Hiện nay có thể nói mô hình tam giác đối xứng là sự tiếp nối của xu hướng hiện đại, và thường hình thành xu hướng như xuống và lên nhằm mục đích hình thành xu hướng kế tiếp. Vậy mô hình tam giác đối xứng là gì? Sự khác biệt của mô hình tam giác đối xứng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mô hình tam giác đối xứng là gì?
Mô hình tam giác đối xứng trong tiếng Anh là “Symmetrical Triangle”.
Khi nhắc đến mô hình tam giác đối xứng đây là một mô hình để thể hiện lên biểu đồ giá đặc trưng với hai đường xu hướng hội tụ nối một loạt các đỉnh cao nhất và các đáy thấp nhất liên tiếp. Những đường xu hướng này thường hội tụ với độ dốc gần bằng nhau. Các đường xu hướng hội tụ với độ dốc không tương tự nhau có thể là một mô hình nêm hướng xuống, mô hình nêm hướng lên , mô hình tam giác tăng dần hoặc mô hình tam giác giảm dần.
Như vậy ta thấy loại biểu đồ giá theo mô hình tam giác đối xứng biểu diễn một giai đoạn hợp nhất trước khi giá buộc phải phá kháng cự hoặc phá hỗ trợ . Sự phá hỗ trợ xuống thấp hơn đường xu hướng phía dưới đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng giảm giá mới. Ngược lại, sự phá kháng cự lên cao hơn đường xu hướng phía trên cho thấy dấu hiệu bắt đầu của một xu hướng tăng giá mới. Mô hình tam giác đối xứng là một dạng của mô hình biểu đồ hình cái nêm. Mục tiêu giá cho mức phá kháng cự hoặc mức phá hỗ trợ của mô hình tam giác đối xứng bằng khoảng cách từ mức đỉnh và đáy của phần sớm nhất của mô hình so với điểm giá phá kháng cự. Ví dụ, một mô hình tam giác đối xứng bắt đầu ở mức đáy là 10$ và tăng lên 15$ trước khi biên độ giá thu hẹp theo thời gian. Mức phá kháng cự là 12$ sẽ ngụ ý mục tiêu giá mới là 17$ (15$ – 10$ = 5$ + 12$ = 17$).
Theo đó mức dừng lỗ cho mẫu hình mô hình tam giác đối xứng thường là nó sẽ nằm ngay dưới điểm phá kháng cự. Ví dụ: nếu chứng khoán trên tăng giá từ 12$ với khối lượng giao dịch lớn, các nhà giao dịch thường sẽ đặt mức dừng lỗ ngay dưới 12$.
2. Sự khác biệt của mô hình tam giác đối xứng:
Mô hình tam giác đối xứng khác với mô hình tam giác tăng dần và mô hình tam giác giảm dần ở chỗ đường xu hướng trên và đường xu hướng dưới của mô hình tam giác đối xứng đều dốc về một điểm trung tâm và ngược lại, mô hình tam giác tăng dần có đường xu hướng trên đi ngang, dự đoán mức phá kháng cự tiềm năng cao hơn. Bên cạnh đó nếu nhìn trên phương diện mô hình tam giác giảm dần có đường xu hướng dưới đi ngang, dự đoán khả năng phá hỗ trợ thấp hơn thì với mô hình tam giác đối xứng cũng tương tự như mô hình cờ đuôi nheo và mô hình cờ theo xu hướng trên một số khía cạnh, tuy nhiên các mô hình cờ có đường xu hướng dốc lên thay vì các đường xu hướng hội tụ ở một điểm trung tâm.
Cũng tương tư như các hình thức kĩ thuật khác với mô hình tam giác đối xứng nó sẽ hoạt động tốt nhất khi kết hợp với các yếu tố là chỉ báo kĩ thuật và các mô hình biểu đồ giá khác kèm theo đó các nhà giao dịch thường tìm kiếm một chuyển động khối lượng giao dịch lớn như lời khẳng định cho một mức phá kháng cự và cũng có thể sử dụng các chỉ số kĩ thuật khác để xác định thời gian phá kháng cự là khi nào và có thể kéo dài bao lâu. Ví dụ, chỉ số cường độ tương đối (RSI) có thể được sử dụng để xác định thời điểm chứng khoán trở nên quá mua (overbought) sau khi phá kháng cự.
3. Cách giao dịch với mô hình tam giác đối xứng:
Điểm vào lệnh:
Đặt một lệnh SELL với phá vỡ giảm hoặc lệnh BUY đối với phá vỡ tăng ngay tại giá đóng cửa của thanh nến xác nhận mô hình.
Điểm dừng lỗ:
Điểm Stop Loss phù hợp nhất là dưới đáy thấp gần nhất với phá vỡ tăng và trên đỉnh gần nhất với phá vỡ giảm (xem hình).
Mục tiêu chốt lời:
Chốt lời khi giá di chuyển được một khoảng bằng với chiều cao của mô hình Chốt lời tại hỗ trợ kháng cự gần nhất. Nếu phát hiện xu hướng mạnh thì bạn có thể đặt Trailing Stop để giá chạy theo xu hướng.
Dưới đây là ví dụ về giao dịch với mô hình tam giác đối xứng trên thị trường dầu thô WTI và sau một đợt giảm giá mạnh, thị trường đã rơi vào trạng thái tạm nghỉ, sự tích lũy và do dự đã hình thành một mô hình tam giác cân. Theo đó với khoảng thời gian bị dồn nén trong gần 40 nến, kết quả ngay sau đó cùng mô hình cũng bị phã vỡ vơi giá đóng cửa lên phía trên đường kháng cự báo hiệu bắt đầu một xu hướng tăng giá và với trường hợp này, chúng ta sẽ vào lệnh mua ngay khi cây nến đóng cửa xác nhận mô hình đã hoàn thành. Điểm Stop loss đặt dưới đáy thấp gần nhất của mô hình. Điểm chốt lời lý tưởng bằng chiều cao của mô hình, và giá đã nhanh chóng đạt đến điểm chốt lời dự kiến trong chưa tới 10 cây nến.
Sự hình thành Mô hình tam giác đối xứng:
Như chúng ta đã biết thì với mô hình này thể hiện 1 phạm vi thu hẹp giá giữa giá cao và thấp tạo thành một hình tam giác và với các đặc điểm khác biệt chính của loại hình tam giác này là nó thường có một đường xu hướng giảm dần cụ thể với mức kháng cự kết nối các mức thấp và thấp hơn và một đường xu hướng tăng dần và với mức hỗ trợ kết nối các mức cao và cao dần. Các góc của đường xu hướng gần giống nhau.
Chúng ta có thể hiểu về mô hình này xác nhận sự dịch chuyển xu hướng trong trường hợp phá vỡ cụ thể như:
Trường hợp nếu như tam giác được hình thành trong một xu hướng giảm và phá vỡ giá dưới đường hỗ trợ thêm vào đó là độ lệch nhất định có thể thì đây là tín hiệu bán, còn nếu tam giác được hình thành trong xu hướng tăng và phá vỡ giá ở trên đường kháng cự cộng với độ lệch nhất định có thể thì đây là tín hiệu mua.
Như vậy ta thấy rằng với mức mục tiêu thì sau khi hình thành mô hình tam giác đối xứng, theo nguyên tắc, việc tăng hoặc giảm ít nhất tới mức mục tiêu, được tính cụ thể như sau:
Trong trường hợp xu hướng tăng dần:
T = BL + H
Trong trường hợp xu hướng giảm dần:
T = BL – H
Trong đó:
T – giá mục tiêu;
BL – mức phá vỡ (điểm thoát khỏi tam giác);
H – chiều cao mô hình (khoảng cách ban đầu giữa đường hỗ trợ và kháng cự).
4. Ý nghĩa của mô hình tam giác đối xứng:
Theo như những phân tích ở mục 1,2 như trên ta có thể thấy mô hình tam giác nói chung đây được biết đến là một trong những mô hình giá phổ biến cho giao dịch tiền điện tử trong ngày mà bạn nên biết và đây là những mô hình quan trọng bởi chúng cho thấy sự thay đổi của giá từ giảm rồi cuối cùng có thể tăng trở lại. Hình tam giác cung cấp những hiểu biết phân tích về các điều kiện hiện tại và đưa ra các chỉ báo về các loại điều kiện có thể sắp xảy ra và mô hình tam giác cũng cung cấp các cơ hội giao dịch, cả khi nó đang hình thành và khi nó hoàn thành. Mô hình tam giác cân cho chúng ta biết rằng hành động giá của thị trường đang do dự và hiện chưa quyết định đi về hướng nào.
Hiện nay cho tới khi sự tích lũy này bị dồn nén đến góc hẹp và giá buộc phải phá vỡ về một hướng cụ thể nào đó và lúc này những người mua và người bán đang đứng ngoài sẽ tìm cách tham gia vos mô hình này, điều này làm cho giá di chuyển mạnh hơn theo hướng đó. Theo đó nên ta thấy đây cũng chính là nền tảng rất có lợi để bạn tham gia giao dịch với một mô hình tam giác đối xứng là mô hình giá cổ điển tương đối dễ nhận biết và giao dịch cụ thể là so với các mô hình cổ điển khác.
Bên canh đó thì mô hình tam giác đối xứng này còn là một trong những mô hình mang lại hiệu quả cao, theo như trên thực tế thì cuối cùng thì kiểu gì giá cũng phải đi về một hướng nào đó. Ngay kể cả những lần giá tạo phá vỡ giả cũng là những cơ hội tuyệt vời để giao dịch theo hướng ngược lại và điều quan trọng nhất khi nhận diện và giao dịch với mô hình tam giác cân là phải vẽ các đường trendline thật chuẩn, nếu không bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn với các mô hình khác như mô hình nêm, mô hình cờ đuôi nheo, mô hình tam giác tăng dần – tam giác giảm dần…