Tại Việt Nam đang đứng trước tiềm năng để phát triển kinh tế số mà nó mang lại. Với những vai rò mà kinh tế số mang lại thì cần kết hợp nhiều yếu tố với nhau. Trong đó có thể kể tới mối quan hệ chính trị - công nghệ trong kinh tế số.
Mục lục bài viết
1. Mối quan hệ chính trị – công nghệ trong kinh tế số là gì?
Mối quan hệ chính trị – công nghệ trong tiếng Anh có thể tạm dịch là ” The relationship between politics and technology”. Theo đó trong thế giới số không quá khác biệt song thế giới số cũng có các đặc trưng rất đáng lưu ý, chẳng hạn, dường như hoạt động của con người đang bị các thuật toán điều khiển. Theo tiếp cận lấy con người làm trung tâm, mối quan hệ chính trị – công nghệ được K. Schwab phát biểu như sau:
Mọi công nghệ đều là chính trị, chúng là hiện thân các ham muốn và thỏa hiệp xã hội được thể hiện trong suốt quá trình phát triển và thực hiện. Các công nghệ và các xã hội định hình lẫn nhau theo một cách phản xạ, chúng ta là sản phẩm của các công nghệ của chúng ta, cũng giống như chúng (các công nghệ) là sản phẩm do chúng ta tạo ra.
Mối quan hệ chính trị – công nghệ còn được thể hiện ở tình trạng là các công ty công nghệ lớn (năm công ty Alphabet, Amazon, Apple, Microsoft và Facebook có tổng giá trị trên 5.600 tỉ đô la Mỹ, được dự báo vào thập kỉ tới sẽ có lợi nhuận tăng gấp 2 lần so với con số 178 tỉ đô la Mỹ năm 2019) sẽ gây ra những chấn động kinh tế lớn hơn nữa tại các nước giàu, tạo nên tình trạng tập trung đáng báo động sức mạnh kinh tế và chính trị vào các công ty đó.
Các tập đoàn công nghệ hàng đầu vượt lên mọi nỗ lực của các nhà quản lí và cộng đồng về thuế, quyền riêng tư và hành vi sai trái trong cạnh tranh (bao gồm việc “thâu tóm” mua lại các công ty khởi nghiệp). Hình sau chỉ ra các mối quan tâm của tầng lớp giàu có nhất tại một số nền kinh tế phát triển.
Mối quan hệ biện chứng công nghệ – chính trị chỉ ra rằng yếu tố đạo đức có vị trí đặc biệt trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, đạo đức trí tuệ nhân tạo TTNT được nhấn mạnh ở hầu hết các chiến lược TTNT quốc gia “TTNT cùng con người, TTNT vì con người” cũng như việc phát triển TTNT là nhằm bảo vệ nhân phẩm và quyền riêng tư của con người.
Nguyên Thủ tướng Hàn Quốc, Nam Duck-Woo nhận định rằng “tính đồng nhất về dân tộc và văn hoá, truyền thống Nho giáo mạnh trân trọng sự học, tinh thần cống hiến và lòng trung thành với đất nước” là yếu tố phi kinh tế quan trọng hàng đầu góp phần vào “điều kì diệu sông Hàn”.
2. Đặc điểm của quan hệ chính trị – công nghệ trong kinh tế số:
Như chúng ta đã biết thì sự phát triển kinh tế số là một trong những khâu đột phá quan trọng để phát triển nền kinh tế Việt Nam trong tình hình mới, góp phần làm giảm bớt khoảng cách tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam so với các nền kinh tế trên thế giới. Đổi mới tư duy lý luận về kinh tế trong giai đoạn hiện nay chính là tập trung phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số, đưa nền kinh tế Việt Nam thay đổi về chất và có bước nhảy vọt trong tiến trình phát triển mới.
Do đó, phát triển các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số – các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam – để thúc đẩy đổi mới sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Trong thực tế, Kinh tế số đã mang lại rất nhiều ưu thế cho các công ty, tập đoàn lớn trên toàn cầu. Cụ thể, các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đều ít nhiều có liên quan tới những nền tảng số, kinh tế số như Google, Apple, Amazon, Microsoft hay Alibaba. 3 ưu điểm nổi bật nhất trong những thế mạnh mà kinh tế số mang lại có thể kể tới (1) Tăng trưởng thương mại điện tử; (2) Thúc đẩy người dung sử dụng Internet và (3) Phát triển hệ thống hàng hóa và dịch vụ Kinh tế số. Ngoài 3 ưu điểm này, phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế số còn đảm bảo tính minh bạch. Minh bạch là một trong những điểm mạnh của kinh tế số được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm nhờ gián tiếp làm giảm lượng tiền tham nhũng thông qua các hoạt động trực tuyến minh bạch, giúp kiểm soát tốt nền kinh tế hơn.
3. Nhận biết quan hệ chính trị – công nghệ trong kinh tế số:
Kinh tế số là một phần của nền kinh tế; Phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới, tạo ra sản phẩm, dịch vụ số hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ số cho doanh nghiệp, với sự hội tụ loạt công nghệ mới (điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo…) trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0.
Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng…và góp phần tăng năng suất lao động.
Công nghệ di động đang thay đổi cách thức người dân sống và làm việc, cung cấp cho họ khả năng tiếp cận tốt hơn đến các thị trường và những cơ hội mới. Năm 2019, Việt Nam sở hữu 61 triệu người dùng internet, trung bình người Việt dành 3 giờ 12 phút sử dụng Internet trên thiết bị di động như điện thoại thông minh (smartphone).
Theo tỷ lệ, nhóm các ứng dụng mạng xã hội và truyền thông liên lạc (52%), ứng dụng xem video (20%) và game (11%), cùng các ứng dụng cho công việc. Giá trị giao dịch thiết bị công nghệ thông tin (CNTT), viễn thông tăng đều đặn hằng năm… đã tạo ra nền tảng lý tưởng để đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực phát triển kinh tế số.
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là nền tảng, là hạt nhân của chuyển đổi số. Phát triển công nghệ và công nghiệp ICT sẽ góp phần đưa Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình.
Ngành thông tin và truyền thông Việt Nam sẽ đi đầu trong một số lĩnh vực. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông đạt 1.347.087 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ 2018, trong đó chủ yếu là đóng góp của ngành công nghiệp ICT. Nộp ngân sách nhà nước đạt gần 50.000 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ 2018.
Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai cấp phép thử nghiệm 5G cho Viettel, VNPT, MobiFone…Theo mục tiêu kế hoạch, ngành bưu chính trong nền kinh tế số sẽ phát triển theo hướng thương mại điện tử, áp dụng mạnh mẽ công nghệ số, hình thành một số công ty lớn làm nòng cốt; xây dựng hệ thống mã bưu chính tới từng địa chỉ, hoàn thiện đề án cung cấp dịch vụ công qua hệ thống bưu chính…
Hạ tầng viễn thông sẽ được chuyển thành hạ tầng ICT để thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển dịch ngành viễn thông từ thoại sang data thông qua giảm cước kết nối thoại; phổ cập smartphone, quy hoạch tần số 5G, tuyên bố lộ trình tắt sóng 2G, 3G, thử nghiệm mobile money; xử lý các vấn nạn rác viễn thông…
Cùng với việc tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Việt Nam sẽ ban hành các Khung về Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, Nghị định về đầu tư và thuê công nghệ thông tin; xây dựng các Nghị định quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số, định danh và xác thực điện tử, thúc đẩy Chính phủ điện tử mà trọng tâm là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 với mục tiêu đạt 30% đến hết năm 2019.
Ngành thông tin và truyền thông sẽ không chỉ sắp xếp, mà còn tạo cơ chế chính sách phát triển báo chí, nhằm nâng cao năng lực của 6 cơ quan báo chí, truyền thông chủ lực đa phương tiện; đào tạo nhân lực báo chí, giải quyết tốt các phát sinh khi dự kiến đến 2025, cả nước còn 688 cơ quan báo chí.
Đặc biệt trong công nghiệp ICT, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, về “Make in Vietnam”.
Theo đó, sẽ thúc đẩy phát triển các loại doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chuyển sang làm công nghệ, công nghiệp; các doanh nghiệp ICT cần hoạt động theo sứ mạng mới phát triển công nghệ Việt Nam chuyển đổi số cho đất nước theo hướng doanh nghiệp tư vấn, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp khác; doanh nghiệp start-up và các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và mô hình kinh doanh mới.
Ở Việt Nam, các công ty hàng đầu nền kinh tế số đang và sẽ đi theo hướng mang đến thật nhiều dịch vụ trên cùng một ứng dụng, dù vẫn có dịch vụ kinh doanh cốt lõi để giữ chân người dùng. Một số doanh nghiệp cũng lựa chọn hình thức cộng sinh, bắt tay hợp tác để mở rộng kho sản phẩm dịch vụ.