dành cho người dày dạn kinh nghiệm và thực sự am hiểu về thị trường. Sau đây là một vài lời khuyên khi sử dụng margin.
+ Chỉ nên giao dịch ký quỹ khi bạn là một người có kinh nghiệm đầu tư dày dạn.
+ Chỉ sử dụng ký quỹ khi thị trường có dấu hiệu tốt rõ ràng. Thị trường ở giai đoạn khó nắm bắt xu hướng cũng không nên sử dụng margin.
+ Chỉ nên sử dụng ký quỹ trong các giao dịch ngắn hạn. Việc sử dụng margin trong đầu tư dài hạn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
+ Chỉ nên dùng ký quỹ khi đầu tư vào các mã cổ phiếu có thanh khoản cao.
Theo quan điểm và kinh nghiệm đầu tư của mình. Nếu bạn là người mới, tốt nhất là không sử dụng margin. Nếu bạn đã khá cứng cáp trên thị trường thì có thể cân nhắc sử dụng nhưng không nên lạm dụng. Hãy trao đổi kỹ càng với môi giới của mình trong từng trường hợp cụ thể.