Mô hình được hiểu cơ bản là sự đơn giản hóa hiện thực một cách có chủ định. Hiện nay có nhiều loại mô hình cụ thể. Mô hình phân tích nợ có thể xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tín dụng của một công ty. Vậy mô hình phân tích nợ là gì? Đặc điểm Mô hình phân tích nợ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mô hình phân tích nợ là gì?
Khái niệm mô hình phân tích nợ:
Mô hình phân tích nợ được hiểu cơ bản là mô hình được xây dựng bởi các tổ chức tài chính để xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tín dụng của một công ty hoặc một tổ chức có chủ quyền.
Các mô hình thống kê này thông thường sẽ sử dụng các phân tích hồi quy với các biến thị trường nhất định phù hợp với tình hình tài chính của công ty để xác định bản chất cũng như phạm vi rủi ro tín dụng.
Mặt khác, chủ thể là bên cho vay sử dụng các mô hình phân tích nợ để nhằm mục đích xem xét rủi ro cho vay của các chủ thể là khách hàng và nhằm để có thể xác định giới hạn rủi ro, giá cả, kì hạn và các điều khoản khác cho hợp đồng cho vay.
Các tổ chức tín dụng tính toán xác suất mất khả năng trả nợ bằng các mô hình để lập các bảng xếp hạng tín dụng.
Mô hình phân tích nợ trong tiếng Anh là gì?
Mô hình phân tích nợ trong tiếng Anh là Default Model.
2. Đặc điểm của mô hình phân tích nợ:
Trước khi một ngân hàng hay một tổ chức cho vay tăng mức tín dụng cho các chủ thể là những khách hàng, ngân hàng hay một tổ chức cho vay sẽsử dụng một mô hình phân tích nợ để nhằm mục đích có thể thực hiện việc phân tích tất cả các con số liên quan nhằm tính toán khả năng thua lỗ có thể xảy ra.
Mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập đã được thiết lập cùng với đầu vào của các nhóm giả định khác nhau được đưa vào mô hình, để nhằm mục đích đó chính là để có thể thu lại các đầu ra là xác suất mất khả năng trả nợ (theo phân tích độ nhạy).
Cũng chính vì thế mà ta nhận thấy mô hình phân tích nợ là công cụ cần thiết trong quá trình cấp một khoản vay tiêu chuẩn, mô hình phân tích nợ cũng rất quan trọng trong quy trình định lượng rủi ro cho các sản phẩm tài chính phức tạp hơn như giao dịch hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS). Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng được biết đến với nhiều tên gọi khác như Hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng, Hợp đồng hoán đổi nợ xấu hay Hợp đồng bảo hiểm nợ xấu. Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) cũng chính là một công cụ tài chính hoặc hợp đồng cho phép các chủ thể là những nhà đầu tư hoán đổi hoặc bù đắp rủi ro tín dụng của mình với nhà đầu tư khác.
Đối với hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, các chủ thể là những người mua và người bán sẽ chạy các mô hình phân tích nợ của riêng họ trên tín dụng cơ sở để nhằm mục đích có thể xác định các điều khoản của giao dịch.
Ví dụ cụ thể như hoạt động kinh doanh tối trọng của các cơ quan tín dụng như Moody hay Standard&Poor yêu cầu sử dụng các mô hình phân tích nợ phức tạp và tinh vi.
Mục tiêu của các mô hình hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đó là đưa ra xếp hạng tín dụng tiêu chuẩn trong hầu hết các trường hợp như phát hành trái phiếu hoặc các sản phẩm liên kết tín dụng khác vào thị trường công khai.
Các chủ thể được phân tích trong mô hình phân tích nợ có thể là các công ty, tập đoàn, địa phương, cơ quan chính phủ và các quốc gia. Mô hình ước tính xác suất mất khả năng trả nợ theo các kịch bản khác nhau.
Các loại mô hình phân tích nợ hiện nay sẽ được sử dụng nhằm mục đích để dự đoán tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD) và Tỉ trọng tổn thất ước tính (LGD).
Trên lí thuyết, các định mức tín dụng phù hợp được xác định bởi các mô hình phân tích nợ cho dù các mô hình này được tạo mục đích nào.
3. Mô hình phân tích nợ CDO và khủng hoảng tài chính:
Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các cơ quan tín dụng Mỹ đã bị chỉ trích do họ đã xếp hạng AAA cho hàng trăm tỉ đô la các nghĩa vụ nợ được thế chấp (CDO) của các khoản vay dưới chuẩn.
Mô hình phân tích nợ của các cơ quan này cũng sẽ dự đoán xác suất mất khả năng trả nợ rất thấp.
Với xếp hạng tín dụng cao, các CDO đã được bán rộng rãi khắp thị trường tài chính Mỹ gây hậu quả trầm trọng.
Vì vậy, các tổ chức tín dụng nên thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho các mô hình phân tích nợ của họ để nhằm mục đích có thể tránh những rủi ro tương tự trong tương lai.
4. Tìm hiểu về mô hình:
Mô hình được hiểu là sự đơn giản hóa hiện thực một cách có chủ định. Mô hình cho phép các chủ thể là những chủ thể là nhà nghiên cứu bỏ qua các mặt thứ yếu để tập trung vào phương diện chủ yếu, có ý nghĩa quan tọng đối với vấn đề nghiên cứu.
Ví dụ cụ thể mô hình xác định sản lượng cân bằng bỏ qua nhiều yếu tố tác động vào tổng sản lượng của nền kinh tế, chỉ giữ lại các thành tố lớn của tổng cầu, nhưng rất hữu ích đối với việc nghiên cứu nguyên nhân gây ra tình trạng suy thoái, vì trong nhiều trường hợp, tình trạng suy thoái có nguyên nhân ở sự biến động trong các thành tố của tổng cầu, đặc biệt đầu tư. Cần chú ý rằng xét về bản chất, mô hình kinh tế cũng là lý thuyết kinh tế, bởi vì cả hai đều bỏ qua những mặt thứ yếu, tập trung vào mối quan hệ giữa các yếu tố chủ yếu.
5. Tìm hiểu về nợ:
Ta hiểu về nợ như sau:
Nợ được hiểu chính là số tiền một cá nhân, công ty,… đã vay người khác. Các khoản nợ thường sẽ phát sinh từ việc vay tiền để nhằm mục đích có thể mua hàng hóa, dịch vự hoặc tài sản chính. Các chứng chỉ nợ là bằng chứng quan trọng được người cho vay sử dụng nhằm mục đích để lấy lại số tiền cho vay, bao gồm cả lãi suất trong thời hạn vay.
Các hình thức nợ:
Hiện nay, trong thực tế cũng có nhiều kiểu nợ khác nhau, tuy nhiên nợ có bốn kiểu cơ bản là: vay nợ, nợ tập đoàn, trái phiếu và giấy hẹn trả tiền. Các khoản nợ có giá trị lớn thường được đảm bảo bằng các khoản thế chấp hoặc lãi suất chứng khoán của tài sản người đi vay, trong đó người cho vay có thể có một số quyền hạn nhất định đối với tài sản đó khi người đi vay không có khả năng trả nợ hay vỡ nợ.
– Kiểu vay nợ cơ bản là hình thức đơn giản nhất của nợ.
Kiểu vay nợ bao gồm một bản thoả thuận về việc cho vay một lượng tiền trong một khoảng thời gian nhất định và ghi rõ thời hạn hoàn lại số tiền đó. Trong vay thương mại còn có thêm lãi suất. Lãi suất được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền cho vay hàng năm. Lãi suất cũng được trả vào ngày theo thoả thuận.
– Nợ tập đoàn là khoản nợ được cung cấp cho các công ty muốn vay số tiền nhiều hơn những người cho vay đơn lẻ và chịu rủi ro trong phạm vi vay đơn lẻ đó. Số tiền vay thường lên tới hàng triệu đô la Mỹ. Trong trường hợp cụ thể này, mỗi tập đoàn ngân hàng có thể đồng ý đưa ra một tỷ lệ lãi suất trên tổng số tiền cho vay.
– Trái phiếu là một chứng khoán nợ được phát hành bởi công ty hoặc chính phủ. Các chủ thể là những người sở hữu trái phiếu sẽ được hoàn trả số tiền mua trái phiếu gốc cộng thêm lãi suất. Trái phiếu sẽ được phát hành cho các chủ thể là những nhà đầu tư tại thị trường mà tổ chức phát hành muốn vay tiền. Trái phiếu có thời hạn xác định thường là một số năm; có những loại trái phiếu dài hạn trên 30 năm, tuy nhiên loại này không phổ biến. Khi đến kỳ hạn thanh toán, số tiền mua trái phiếu sẽ được trả đầy đủ cho nhà đầu tư và phần lãi suất. Lãi suất có thể được trả vào cuối kỳ hạn hoặc được trả theo giai đoạn. Trái phiếu có thể được giao dịch trên thị trường trái phiếu. Trái phiếu được các chủ thể là những nhà đầu tư coi là một hình thức đầu tư tương đối an toàn hơn khi so với cổ phiếu.
– Giấy hẹn trả tiền cũng giống như giấy xác nhận khả năng trả nợ trong kế toán, là một bản thoả thuận trong đó nêu rõ sự cam kết của bên vay nợ đối với bên cho vay về nghĩa vụ trả một số tiền nhất định. Nghĩa vụ đó có thể phát sinh thêm khi trả nợ vay hoặc phát sinh từ các hình thức vay nợ khác.
– Ngoài ra bên cạnh đó thì còn có Giấy hẹn trả nợ theo yêu cầu là một loại giấy hẹn trả nợ nhưng trong đó không xác định chính xác ngày đến hạn trả nợ mà phụ thuộc vào yêu cầu của người cho vay. Thông thường người cho vay sẽ thông báo cho người vay một số ngày trước khi đến hạn trả nợ.