Trong tình hình kinh tế hiện nay thì sau gần ba mươi lăm năm đất nước trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang có xu hướng giảm dân dẫn đến việc mô hình tỉ giá tăng quá mức phát triển ngày càng nhanh.
Mục lục bài viết
1. Mô hình tỉ giá tăng quá mức là gì?
Trong nội dung phần phân tích này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến định nghĩa về mô hình tỉ giá tăng quá mức dưới góc độ pháp lý là gì? Theo như tác giả được biết và sự tìm hiểu của tác giả về mô hình tỉ giá tăng quá mức thì mô hình tỉ giá tăng quá mức trong tiếng Anh là Overshooting model. Dưới góc độ pháp lý thì mô hình tỉ giá tăng quá mức nà còn được gọi là giả thuyết vượt quá tỉ giá hối đoái, là mô hình nghiên cứu và giải thích mức độ biến động cao trong tỉ giá hối đoái. Trong đó, Tỷ giá hối đoái hay còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá. Đồng thời thì nội dung liên quan đến tỷ giá hối đoái ở đây còn được biết đến là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền hai nước mà ở đây là đồng tiền Việt Nam và đồng tiến của một quốc gia khác trên thế giới. Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì có thể hiểu một cách đơn giản thì đây là việc chuyển đổi giá của đồng tiền này sang đồng tiền của quốc gia khác. Hoặc cụ thể hơn chính là số lượng tiền tệ cần thiết để mua 1 đơn vị tiền của nước khác.
Đồng thời, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì mô hình tỉ giá tăng quá mức có thể diễn giải bằng phương trình:
- i = i* + [E(e(t))]/e(t)
Trong đó i là lãi suất trong nước, i* là lãi suất ở nước ngoài, E là giá trị kỳ vọng, e(t) là đạo hàm của tỷ giá hối đoái theo thời gian còn e(t) là tỷ giá hối đoái tại thời điểm t.
Giả sử, ngân hàng trung ương nước ngoài thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Lãi suất nước ngoài, vì thế, trở nên cao hơn lãi suất trong nước, i < i*. Khi các nhà đầu tư quan sát thấy kết quả này, họ liền dự tính rằng đồng tiền trong nước sẽ lên giá, liền bán ngoại tệ và mua tiền trong nước vào. Hậu quả là tỷ giá hối đoái định danh bằng ngoại tệ tăng vọt quá mức cân bằng dài hạn. Về lâu dài, tỷ giá hối đoái mới giảm xuống điểm cân bằng dài hạn.
Từ năm 1992 – 1997, chính sách tỉ giá hối đoái được điều chỉnh để chống lạm phát và thu hút đầu tư nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, chính sách tỉ giá được điều hành cố gắng duy trì sự ổn định của tỉ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD. Việc duy trì tỉ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định trong điều kiện lạm phát đã được kiềm chế song vẫn cao hơn lạm phát của Mỹ và các nước có quan hệ thương mại chủ yếu của VN đã làm cho VND có xu hướng bị đánh giá cao hơn thực tế trong các năm 1996–1998. Điều này đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu mà biểu hiện là ở tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 36% năm 1994 xuống còn 1,9% năm 1998.
Bên cạnh đó, những năm 2001–2007 và 2012–2013 cũng là các giai đoạn tỉ giá VND/USD được giữ gần như cố định; tuy nhiên, cơ chế neo tỉ giá ở những giai đoạn này không làm tỉ giá thực suy giảm nhiều do đó tăng trưởng xuất khẩu vẫn đạt kết quả rất tốt trong giai đoạn này. Còn ở giai đoạn 2008–2011 đã liên tiếp xảy ra các đợt phá giá mạnh VND nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và lạm phát tăng cao đột biến vào các năm 2007–2008. Qua đó, tỉ giá hối đoái thực tăng lên vào các năm 2010–2011 góp phần giúp cho xuất khẩu tăng trưởng mạnh trở lại sau cú sốc tăng trưởng âm năm 2009.
Theo như những gì đã được nêu ra ở trên thì sự biến động của tỉ giá hối đoái có quan hệ mật thiết với kết quả của nền kinh tế vĩ mô. Đây là biến số quan trọng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của hàng hoá ngoại thương và những biến số khác trong nền kinh tế. Khi tỉ giá hối đoái thay đổi sẽ làm thay đổi mức giá tương đối của hàng hoá và dịch vụ bằng đồng tiền trong nước và ngoại tệ; do đó tỉ giá sẽ có ảnh hưởng nhất định đến xuất nhập khẩu.
Như vậy, tỉ giá hối đoái thực có thể được coi là kênh truyền dẫn tác động của tăng trưởng kinh tế đến xuất khẩu. Nghiên cứu này sẽ đi sâu phân tích thực trạng cơ chế quản lí và diễn biến tỉ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, tác giả sử dụng các phương pháp định tính và định lượng để làm rõ vai trò của tỉ giá hối đoái thực đa phương trong việc truyền dẫn tác động của tăng trưởng kinh tế đến xuất khẩu ở Việt Nam.
2. Vai trò của mô hình tỉ giá tăng quá mức
Trong nội dung mục 2 này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến mô hình tỉ giá tăng quá mức. Theo như những thông tin của thị trường kinh tế hiện nay thì mô hình tỉ giá tăng quá mức được giới thiệu bởi nhà kinh tế người Đức Rudiger Dornbusch, nhà kinh tế học nổi tiếng tập trung vào kinh tế quốc tế, bao gồm chính sách tiền tệ, phát triển kinh tế vĩ mô, tăng trưởng và thương mại quốc tế. Mô hình này hiện được biết đến rộng rãi và đồng thời thì người ta đã lấy tên nhà kinh tế người Đức để đặt tên cho mô hình tỉ giá tăng quá mức này với tên gọi là Mô hình vượt mức Dornbusch. Mô hình tỉ giá tăng quá mức được biết đến là rất quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế hiện đại của các quốc gia trên thế giới nói chung và của nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Cũng chính vì thế mà ngày nay, mô hình tỉ giá tăng quá mức của Dornbusch được coi là mô hình phát triển kinh tế đầu tiên và là mô hình khởi nguồn của kinh tế quốc tế hiện đại. Trên thực tế, một số người đã nói rằng nó “đánh dấu sự ra đời của kinh tế vĩ mô quốc tế hiện đại”. Cũng chính vì là mô hình tỉ giá tăng quá mức đầu tiên nên nó có vai trò rất lớn trong hoạt động thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia.
3. Đặc điểm mô hình tỉ giá tăng quá mức
Trên cơ sở định nghĩa về mô hình tỉ giá tăng quá mức thì theo như tác giả tìm hiểu thì đối với mô hình tỉ giá tăng quá mức có các đặc điểm được biết đến đặc biệt quan trọng. Bởi vì mô hình tỉ giá tăng quá mức này thực hiện nhiệm vụ giải thích sự biến động của tỉ giá hối đoái trong thời gian thế giới đang chuyển từ tỉ giá cố định sang tỉ giá hối đoái thả nổi.
Thứ nhất, trong quá trình hình thành của mô hình tỉ giá tăng quá thì trước đó, các nhà kinh tế lúc bấy giới đã đưa ra các lập luận và chính thức tin rằng thị trường lí tưởng nhất là đạt đến trạng thái cân bằng và duy trì ở mức đó. Do đó mà một số nhà kinh tế đã lập luận rằng sự biến động thị trường hoàn toàn là do các nhà đầu cơ và sự thiếu hiệu quả trên thị trường ngoại hối, chẳng hạn như thông tin bất cân xứng, hoặc các trở ngại điều chỉnh. Thay vào đó theo như mô hình tỉ giá tăng quá mức được nhà kinh tế người Đức lập luận rằng sự biến động chính là nền tảng của thị trường, thuộc về thị trường, chứ không phải là kết quả của việc thiếu hiệu quả thị trường.
Thứ hai, dựa trên góc độ pháp lý về cơ bản, thì mô hình Dornbusch đã lập luận rằng trong ngắn hạn, trạng thái cân bằng đạt được trên thị trường tài chính, nhưng về lâu dài, giá hàng hóa sẽ tương ứng thay đổi theo những thay đổi trên thị trường tài chính. Do đó, theo như sự tìm hiểu của tác giả về mô hình tỉ giá tăng quá mức thì trong quá trình sử dụng và nghiên cứu mô hình này có thể xác định được tỉ giá hối đoái sẽ tạm thời phản ứng quá mức với những thay đổi trong chính sách tiền tệ, để bù đắp cho giá cả hàng hóa khó biến đổi trong nền kinh tế. Việc này có thể hiểu một cách đơn giản nhất là trong ngắn hạn, mức cân bằng sẽ đạt được thông qua sự thay đổi giá của thị trường tài chính, do đó, thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ, thị trường phái sinh, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán,.. chứ bản thân giá hàng hóa không tự thay đổi để đạt được mất cân bằng.
Thứ ba, thị trường ngoại hối phản ứng với những thay đổi trong chính sách tiền tệ, tạo ra trạng thái cân bằng trong ngắn hạn. Do đó, sẽ có nhiều biến động hơn trong tỉ giá hối đoái do sự phản ứng quá mức và việc điều chỉnh hi vọng sẽ diễn ra sau đó.