Loại hình nghệ thuật múa rối nước không chỉ là sản phẩm của những nghệ nhân tài năng mà nó còn là biểu hiện của sự gắn bó mật thiết giữa con người và thiên nhiên từ nền văn minh lúa nước. Múa rối nước món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam, mời bạn đọc tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Múa rối nước món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam chọn lọc:
Nghệ thuật múa rối nước truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xa xưa đã gắn liền với những điều kiện tự nhiên, sinh hoạt trong đời sống của người nông dân trồng lúa nước vùng đồng bằng Bắc bộ. Múa rối nước thường được tổ chức vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết… Múa rối nước là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu chính vì thế mà nghệ thuật múa rối nước cũng mang tính tổng hợp, đa diện của nhiều các đặc điểm nghệ thuật văn hóa khác.Cái độc đáo của loại hình nghệ thuật múa rối nước được thể hiện ngay từ trong tên gọi của nó là “Múa rối nước” chsinh là lấy nước làm sân khấu để biểu diễn. Mặt nước ao hồ ngay trong làng vừa là sân khấu vừa là là môi trường, khung cảnh và là một nhân vật hỗ trợ cho con rối hoạt động trơn chu dưới sự điều khiển tài ba của các nghệ nhân múa rối nước. Bên trên mặt nước được người ta dựng lên sân khấu, phía dưới mặt nước chính là là hệ thống điều khiển với các kiểu máy, sào, dây chằng chịt được nối trực tiếp với buồng trò. Hiện trong kho tàng trò múa rối nước của Việt Nam có khoảng hơn 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm các tiết mục múa rối nước hiện đại kể về những sự tích dân gian xa xưa và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân Việt Nam thuở ấy. Một số tích trò chơi trong truyền thống rối nước của nước ta như: Trò ca ngợi truyền thống nghề nghiệp làm ruộng hay đánh cá ví dụ như các trò đi bừa, đi cấy, chăn vịt, úp nơm, câu cá, xay lúa, giã gạo…; trò vui chơi giải trí phản ánh sinh động những lễ hội nông nghiệp như: Đấu vật, chọi gà, đua thuyền, bơi chải, chọi trâu, đánh đu…; còn có những tích trò ca ngợi truyền thống yêu nước chống xâm lược của dân tộc như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo…; tích trò các trích đoạn chèo tuồng nổi tiếng như: Thị Màu lên chùa, Thất Cầm Mạnh Hoạch…; các nghi thức tín ngưỡng khác như: Đi hội, tô tượng, đúc chuông, lễ phật, rước thần… Với hàng loạt các tích trò điển hình mang đậm nét văn hóa Việt Nam trên đã thấy được phần nào đặc trưng và ưu thế của nghệ thuật múa rối nước đặc biệt trong việc phản ánh cuộc sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần từ hàng trăm năm của nhân dân ta. Để có được một buổi biểu diễn múa rối nước hoàn chỉnh, nghệ thuật múa rối nước phải tập trung trí tuệ tài ba uyển chuyển trong từng động tác của nhiều nghệ nhân, có một số nghệ nhân chuyên sáng tác tích trò, lại có nghệ nhân chuyên tạc quân rối hay có nghệ nhân chuyên chế tạo máy điều khiển và còn những nghệ nhân điều khiển quân rối trên sàn diễn ăn khớp nhịp nhàng với từng lời ca, tiếng nói của nghệ nhân hát xướng.
2. Múa rối nước món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam siêu hay:
Múa rối nước là một thể loại nghệ thuật của loại hình sân khấu Việt Nam. Được sinh ra hàng trăm năm trước từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của người nông dân vùng châu thổ sông Hồng, nó mang đậm tính văn hóa phương Đông đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Tiến trình phát triển của múa rối nước là một quá trình diễn ra liên tục chưa bao giờ đứt đoạn. Đó là thể loại sân khấu vận động nghệ thuật theo hình thức dân gian với đầy đủ đặc trưng của văn hóa dân gian xa xưa trong mỗi mùa vụ, hội hè, hội đình ở làng quê, nông thôn. Múa rối nước ra đã luôn đời gắn liền với nghệ thuật tạo hình, điêu khắc, tạc tượng từ những đôi bàn tay thủ công, bằng tư duy và khối óc sáng tạo của người nghệ nhân trong giới được rèn luyện qua năm tháng với nghề nông nghiệp và nghệ thuật thủ công trong không gian văn hóa ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Các mảng chạm khắc, trang trí trên đình làng với tạo hình quân rối nước đều được khắc họa chi tiết trên nguyên tắc hội họa đồng nhất và được thể hiện qua cảm xúc thẩm mỹ của người nghệ nhân điêu luyện. Bởi vậy, nó vừa phóng khoáng, mạnh mẽ, mộc mạc mà vô cùng giản dị nhưng sinh động, tinh tế. Múa rối nước chính là những bức tranh nghệ thuật phản ánh chân thực về cuộc sống và của mỗi người nông dân trong sinh hoạt đời thường Từ đó, chúng ta nhận thức sâu sắc được hơn về mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới thiên nhiên và hiểu được lao động, sinh hoạt, khát vọng và ước mơ và về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người nông dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng trong tiến trình phát triển của lịch sử qua nghệ thuật văn hóa múa rối nước. Nghệ thuật múa rối nước vùng châu thổ sông Hồng không những mang giá trị cộng cảm mà còn là sự cộng mệnh của văn hóa cộng đồng, được cộng đồng nuôi dưỡng, gìn giữ và phát triển truyền lại cho thế hệ sau. Múa rối nước trong lễ hội là thông qua nghệ thuật dân gian để hướng tới mục đích và phản ánh nội dung, ý nghĩa, giúp nhận thức rõ giá trị văn hóa ẩn sâu trong đời sống tinh thần của mỗi người dân trong thời kỳ nền nông nghiệp lúa nước.
3. Múa rối nước món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam ấn tượng:
Việt Nam chính là một đất nước giàu truyền thống văn hóa, sáng tạo ra nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống mang tính dân gian độc đáo. Sự sáng tạo trong nghệ thuật dân gian đã phản ánh đậm chất nền văn minh lúa nước, nơi mà người Việt ta từ xưa đến nay đã tận dụng sự giàu có của đất đai, nguồn nước để sáng tạo nên những nghệ thuật độc đáo và mang đậm nét đời sống tinh thần của người dân ta. Một trong những biểu tượng nghệ thuật nổi bật của nghệ thuật dân gian Việt Nam chính là múa rối nước. Múa rối nước cũng chính là một món quà kỳ diệu lấy cảm hứng từ đồng ruộng. Được tạo ra từ trí tưởng tượng phong phú với đầu óc sáng tạo tài tình, thông minh của cha ông, múa rối nước không chỉ là một hình thức giải trí nghệ thuật bình thường mà còn là biểu tượng của văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Múa rối nước thường được trình diễn trên mặt nước và mặt nước chính là sân khấu, với ao hồ trở thành và môi trường tự nhiên trở thành sân khấu chính để diễn ra hoạt động này. Điều này không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của Việt Nam, mà còn tạo nên một không gian ảo diệu đẹp đẽ, đặc biệt là khi các nghệ nhân tài năng điều khiển con rối trở nên vô cùng uyển chuyển trên mặt nước. Bên trên mặt nước, nơi là sân khấu, các nhân vật rối với mỗi hình dáng trang phục riêng được điều khiển di chuyển một cách linh hoạt dưới sự điều khiển tinh tế của những người nghệ nhân trong khung cảnh sinh động khiến người xem phải trầm trồ. Phía dưới mặt nước đó là hệ thống điều khiển phức tạp với nhiều máy móc, sào, dây chằng chịt được kết nối trực tiếp với buồng trò đây là cách tạo nên sự hoàn hảo và chính xác trong mỗi động tác của từng con rối. Múa rối nước không chỉ là một hình thức nghệ thuật giữ gìn và phát triển nghệ thuật truyền thống mà nó còn là một cách để du khách hiểu sâu hơn về nền văn hóa độc đáo cộng với tài năng sáng tạo linh hoạt của người Việt Nam. Múa rối, đặc biệt là rối nước chính là một biểu tượng không thể thay thế của văn hóa dân gian Việt Nam. Nó nảy sinh từ sự sáng tạo và tìm tòi không ngừng nghỉ của những thế hệ cha ông, phản ánh lối sống và sự tư duy của người dân nông nghiệp ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.