Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học hiệu quả

  • 03/02/202403/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    03/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Các phương pháp dạy học tích cục giúp học sinh được rèn luyện hoạt động thực hành kỹ năng ứng xử, bày tỏ thái độ trong môi trường giả định trước khi thực hành trong thực tiễn. Dưới đây là bài viết về: Một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học hiệu quả.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?
      • 2 2. Phương pháp vấn đáp:
      • 3 3. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:
      • 4 4. Phương pháp hoạt động nhóm:
      • 5 5. Phương pháp đóng vai:



      1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?

      – Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng lớp học, môn học; phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức học thuật vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, hứng thú học tập cho học sinh.

      – Tính tích cực học tập là tính tích cực nhận thức, biểu hiện ở khát vọng hiểu biết, cố gắng và có nghị lực cao trong quá trình tiếp thu tri thức. Tính tích cực nhận thức trong học tập liên quan đến động cơ học tập. Động cơ sẽ tạo ra hứng thú. Hứng thú chính là tiền đề của sự tự giác. Hứng thú, tự giác là hai nhân tố tạo nên tính tích cực. 

      – Tính tích học tập biểu hiện ở: hăng hái trả lời các câu hỏi, bổ sung các câu trả lời của bạn, phát biểu ý kiến trước vấn đề nêu ra; nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích về những vấn đề chưa đủ rõ; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; hoàn thành các bài tập, không nản trước khó khăn…

      – Phương pháp dạy học tích cực được dùng ở nhiều nước để chỉ phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học. “Tích cực” được dùng với nghĩa là hoạt động hướng tới việc hoạt động hóa của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy sự tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào người dạy.

      2. Phương pháp vấn đáp:

      * Vấn đáp: Là phương pháp mà giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc là học sinh có thể tranh luận, phản biện với nhau và với cả giáo viên; qua đó các em sẽ lĩnh hội được nội dung bài học. Có các loại phương pháp vấn đáp sau đây:

      – Vấn đáp tái hiện: Giáo viên sẽ đặt câu hỏi và chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần phải suy luận. Vấn đáp tái hiện không phải là phương pháp có giá trị sư phạm. Đây chỉ là một là biện pháp được dùng khi liên kết mối liên hệ giữa các kiến thức mà học sinh vừa mới học.

      – Vấn đáp giải thích – minh hoạ với mục đích làm sáng tỏ một chủ đề nào đó, giáo viên sẽ lần lượt nêu ra các câu hỏi kèm theo ví dụ minh hoạ cụ thể để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu. Phương pháp sẽ có hiệu quả khi có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các phương tiện nghe – nhìn.

      – Vấn đáp tìm tòi: Giáo viên thiết lập một hệ thống câu hỏi được lựa chọn hợp lý để hướng học sinh phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự hiểu biết. Giáo viên thiết kế sự trao đổi ý kiến – kể cả là việc tranh luận – giữa thầy với cả lớp, nhằm giải quyết một vấn đề xác định.

      3. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:

      Trong một xã hội phát triển nhanh theo xu hướng thị trường, cạnh tranh quyết liệt thì phát hiện sớm và có thể giải quyết một cách hợp lý những vấn đề trong thực tiễn là một khả năng đảm bảo sự thành công và phát triển trong cuộc sống. Vì vậy, phương pháp tập dượt cho học sinh nhận biết, đặt ra và giải quyết vấn đề trong học tập, không chỉ có vai trò quyết định ở tầm phương pháp dạy học mà còn có tác dụng là một mục tiêu giáo dục và đào tạo. Cấu trúc một bài học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề sẽ sẽ được thiết kế như sau:

      * Đặt vấn đề và xây dựng bài toán nhận thức

      – Tạo tình huống có vấn đề thực tiễn;

      – Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh;

      – Phát hiện những vấn đề đặt ra

      * Giải quyết vấn đề đặt ra

      – Đề xuất phương pháp giải quyết;

      – Lập chi tiết kế hoạch giải quyết;

      – Thực hiện, triển khai kế hoạch giải quyết.

      * Kết luận: 

      – Thảo luận về kết quả và đánh giá;

      – Khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết nêu ra;

      – Phát biểu về kết luận;

      – Đề xuất vấn đề mới.

      Có thể phân chia thành bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề như sau:

      – Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề và chỉ dẫn cách giải quyết. Học sinh thực hiện cách giải quyết theo hướng dẫn và được giáo viên đánh giá kết quả làm việc.

      – Mức 2: Giáo viên đưa ra vấn đề và gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết. Cả giáo viên và học sinh đánh giá kết quả.

      – Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin để tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề, đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết và cùng với giáo viên đánh giá kết quả.

      – Mức 4: Học sinh tự phát hiện vấn đề trong hoàn cảnh cá nhân hoặc cộng đồng, tự chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả, với ý kiến bổ sung của giáo viên khi hoàn thành.

      Các mứcĐặt vấn đềNêu giả thuyếtlập kế hoạchGiải quyết vấn đềKết luận , đánh giá
      1GVGVGVHSGV
      2GVGVHSHSGV + HS
      3GV + HSHSHSHSGV + HS
      4HSHSHSHSGV + HS

      Trong quá trình dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mới mà còn học cách áp dụng tri thức đó. Đồng thời, phương pháp này còn khuyến khích học sinh phát triển tư duy sáng tạo và hăng hái, giúp họ trang bị một năng lực thích ứng với cuộc sống xã hội. Hơn nữa, học sinh cũng có cơ hội nhận biết và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách kịp thời và hợp lý.

      4. Phương pháp hoạt động nhóm:

      Các bài học được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập mà các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có mục đích, giữ ổn định hay thay đổi trong từng phần của đơn vị dạy học, nhận nhiệm vụ giống nhau hay khác nhau.

      Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu cần. Trong nhóm, mỗi người có thể được giao một nhiệm vụ. Trong một nhóm nhỏ, mỗi thành viên phải làm việc chăm chỉ, bạn không thể tin tưởng vào một vài người hiểu biết và năng động hơn.Các thành viên trong nhóm giúp nhau giải quyết vấn đề trong môi trường cạnh tranh với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ góp phần vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước cả lớp, nhóm có thể cử đại diện hoặc mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ được giao cho nhóm khá phức tạp.

      Phương pháp làm việc nhóm có thể được thực hiện như sau:

      Làm việc cùng nhau trong toàn bộ lớp:

      – Đưa ra vấn đề và xác định mục tiêu nhóm.

      – Tổ chức thành các nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.

      – Hướng dẫn cách làm việc nhóm hiệu quả.

      Làm việc trong từng nhóm:

      – Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

      – Các thành viên làm việc độc lập trước khi thảo luận hoặc trao đổi ý kiến trong nhóm.

      – Chọn một đại diện hoặc phân công để trình bày kết quả làm việc của nhóm.

      Tổng kết trước lớp:

      – Các nhóm trình bày kết quả công việc của mình theo thứ tự.

      – Thảo luận chung về các kết quả và ý kiến.

      – Giáo viên tổng kết và đặt ra vấn đề cho bài học tiếp theo hoặc vấn đề mới liên quan trong bài học.

      Phương pháp hoạt động nhóm giúp các học sinh trong nhóm chia sẻ các băn khoăn của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức và bài học mới. Mỗi người có thể nhận rõ trình độ của mình về chủ đề nêu ra, và học hỏi thêm những gì. Thành công của bài học phụ thuộc vào sự tham gia của mọi thành viên, tuy nhiên, phương pháp này bị giới hạn bởi không gian có phạm vi nhỏ của lớp học.

      5. Phương pháp đóng vai:

      Đóng vai là phương pháp cho học sinh thực hành các cách ứng xử trong một tình huống giả định.

      Phương pháp đóng vai có những lợi ích sau:

      – Học sinh được rèn luyện hoạt động thực hành kỹ năng ứng xử, bày tỏ thái độ trong môi trường giả định trước khi thực hành trong thực tiễn.

      – Gây hứng thú, tạo chú ý cho học sinh.

      – Tạo điều kiện nảy sinh sự sáng tạo của học sinh.

      – Khích lệ sự thay đổi thái độ cũng như hành vi của học sinh theo chuẩn mực.

      – Có thể thấy được tác động, hiệu quả của lời nói và việc làm của các vai diễn.

      * Cách tiến hành có thể như sau:

      – Giáo viên chia nhóm, đặt tình huống đóng vai cho mỗi nhóm và quy định thời gian chuẩn mực.

      – Các nhóm thảo luận sẽ chuẩn bị đóng vai.

      – Các nhóm lên thực hành đóng vai.

      – Giáo viên phỏng vấn các em học sinh đóng vai.

      – Vì sao em học sinh lại ứng xử như vậy?

      – Cảm xúc và thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử?

      – Lớp thảo luận, nhận xét với các câu hỏi: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay không? Chưa phù hợp ở đâu? Vì sao?

      – Giáo viên kết luận về thái độ, cách ứng xử cần thiết trong tình huống.

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết