Mô hình thành phố mở được hiểu là một thành phố có nhiều khu vực trung tâm lớn, nhỏ, cũ và mới. Các thuật ngữ liên quan?
Có thể nói với sự phát triển về cơ sở hạ tầng, tổ chức các khu đô thị phát triển hợp lý là tiêu chí đánh giá tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Chính vì vậy hiện nay có nhiều chủ đầu tư lớn đã xây dựng và phát triển nhiều dự án khu đô thị nhằm mục đích để có thể nâng cao chất lượng và làm thay đổi bộ mặt xã hội của đất nước. Mô hình thành phố mở là một mô hình quan trọng tại các khu đô thị. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về mô hình thành phố mở:
Tìm hiểu về mô hình thành phố mở:
Mô hình thành phố mở được hiểu là một thành phố có nhiều khu vực trung tâm lớn, nhỏ, cũ và mới. Hay ta cũng có thể hiểu là một thành phố có nhiều khu vực trung tâm cũ hay mở rộng thêm một số trung tâm mới ra các ngoại vi lân cận để tạo điều kiện cho sự di trú của các công ty sản xuất và kinh doanh.
Mô hình thành phố mở trong tiếng Anh là gì?
Mô hình thành phố mở trong tiếng Anh là Open-city Model.
Đặc điểm cấu trúc thành phố mở:
Đặc điểm của cấu trúc thành phố mở đó chính là ngoài các khu đô thị có phố xá đông đúc liên tục thì ở giữa các khu đô thị mở rộng thêm có thể còn có xen kẽ các khu vực ruộng đồng, rừng cây, làng xã. Chúng được nối liền với nhau bằng hệ thống giao thông đô thị.
Trong thành phố mở, các điều kiện sản xuất, kinh doanh, mức giá cả thị trường của các loại đầu vào cụ thể như tiền công lao động, giá đất đai, giá nguyên vật liệu đều có sự khác nhau. Mức thu nhập của các cư dân sông trong các khu đô thị thành phố mở cũng khác nhau. Nhu cầu hưởng thụ về văn hóa, tinh thần và nhu cầu tiện nghi cho cuộc sống của các cư dân này cũng khác nhau.
Chính bởi vì vậy, cư dân có thể điều chỉnh chỗ ở tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế và các điều kiện khác của mỗi hộ gia đình cụ thể như tìm được công việc làm ở đâu, khả năng chi phí cho dịch vụ nhà ở, chi phí đi lại, sự thỏa mãn điều kiện sống và nhiều điều kiện khác mà họ tự lựa chọn chỗ ở cho phù hợp.
Ta nhận thấy, như vậy, sự lựa chọn của ai đó thích ở khu vực này hay chuyển sang khu vực khác là sự tính toán đầy đủ các yêu tố thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống, điều kiện môi trường, các chi phí về dịch vụ nhà ở và chi phí đi lại bằng xe cộ có hiệu quả hay không để quyết định vị trí ở.
Đối với sự lựa chọn đối với vị trí của các công ty, doanh nghiệp. Thì các công ty, doanh nghiệp nên ở trong các khu vực lớn, gần trung tâm hay ra các khu vực nhỏ cũng đòi hỏi một sự tính toán.
Nếu công ty phát hiện ra những địa điểm ở khu vực lớn gần trung tâm đô thị có nhiều mặt lợi về tiêu thụ đầu ra và có điều kiện tiết kiệm các khoản chi phí khác, họ quyết định chọn địa điểm ở đó. Tuy nhiên, các chủ thể cũng cần phải chấp nhận tiền thuê đất cao và tiền công lao động cao.
Nếu công ty chọn vị trí sản xuất ở khu vực nhỏ của đô thị thì trước mắt, có lợi là giá thuê đất rẻ, chi phí lương cho lao động hạ, nhưng phải tính toán kĩ điều kiện phát triển bền vững trong tương lai. Nếu có dấu hiệu sự phát triển của thị trường ở khu vực đó không thể lớn mạnh được hãy cẩn thận trong quyết định để có thể tránh được những rủi ro.
2. Các thuật ngữ liên quan:
Ta hiểu về khu đô thị như sau:
Đô thị chính là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ bao gồm thị trấn, thị xã, thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương).
Khu đô thị được hiểu là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị. Khu đô thị bao gồm các khu vực sau: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.
Với tiêu chuẩn xây dựng và quy hoạch khắt khe cùng sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, giao thông hay các lĩnh vức khác. Hiện nay, nhiều chủ đầu tư lớn đã tham gia xây dựng và phát triển nhiều dự án khu đô thị nhằm mục đích để có thể nâng cao chất lượng và đang dần thay đổi bộ mặt đô thị hóa và là dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam trong những năm trở lại đây.
Như vậy, ta nhận thấy, khu đô thị chính là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.
Giao thông đô thị:
– Trước tiên ta hiểu về giao thông như sau:
Giao thông chính là một cụm từ được sử dụng nhằm mục đích để chỉ tất cả các hoạt động di chuyển của con người bằng đôi chân hoặc trên các phương tiện giao thông bằng hệ thống giao thông chạy dài khắp cả nước. Các phương tiện giao thông phổ biến nước ta hiện nay cụ thể là xe đạp, xe máy, ô tô, tàu lửa, xe bus, thuyền, máy bay… Trước khi các chủ thể là điều khiển các phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô thì người điều khiển phải học thuộc lý thuyết, tích lũy kinh nghiệm thực tế và sở hữu bằng lái xe thông qua khóa học cụ thể hoặc các hạng khác để nhằm mục đích giúp các chủ thể có thể tham gia giao thông một cách an toàn.
– Ta hiểu giao thông đô thị:
Giao thông đô thị bao gồm một hệ thống các loại đường xá và các phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách.
Giao thông đô thị có chức năng đảm bảo sự vận chuyển các đầu vào cũng như đầu ra của các công ty, doanh nghiệp từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, vận chuyển hành khách đi lại hàng ngày nơi làm việc hoặc đến các điểm cần thiết trong đô thị hoặc ngược lại.
Giao thông đô thị phải đảm bảo cho sự vận chuyển hàng hoá và hành khách được thực hiện. Tổ chức giao thông đô thị phản ánh trình độ phát triển của đô thị đó. Tổ chức giao thông hợp lý cũng sẽ là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế của đô thị đó và của cả vùng.
Giao thông đô thị chính là một bộ phận hết sức quan trọng trong thiết kế quy hoạch đô thị. Mạng lưới giao thông đô thị cũng quyết định trực tiếp đên hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau.
Quy hoạch không gian hợp lý cũng sẽ quyết định tính chất quy mô của đô thị. Quy hoạch giao thông đô thị cũng sẽ tạo điều kiện để nhằm mục đích giúp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong nội bộ đô thị và góp phần thúc đẩy giao lưu với các vùng xung quanh.
Ngày nay, do các kết quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật có tác động đến các ngành các lĩnh vực, các phương tiện giao thông vận tải trên đường bộ phát triển nhanh chóng về mặt số lượng cũng như chất lượng. Sự hình thành và phát triển đô thị không tách rời sự phát triển của giao thông đường bộ.
Dựa vào tính chất của mối quan hệ giữa giao thông và đô thị mà chúng ta chia giao thông đô thị thành Giao thông đối nội và Giao thông đối ngoại. Cụ thể như sau:
– Giao thông đối nội được hiểu là sự liên hệ giữa các khu vực trong đô thị, hay giao thông trong nội bộ đô thị mà người ta còn gọi là giao thông đô thị. Giao thông trong đô thị phụ thuộc vào mật độ dân cư và tốc độ tăng trưởng kinh tế, mặt khác còn phụ thuộc vào mật độ đường đô thị và chất lượng lòng đường vỉa hè, trình độ quản lý và ý thức của người dân.
Đường ngoại thành được hiểu là hệ thống đường trong đô thị. Đường ngoại thành có chức năng đảm bảo giao thông đi lại trong thành phố hay các khu đô thị sẽ được thông suốt và có mối quan hệ với mạng lưới đường ngoại thành đảm bảo sự giao lưu kinh tế trong và ngoài thành phố.
– Giao thông đối ngoại được hiểu là sự liên hệ giữa các khu vực, các vùng trong cùng một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. Mạng lưới đường ngoại thành còn thiếu về số lượng và rất kém về chất lượng. Hệ thống trục đường hướng tâm càng mở rộng càng làm tăng số lượng các phương tiện từ ngoại thành vào nội thành.
Hơn thế nữa, thì hệ thống đường vành đai chưa hoàn thiện không kết hợp hài hòa được với các trục đường hướng tâm. Đó cũng là một trong các nguyên nhân đã gây nên tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên trong thành phố.