Mô hình liên kết chiến lược là gì? Phương pháp sử dụng mô hình liên kết chiến lược? Mô hình phân biệt hai chiều? 9 mô hình chiến lược và kế hoạch phổ biến nhất?
Như chúng ta đã biết mô hình chiến lược là một hình thức để giúp cho các tổ chức thực hiện hoạt động và đạt được các mục tiêu đã đề ra đối với nội dung cụ thể nào đó, và đánh giá một cách chính xác nhất về sự liên kết của các chiến lược với nhau.
Mục lục bài viết
1. Mô hình liên kết chiến lược là gì?
Mô hình liên kết chiến lược trong tiếng Anh là Strategic Alignment Model, viết tắt là SAM.
Chắc hẳn với tên gọi là mô hình liên kết chiến lược của Henderson và Venkatraman chúng ta đã nghe rất nhiều tới nó, cụ thể đây là một mô hình sơ đồ hóa các mối quan hệ giữa chiến lược của công ty với công nghệ thông tin (Infomation Technology – IT) và giữa các hoạt động với hạ tầng IT. Nó giúp đánh giá sự liên kết của chiến lược IT với chiến lược kinh doanh.
2. Phương pháp sử dụng mô hình liên kết chiến lược:
Cách nhìn của Henderson và Venkatraman dẫn đến bốn bối cảnh chiến lược vượt trội được liên kết theo như minh họa bởi các mũi tên khác nhau (Hình 30.1):
– Phát triển chiến lược (mũi tên ngược chiều kim đồng hồ từ trên xuống qua trái).
Trong quan điểm quản lí chiến lược truyền thống này, có một mối quan hệ thứ bậc giữa chiến lược của công ty với hạ tầng và các qui trình của hệ thống thông tin và ban giám đốc xác định chiến lược, chiến lược này sau đó được chuyển hóa thành hạ tầng IT. Chiến lược kinh doanh được xem như yếu tố dẫn đường cho cả hạ tầng tổ chức (cơ cấu theo sau chiến lược) và tính hợp lí của hạ tầng IT.
– Tiềm năng công nghệ (mũi tên thuận chiều kim đồng hồ từ trên xuống qua trái).
Chiến lược kinh doanh là điểm khởi đầu cho chiến lược và hạ tầng IT. Quan điểm của ban giám đốc về công nghệ được xác định trong chiến lược kinh doanh sẽ định hướng cho lựa chọn chiến lược IT. Chiến lược IT sau đó được chuyển hóa thành hạ tầng IT tương ứng với các tiềm năng công nghệ khác với bối cảnh chiến lược (ở trên) vì nó đòi hỏi chiến lược IT được thiết lập liên kết với chiến lược kinh doanh. Chiến lược IT cũng cần hỗ trợ đặc tính của hạ tầng và các qui trình IT (nội bộ). Hạ tầng khi được thực hiện, phải phù hợp với chiến lược IT (bên ngoài).
– Tiềm năng cạnh tranh (mũi tên ngược chiều kim đồng hồ từ trên xuống qua phải).
Tiềm năng cạnh tranh trong bối cảnh này khác với bối cảnh chiến lược trước đó, bởi nó giả định rằng chiến lược kinh doanh có thể thay đổi liên kết với năng lực IT. Khai thác các năng lực IT có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ mới, tới các phương thức mới trong việc tạo và làm chủ các mối quan hệ, các yếu tố mới của chiến lược kinh doanh. Trong bối cảnh này, ban giám đốc chỉ hỗ trợ chiến lược kinh doanh khi nó dự tính năng lực IT vượt trội như thế nào và các phương thức quản lí mới sẽ ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh. Giám đốc IT cần chuyển hóa sự phát triển và xu hướng trong môi trường IT thành những cơ hội và thách thức.
– Mức độ dịch vụ (mũi tên thuận chiều kim đồng hồ từ trên xuống qua phải).
Từ bối cảnh mức độ dịch vụ, chiến lược kinh doanh là gián tiếp và chỉ xuất hiện vừa đủ. Hạ tầng tổ chức dựa trên hạ tầng IT – kết quả duy nhất của chiến lược IT. Nguy cơ tồn tại là tổ chức được xây dựng theo cách này đòi hỏi đầu tư lớn vào các qui trình, mua sắm thiết bị và giấy phép IT. Vì vậy, ban giám đốc cần đóng vai trò trong việc phân bổ nguồn lực.
3. Mô hình phân biệt hai chiều:
Ứng dụng của mô hình cụ thể như sau:
Mô hình nêu bật thực tế chiến lược IT có thể không bao giờ được xem xét hay thay đổi nếu không liên kết với chiến lược kinh doanh. Các chức năng của mô hình là công cụ để hoàn thiện sự liên kết cần thiết này.
Mô hình cần được sử dụng như một cấu trúc để sơ đồ hóa mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh với chiến lược IT, và giữa các hoạt động với hạ tầng IT, trong các trường hợp mà IT vô cùng cần thiết để thực hiện chiến lược kinh doanh đã chọn.
Mô hình đưa ra hiểu biết sâu sắc về ba phương thức:
+ Xác định liên kết giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược IT.
+ Nhận dạng giá trị (mang tính chiến lược) của chiến lược IT và hệ thống tự động hóa mà nó hỗ trợ, định hướng khả thi chiến lược kinh doanh.
+ Tối đa hóa tiềm năng sử dụng của IT trong doanh nghiệp.