Môi trường học tập là một khái niệm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Môi trường học tập không chỉ giới hạn trong môi trường trường học, mà còn bao gồm các yếu tố như cơ sở vật chất, tương tác xã hội, phong cách giảng dạy, hỗ trợ từ giáo viên và đồng học, và sử dụng công nghệ giáo dục.
Mục lục bài viết
1. Môi trường học tập là gì?
Môi trường học tập (learning environment) là môi trường trong đó các học sinh hoặc sinh viên tham gia vào quá trình học tập và phát triển kiến thức, kỹ năng và khả năng mới. Môi trường học tập có thể bao gồm các yếu tố vật lý, xã hội và tâm lý có ảnh hưởng đến quá trình học tập.
Môi trường học tập là các yếu tố tác động đến quá trình học tập của học sinh bao gồm:
– Thứ nhất, môi trường học tập vật chất được nhận định là không gian diễn ra quá trình dạy và học của cả người tham gia giảng dạy là giáo viên và các bạn học sinh. Trong môi trường vật chất này bao gồm có đồ dùng dạy học như bảng, bàn ghế, sách vở, nhiệt độ ánh sáng, âm thanh, không khí…
– Thứ hai là môi trường học tập dựa trên yếu tố tinh thần: môi trường này được xác định dựa trên mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giữa nhà trường – gia đình – xã hội… Bên cạnh đó trong môi trường này còn được nhận định bằng các yếu tố tâm lí như động cơ, hứng thú, nhu cầu, tính tích cực học tập của học sinh và phong cách, phương pháp giảng dạy của giáo viên trong môi trường lớp.
– Thứ ba, trên thực tế thì môi trường học tập rất đa dạng. Để có thể có một kết quả học tập tốt nhất thì đối với mỗi một trường học thì sẽ cần phải tạo ra một môi trường có sự gắn kết giữ nhà trường, gia đình, xã hội. Trong đó thì môi trường sư phạm lại được nhận định rằng là tập hợp gồm những con người, phương tiện đảm bảo cho việc học tập đạt kết quả tốt. Môi trường sư phạm là nội dung cơ bản của môi trường nhà trường.
2. Đặc điểm của môi trường học tập:
Trên thực tế sẽ có các kiểu môi trường học tập thông qua phương diện lí luận dạy học, thiết kế bài học nhằm tích cực hóa học tập sẽ hình thành nên các môi trường học tập có nội dung cơ bản như sau:
+ Một là, môi trường học tập truyền thống
+ Hai là, môi trường dã ngoại: Bên ngoài lớp học
+ Ba là, môi trường trò chơi.
+ Bốn là, môi trường thực tiễn.
– Môi trường học tập được chia thành các môi trường theo địa bàn học tập như sau:
+ Một là, môi trường học tập ở trường: nói theo thuật ngữ pháp lý thì giáo dục nhà trường được nhận định là hoạt động giáo dục theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn lọc trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định mà Bộ giáo dục và nhà trường đã đưa ra để phù hợp với từng địa phương nhất đinh.
+ Hai là, môi trường gia đình: trên thực tế thì môi trường văn hóa gia đình là một bộ phận rất quan trọng và hợp thành của nền giáo dục Việt Nam.
+ Ba là, môi trường xã hội: cũng được xác định là một trong những yếu tố quan trọng và nó được xác định bằng các quan hệ hiện hữu giữa con người với con người và giữa conngười và vật chất xung quanh.
– Môi trường học tập có thể phân chia thành hai loại dựa trên việc tiếp cận theo góc độ công nghệ thông tin:
+ Môi trường học tập không gian thực tế đó được xác định là một môi trường học tập không có ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Môi trường học tập E-Learning (môi trường dạy học điện tử): đó được xác định là môi trường học tập thông qua máy tính và mạng internet. Trong thời gian gần đây khi mà công nghệ thông tin bùng nổ không ngừng nghỉ thì đây cũng là một môi trường học khá phổ biến không chỉ riêng của môi trường giáo dục mà là một trong những yếu tố được toàn xã hội hướng tới. Định hướng giáo dục, định hướng thông tin trong học tập bằng môi trường E-Learning được nhận định là những vấn đề cốt lõi, quan trọng của dạy học trong môi trường tri thức rộng lớn.
Môi trường học tập có tác động rất lớn đến quá trình học tập của một chủ thể. Do đó, môi trường họ tập sẽ có các đặc trưng riêng để tạo nên một môi trường hoàn thiện cho các chủ thể là học sinh, sinh viên.
Trong một môi trường học tập hoàn thiện thì cần phải đáp ứng được các đặc điểm liên quan đến kiến thức hiện có, sự đóng góp ý kiến, khả năng học hỏi tích lũy, thay đổi bản thân của học sinh. Đồng thời sẽ bao gồm những sự hiểu và tôn trọng giá trị của người khác là dấu hiệu của việc tạo lập một môi trường học tập hiệu quả và cần phải được thực hiện thông qua hành động của chính giáo viên
Trên thực tế thì môi trường học tập sẽ được thể hiện qua các điều kiện tạo ra trong quá trình giảng dạy chứ không chỉ đơn thuần là thể hiện qua lời nói suông.
3. Vai trò của môi trường học tập?
– Trong hoạt động giáo dục thì vai trò của môi trường học có quyết định không nhỏ đối với cách học và tiếp thu bài của mỗi cá nhân. Môi trường học tập của mỗi cá nhân là khác nhau và nó sẽ được hình thành riêng theo một thói quen của mỗi người. Do đó, người mà hiểu rõ về điều gì và môi trường như thế nào là phù hợp với bản thân mình để có những cách sắp xếp và điều chỉnh sao cho hợp lý về một môi trường học, cách học phù hợp nhất. Chính vì vậy mà hơn bất cứ ai, chính người học mới là người biết rõ về vấn đề này.
– Song song với đó thì trong một môi trường học lý tưởng thì mỗi cá nhân học tập và làm việc trong môi trường này cũng cần thiết phải kết hợp với việc thiết lập cho mình những phương pháp học sao cho thật hiệu quả nhất. Một trong những phương phá được trú trọng đến đó điển hình như:
+ Các phương pháp làm việc tập trung;
+ Cách ghi nhớ bài học hay cách nào đó của riêng các bạn.
Đối với mỗi cách thức nêu trên sẽ là những điều cần thiết cho khởi đầu của sự thành công. Có những sáng tạo mới mẻ và thú vị cho không gian riêng của mình để có một môi trường học hiệu quả.
Suy cho cùng thì một trong những yếu tố quan trọng để học tập, nghiên cứu được diễn ra tốt nhất đó chính là việc có một môi trường tốt. Tuy nhiên, bên cạnh môi trường học tập tốt và phù hợp thì không thể thiếu yếu tố quan trọng như có những kỹ năng thiết yếu. Một trong nhữngyếu tố lớn quyết định đến mức độ hiệu quả trong việc học tập của bản thân đó không phải là yếu tố nào khác đó chính là môi trường học tập phù hợp về cả hoàn cảnh, không gian và địa bàn.
Vì vậy để quá trình học tập chất lượng và có kết quả cao rất cần thiết phải xây dựng một môi trường học tập tốt. Tuy nhiên, một môi trường học tập tốt cũng cần phải xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi một yếu tố cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập của các cá nhân một cách tốt nhất.
4. Thế nào là một môi trường học tập tốt?
Một môi trường học tập tốt là một môi trường tạo điều kiện thuận lợi để học sinh hoặc sinh viên phát triển kiến thức, kỹ năng và khả năng mới. Môi trường học tập tốt có các đặc điểm sau:
– Khích lệ và động viên: Môi trường học tập nên khuyến khích và động viên học sinh hoặc sinh viên tham gia tích cực vào việc học. Các giáo viên, người hướng dẫn và đồng học cùng nhau thúc đẩy sự năng động và ham muốn học tập.
– Sự tương tác và hỗ trợ: Sự tương tác giữa học sinh hoặc sinh viên và giáo viên hoặc người hướng dẫn nên được đánh giá cao. Hỗ trợ từ phía giáo viên và đồng học có thể giúp giải quyết khó khăn học tập và giúp học sinh hoặc sinh viên phát triển.
– Chất lượng giảng dạy: Môi trường học tập tốt cung cấp chất lượng giảng dạy, bao gồm cách giảng dạy thú vị và phù hợp với đối tượng học. Giáo viên hoặc người hướng dẫn cần sử dụng phong cách giảng dạy hiệu quả và tạo điều kiện để học sinh hoặc sinh viên hiểu bài dễ dàng.
– Sử dụng công nghệ giáo dục: Sử dụng công nghệ giáo dục phù hợp có thể tạo ra môi trường học tập tốt. Công nghệ có thể tăng cường sự tương tác và giúp học sinh hoặc sinh viên truy cập nguồn thông tin bổ ích.
– Cơ hội tham gia và tự quản lý: Môi trường học tập tốt tạo cơ hội cho học sinh hoặc sinh viên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, dự án thực tế, và tự quản lý thời gian học tập.
– Tài liệu học tập và nguồn thông tin: Môi trường học tập cung cấp tài liệu học tập và nguồn thông tin đa dạng, phong phú để học sinh hoặc sinh viên tìm hiểu kiến thức mới.
– Điều kiện vật lý tốt: Cơ sở vật chất như phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, và thiết bị giảng dạy phải đảm bảo an toàn và phù hợp để học tập.
– Môi trường xã hội tích cực: Môi trường xã hội tích cực, bao gồm các mối quan hệ và hỗ trợ xã hội từ đồng học, giáo viên và gia đình, có thể ảnh hưởng tích cực đến học tập.
– Sự đa dạng và kết hợp: Môi trường học tập nên đa dạng và kết hợp các phong cách giảng dạy, phương pháp học tập và kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.
– Tự quản lý và độc lập: Môi trường học tập tốt khuyến khích học sinh hoặc sinh viên phát triển khả năng tự quản lý, độc lập và tư duy phản biện.
Môi trường học tập tốt giúp học sinh hoặc sinh viên phát triển toàn diện, từ khía cạnh kiến thức, kỹ năng xã hội và tư duy.