Những thành tựu tiêu biểu về chính trị của nền văn minh Đại Việt được thể hiện qua việc tổ chức và củng cố bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương tạo nên một hệ thống chính quyền mạnh mẽ và hiệu quả. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Một trong những thành tựu tiêu biểu về chính trị của nền văn minh Đại Việt là?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Một trong những thành tựu tiêu biểu về chính trị của nền văn minh Đại Việt là?
A. Vua trực tiếp quản lí nhà nước mà không thông qua các cấp trung gian.
B. việc chia cả nước thành các đạo, phủ, châu/ huyện do vua trực tiếp quản lý.
C. tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện dần từ trung trong đền địa phương.
D. các cơ quan chuyên môn có vai trò quyết định đối với việc quản lí nhà nước.
Đáp án đúng là: C
2. Thành tựu về chính trị của nền văn minh Đại Việt:
Những thành tựu tiêu biểu về chính trị của nền văn minh Đại Việt được thể hiện qua việc tổ chức và củng cố bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương tạo nên một hệ thống chính quyền mạnh mẽ và hiệu quả.
– Hoàn thiện và củng cố bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước Đại Việt đã không ngừng được hoàn thiện và củng cố theo thời gian. Các triều đại đã tập trung vào việc xây dựng một hệ thống chính quyền vững chắc, đảm bảo sự quản lý hiệu quả từ trung ương xuống đến các địa phương. Sự hoàn thiện này bao gồm việc tổ chức lại các cơ quan chính quyền, cải thiện hệ thống luật pháp và tăng cường năng lực quản lý và điều hành của các quan chức.
– Chia thành lục bộ: Bộ máy nhà nước được chia thành lục bộ, gồm sáu cơ quan chủ chốt là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, và Công. Mỗi bộ có chức năng và nhiệm vụ riêng, đảm bảo việc quản lý nhà nước được tiến hành một cách toàn diện và chuyên nghiệp.
– Cấp hành chính trung ương: Hệ thống chính quyền trung ương bao gồm vua, quan đại thần và các cơ quan giám sát.
+ Vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia.
+ Các quan đại thần hỗ trợ vua trong việc điều hành đất nước, quản lý các lĩnh vực cụ thể.
+ Các cơ quan giám sát đóng vai trò kiểm tra, đảm bảo các chính sách và quy định của triều đình được thực hiện đúng đắn và hiệu quả.
– Cấp hành chính địa phương: Từ trung ương, hệ thống hành chính được phân chia xuống các cấp địa phương, bao gồm các cấp đạo (thừa tuyên), phủ, huyện (châu), và xã (hoặc phường, sách).
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt thời phong kiến?
A. Tổ chức theo thể chế quân chủ lập hiến.
B. Không ngừng được củng cố, hoàn thiện.
C. Vai trò quản lí của nhà nước ngày càng chặt chẽ.
D. Tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế.
Đáp án đúng là: A
Câu 2. Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là:
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Đáp án đúng là: A
Câu 3. Năm 1230, vua Trần Thái Tông đã cho soạn bộ luật nào?
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Đáp án đúng là: B
Câu 4. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời Lê sơ?
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Đáp án đúng là: C
Câu 5. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời Nguyễn?
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Đáp án đúng là: D
Câu 6. Luật pháp của các triều đại phong kiến Đại Việt không đề cao vấn đề nào dưới đây?
A. Tính dân tộc và chủ quyền quốc gia.
B. Tính tự trị của các làng xã, châu, huyện.
C. Quyền lực của vua, quyền lợi của quý tộc, quan lại.
D. Quyền lợi của nhân dân (trong đó có quyền lợi của phụ nữ).
Đáp án đúng là: B
Câu 7. Nhà nước phong kiến Đại Việt không thực hiện biện pháp nào dưới đây để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp?
A. Khuyến khích nhân dân khai hoang, lấn biển mở rộng diện tích canh tác.
B. Lập các chức quan quản lí, giám sát, khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
C. Cho phép nhân dân tùy ý bỏ ruộng hoang nếu không có nhu cầu canh tác.
D. Vận động nhân dân tham gia đắp đê, phòng lụt trên quy mô lớn.
Đáp án đúng là: C
Câu 8. Cây trồng chính của nhân dân Đại Việt thời phong kiến là
A. lúa mì.
B. lúa mạch.
C. lúa nước.
D. ngô.
Đáp án đúng là: C
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt?
A. Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển.
B. Xuất hiện nhiều ngành nghề mới, như: làm tranh sơn mài, làm giấy,…
C. Thế kỉ XVI – XVII, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước.
D. Sản xuất thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của nhân dân Đại Việt.
Đáp án đúng là: D
Câu 10. Dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài được hình thành ở vùng biên giới, như:
A. Thăng Long (Hà Nội), Vân Đồn (Quảng Ninh),…
B. Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam),…
C. Gia Định (TP. Hồ Chí Minh), Thăng Long (Hà Nội),…
D. Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa),…
Đáp án đúng là: D
Câu 11. Ở Đại Việt, thời phát triển, tư tưởng nào được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội?
A. Yêu nước, thương dân.
B. Yêu chuộng hòa bình.
C. Tương thân tương ái.
D. Nhân nghĩa, đoàn kết.
Đáp án đúng là: A
Câu 12. Đến thời Lê sơ, Nho giáo:
A. được du nhập vào Đại Việt.
B. được nâng lên địa vị độc tôn.
C. bị nhà nước phong kiến kìm hãm.
D. bị nhân dân bài trừ triệt để.
Đáp án đúng là: B
Câu 13. Ở Đại Việt, dưới thời kì nào Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn?
A. Tiền Lê.
B. Lý.
C. Trần.
D. Lê sơ.
Đáp án đúng là: D
Câu 14. Ở Đại Việt, Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời kì nào?
A. Ngô – Đinh.
B. Đinh – Tiền Lê.
C. Lý – Trần.
D. Lê – Nguyễn.
Đáp án đúng là: C
Câu 15. Trong các thế kỉ từ XIII – XVI, các tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt?
A. Nho giáo, Đạo giáo.
B. Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo, Nho giáo.
D. Phật giáo, Hin-đu giáo.
Đáp án đúng là: B
Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tín ngưỡng bản địa của cư dân Đại Việt?
A. Thờ Thành hoàng.
B. Thờ các anh hùng dân tộc.
C. Thờ tổ nghề.
D. Thờ Thiên Chúa.
Đáp án đúng là: D
Câu 17. Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ nào?
A. Chữ Nôm.
B. Chữ Kanji.
C. Chữ Hangul.
D. Chữ La-tinh.
Đáp án đúng là: A
Câu 18. Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng và cải biến:
A. chữ Phạn của Ấn Độ.
B. chữ Hán của Trung Quốc.
C. bảng chữ cái La-tinh.
D. chữ hình nêm của Lưỡng Hà.
Đáp án đúng là: C
Câu 19. Một trong những tác phẩm văn học chữ Hán tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn là
A. Chiếu dời đô.
B. Hịch tướng sĩ.
C. Bình Ngô Đại Cáo.
D. Tụng giá hoàn kinh sư.
Đáp án đúng là: B
Câu 19. Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của
A. Lục Vân Tiên.
B. Truyện Kiều.
C. Quốc âm thi tập.
D. Chinh phụ ngâm.
Đáp án đúng là: B
Câu 20. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê đã biên soạn bộ sử nào dưới đây?
A. Đại Việt sử kí.
B. Đại Việt sử kí toàn thư.
C. Lam Sơn thực lục.
D. Đại Việt thông sử.
Đáp án đúng là: B
Câu 21. Trịnh Hoài Đức là tác giả của bộ sách địa lí nào sau đây?
A. Dư địa chí.
B. Hồng Đức bản đồ.
C. Phủ Biên tạp lục.
D. Gia Định thành thông chí.
Đáp án đúng là: D
Câu 22. Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư là những tác phẩm tiêu biểu của
A. Đào Duy Từ.
B. Trần Khánh Dư.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Tông Đản.
Đáp án đúng là: C
Câu 23. Danh y Tuệ Tĩnh là tác giả của bộ sách y dược học nào sau đây?
A. Nam dược thần hiệu.
B. Hải thượng y tông tâm lĩnh.
C. Bảo anh lương phương.
D. Bản thảo cương mục.
Đáp án đúng là: A
Câu 24. Đại thành toán pháp là tác phẩm của ai?
A. Lương Thế Vinh.
B. Phùng Khắc Khoan.
C. Nguyễn Trực.
D. Vũ Hữu.
Đáp án đúng là: A
Câu 25. Kì quan, bảo vật nào dưới đây không thuộc “An Nam tứ khí” của Đại Việt thời Lý – Trần?
A. Tượng phật chùa Quỳnh Lâm.
B. Chuông Quy Điền.
C. Vạc Phổ Minh.
D. Cửu Đỉnh đặt trước sân Thế Miếu (Huế).
Đáp án đúng là: D
THAM KHẢO THÊM: