Trong thời đại công nghệ bùng nổ thông tin 4.0 như hiện nay thì truyền thông nắm một vai trò hết sức quan trọng. Môi trường truyền thông hiện là thuật ngữ khá quen thuộc với mỗi chúng ta. Tuy nhiên nhiều người còn chưa hiểu rõ về cụm từ này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Môi trường truyền thông là gì?
- 1.1 1.1. Truyền thông được hiểu như sau:
- 1.2 1.2. Môi trường truyền thông được hiểu như sau:
- 1.3 1.3. Truyền thông môi trường có một số yêu cầu sau:
- 1.4 1.4. Các yếu tố môi trường truyền thông:
- 1.5 1.5. Nguyên tắc kỹ thuật trong môi trường truyền thông:
- 1.6 1.6. Biện pháp bảo vệ môi trường truyền thông:
- 2 2. Các mô hình truyền thông môi trường:
1. Môi trường truyền thông là gì?
1.1. Truyền thông được hiểu như sau:
Để hiểu về môi trường truyền thông chúng ta phải hiểu truyền thông là gì. Truyền thông chính là phương tiện để quảng bá thương hiệu, truyền thông chính là yếu tố quyết định sự sống còn hay sự bùng nổ của thương hiệu.
Ngày nay, truyền thông chính là một phương tiện quan trọng có vai trò đem thương hiệu của các doanh nghiệp nhanh chóng đến gần với khách hàng. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: Truyền miệng, truyền thanh, truyền hình, mạng internet. Hình ảnh và những thông điệp mang nội dung về doanh nghiệp đến với đông đảo độc giả. Truyền thông hiện nay rất cần được xây dựng xen kẽ giữa hình ảnh, video một cách thiết thực và độc đáo để đem lại hứng thú cho khách hàng. Nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì sức lan tỏa ngày càng phát triển trên các trang mạng xã hội với tốc độ nhanh chóng.
Truyền thông cũng chính là công cụ được dùng để định hướng được hành vi khách hàng. Thông qua đó quá trình quảng bá và truyền tải chia sẻ thông tin đến khách hàng đã góp phần quan trọng giúp xây dựng lòng tin và thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
Truyền thông cũng chính là hoạt động mang tính chất đa chiều. Bởi vậy, cũng cần có những nhận biết rõ ràng về thông tin để có thể phản hồi với khách hàng để nhằm mục đích phát huy tối ưu thông tin sửa đổi và điều chỉnh thông tin mang tính nhiễu.
1.2. Môi trường truyền thông được hiểu như sau:
Môi trường truyền thông được hiểu là tập hợp tất cả những yếu tố xung quanh con người; có thể nói, bao gồm hai loại yếu tố chính: các yếu tố môi trường tự nhiên, các yếu tố thuộc môi trường xã hội.
Môi trường truyền thông là tập hợp tất cả những yếu tố xung quanh con người; có thể nói, bao gồm hai loại yếu tố chính: các yếu tố môi trường tự nhiên, các yếu tố thuộc môi trường xã hội.
Các yếu tố thuộc hai loại này có mối quan hệ với nhau trong điều kiện cụ thể mà quá trình truyền thông diễn ra. Ngày nay, yếu tố nền tảng, chi phối môi trường truyền thông là kĩ thuật và công nghệ truyền thông.
Mục tiêu của môi trường truyền thông là nhằm nâng cao nhận thức của công dân về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thay đổi thái độ, hành vi về môi trường, tạo lập cách ứng sử thân thiện với môi trường, tự nguyện tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Phát hiện các tấm gương, mô hình tốt, đấu tranh với các hành vi, hiện tượng tiêu cực xâm hại đến môi trường. Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới truyền thông môi trường, góp phần thực hiện thành công xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
1.3. Truyền thông môi trường có một số yêu cầu sau:
– Tuân thủ luật pháp, kể cả các quy định cấp quốc tế, quốc gia và cấp địa phương về bảo vệ môi trường.
– Đảm bảo tính hiện đại, chính xác của các kiến thức về môi trường được truyền thông.
– Môi trường truyền thông phải có hệ thống, kế hoạch và chiến lược. Mỗi một chương trình cần là bước đệm cho các chương trình sau, cao hơn về nội dung và mới hơn về hình thức.
– Phù hợp với đối tượng truyền thông, đặc biệt là phù hợp về văn hoá, trình độ học vấn và kinh tế.
– Tạo dựng sự hợp tác rộng rãi giữa truyền thông môi trường với các chương trình, dự án truyền thông của các ngành khác, đặc biệt là sự hỗ trợ của lực lượng truyền thông môi trường tình nguyện.
Như vậy, môi trường truyền thông cần phải rất cụ thể nhằm nâng cao kiến thức, tác động đến thái độ và hành vi của cộng đồng và môi trường truyền thông phải gắn bó hữu cơ đối với cộng đồng có liên quan tới môi trường. Cộng đồng vừa là đối tượng của môi trường truyền thông mà hành vi
của họ là thước đo hiệu quả của truyền thông môi trường, vừa là chủ thể tác động lên vấn đề truyền thông và quá trình môi trường truyền thông.
Trong môi trường truyền thông, sự tham gia của cộng đồng vào tất cả các bước có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của một chiến lược kế hoạch truyền thông. Sự tham gia ở đây chính là quá trình tạo điều kiện cho cộng đồng có thể sử dụng nguồn lực của mình, huy động nguồn lực đó cho quá trình thiết kế, vận hành và duy trì hoạt động của chương trình môi trường truyền thông.
1.4. Các yếu tố môi trường truyền thông:
– Các yếu tố của môi trường tự nhiên bảo đảm cho thông điệp được truyền đến đối tượng một cách đầy đủ và trọn vẹn. Các yếu tố của môi trường tự nhiên là các yếu tố như địa hình, quang cảnh, mưa, gió, môi trường xung quanh,… có thể ảnh hưởng đến phương tiện kĩ thuật truyền dẫn, có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng truyền thông.
Địa hình có nhiều núi cao có thể ngăn cản sóng phát thanh, truyền hình. Thời tiết xấu có thể ảnh hưởng đến chất lượng sóng phát thanh, ngoại trừ truyền thông radio kĩ thuật số. Tiếng ồn, cấu tạo phòng – hội trường cũng ảnh hưởng đến chất lượng tiếp nhận thông điệp. Những rào cản này có thể khắc phục nếu có sự chuẩn bị hoặc đầu tư thỏa đáng.
– Trong quá trình truyền thông, các nhà truyền thông cần lưu ý đến các yếu tố tâm lí – xã hội, vì các yếu tố này tác động, chi phối rất lớn đến năng lực và hiệu quả truyền thông.
Sự hưng phấn, cường độ của sự chú ý, nhiệt tình, trách nhiệm và chất lượng của sự tham gia cùng với tâm trạng, tâm lí,… của công chúng hay nhóm đối tượng tiếp nhận thông điệp, thuộc các yếu tố môi trường tâm lí – xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng truyền thông.
Chính vì thế, nhà truyền thông cần cố gắng làm chủ môi trường truyền thông. Trước hết, cần tập trung chuẩn bị nội dung thông điệp (từ tên chiến dịch truyền thông, thông điệp,…) cho phù hợp với nhóm công chúng đối tượng để lôi kéo và kích thích sự chú ý, tham gia của nhóm đối tượng.
Mặt khác, tận dụng mọi điều kiện có thể để thu hút sự tham gia của công chúng hay nhóm đối tượng truyền thông.
1.5. Nguyên tắc kỹ thuật trong môi trường truyền thông:
Các hệ thống kĩ thuật phi số (hay kĩ thuật tương tự analog) sử dụng dải các giá trị liên tục để đại diện cho thông tin; còn kĩ thuật số sử dụng các giá trị rời rạc (không liên tục) để đại diện cho thông tin đầu vào, xử lí, truyền đi, lưu trữ… Các tín hiệu số tồn tại như các chuỗi số theo thời gian.
Chúng ta gọi là sử dụng các bit (số) “0” và “1”. Kĩ thuật và công nghệ số được sử dụng trước hết và rộng rãi trong truyền thống; người ta gọi là kĩ thuật và công nghệ thông tin – truyền thông số. Có phát thanh số, truyền hình số, báo chí đa nền tảng và truyền thông đa phương tiện,…
1.6. Biện pháp bảo vệ môi trường truyền thông:
Nhà truyền thông cần cố gắng làm chủ môi trường truyền thông. Cần tập trung chuẩn bị nội dung thông điệp (từ tên chiến dịch truyền thông, thông điệp,…) cho phù hợp với nhóm công chúng đối tượng để lôi kéo và kích thích sự chú ý, tham gia của các nhóm đối tượng. Tận dụng mọi điều kiện có thể để thu hút sự tham gia của công chúng hay các nhóm đối tượng truyền thông.
Môi trường truyền thông trong tiếng Anh được gọi là Media environment.
2. Các mô hình truyền thông môi trường:
Hiện nay, có ba loại hình truyền thông cơ bản: truyền thông dọc, truyền thông ngang và truyền thông theo mô hình.
– Truyền thông dọc:
Truyền thông dọc truyền thông không có thảo luận, không có phản hồi. Các chủ thể là người phát thông điệp không biết chính xác người nhận thông điệp cũng như hiệu quả của công tác truyền thông. Các phương tiện thông tin đại chúng (báo, phát thanh, truyền hình) là các công cụ truyền thông dọc.
Truyền thông dọc ít tốn kém và phù hợp với các vấn đề môi trường toàn cầu và quốc gia. Loại hình truyền thông dọc rất hiệu quả khi truyền thông về các vấn đề đang được công chúng quan tâm.
– Truyền thông ngang:
Truyền thông ngang là truyền thông có thảo luận và phản hồi giữa người nhận và người phát thông điệp. Loại truyền thông ngang khó hơn, tốn kém hơn nhưng có hiệu quả lớn.
Truyền thông ngang hiện nay phù hợp với cấp dự án và đã góp phần giải quyết các vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng.
– Truyền thông theo mô hình:
Truyền thông theo mô hình là hình thức truyền thông cao nhất và hiệu quả nhất. Bằng mô hình cụ thể, sử dụng làm địa bàn tham quan trực tiếp. Tại địa điểm tham quan, chuyên gia truyền thông và công chúng có thể trực tiếp trao đổi, thảo luận, xem xét, đánh giá về mô hình.
Ví dụ: mô hình sử dung bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường như quản lý bao bì hoá chất bảo vệ thực vật.
Hình thức truyền thông theo mô hình rất phù hợp với các khu công nghiệp, thủ công nghiệp, nông thôn và miền núi, là những nơi công chúng phải thấy rõ giá trị thực tế, chi phí và hiệu quả của mô hình.