Mô hình hòn đảo đảo chiều được hiểu cơ bản là một mẫu hình ngắn hạn được tạo thành từ GAP ở cả hai phía của một hay nhiều nến trên đồ thị phân tích kĩ thuật. Tuy trên thực tế cũng rất khá hiếm gặp nhưng chúng ta cũng không thể bị động khi thấy những mô hình như thế này xuất hiện trên biểu đồ, thực chất thì mô hình hòn đảo đảo chiều xuất hiện cũng sẽ đem lại kha khá lợi nhuận cho các chủ thể là những nhà đầu tư. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về mô hình hòn đảo đảo chiều:
Trước tiên ta hiểu về mô hình như sau:
Ta hiểu mô hình chính là sự đơn giản hóa hiện thực một cách có chủ định. Mô hình cũng đã cho phép các chủ thể là những nhà nghiên cứu bỏ qua các mặt thứ yếu để tập trung vào phương diện chủ yếu, có ý nghĩa quan tọng đối với vấn đề nghiên cứu.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, mô hình là sự trình bày dưới dạng toán học, và nó cũng là dựa trên lí thuyết kinh tế của một doanh nghiệp, một thị trường hay một vài thực thể nào đó, thực chất ta cũng có thể hiểu mô hình chính là sự đơn giản hóa hiện thực một cách có chủ định và mô hình cũng cho phép các chủ thể là những nhà nghiên cứu bỏ qua các mặt thứ yếu để có thể từ đó chỉ cần phải tập trung vào phương diện chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề nghiên cứu.
Theo lí thuyết trong kinh tế thì ta hiểu mô hình là một cấu trúc lý thuyết đại diện cho các quá trình kinh tế bằng một tập hợp các biến và một tập hợp các mối quan hệ logic và hoặc định lượng giữa chúng theo đó với các mô hình kinh tế là một khung đơn giản, thường là toán học, được thiết kế để nhằm mục đích có thể minh họa các quy trình phức tạp. Bên cạnh đó các mô hình kinh tế cũng đặt ra các tham số cấu trúc và một mô hình có thể có các biến ngoại sinh khác nhau và các biến đó có thể thay đổi để nhằm mục đích có thể tạo ra các phản ứng khác nhau theo các biến kinh tế. Phương pháp sử dụng các mô hình bao gồm các phương pháp cụ thể như sau: điều tra, lý thuyết hóa và lý thuyết phù hợp với thế giới.
Khái niệm mô hình hòn đảo đảo chiều:
Mô hình hòn đảo đảo chiều được hiểu cơ bản chính là một mô hình giá được biểu diễn bằng biểu đồ thanh hoặc biểu đồ nến theo ngày, đặc thù bởi một nhóm ngày được chia cách ở hai bên bởi các khoảng trống trong hành động giá.
Mô hình hòn đảo đảo chiều ra đời đã cho thấy sự đảo chiều có thể xuất hiện với tất cả các xu hướng mà giá đang thể hiện, cả xu hướng tăng giá và xu hướng giảm giá.
Mô hình giá Hòn đảo đảo chiều cũng chính là một phần của hành động giá hoàn toàn bị phá vỡ khỏi phần còn lại của biểu đồ nến. Mô hình giá Hòn đảo đảo chiều hiện có một khoảng GAP trước và một khoảng GAP sau.
– Mô hình Hòn đảo đảo chiều tăng (Bullish Island Reversal) giá bắt đầu với một khoảng GAP trong thị trường đang xu hướng giảm. Sau một thời gian giá đi ngang, trước khi đảo chiều xu hướng bằng một khoảng GAP bằng với khoảng GAP tạo ra trước đó.
– Mô hình Hòn đảo đảo chiều giảm (Bearish Island Reversal) giá bắt đầu với một khoảng GAP đi lên, tiếp theo là giá đi ngang trước khi đảo chiều xu hướng bằng một khoảng GAP bằng khoảng GAP trước đó.
Trong cả hai trường hợp được nêu cụ thể bên trên, hai khoảng trống (GAP) phải có phạm vi giá gần như chéo nhau.
Khoảng trống (GAP) đầu tiên đã thể hiện một động thái phù hợp với xu hướng hiện có. Tuy nhiên, thay vì đi theo xu hướng khoảng trống (GAP) đó, thị trường lại đi ngang uốn khúc. Chính bởi vì thế mà trên thực tế khi thị trường tạo ra một khoảng trống (GAP) mới thì đó là một tín hiệu đảo chiều.
Mô hình hòn đảo đảo chiều trong tiếng Anh là gì?
Mô hình hòn đảo đảo chiều trong tiếng Anh là Island Reversal.
Đặc điểm của mô hình hòn đảo đảo chiều:
Mô hình hòn đảo đảo chiều được hiểu cơ bản chính là một mô hình đặc biệt vì chúng được hình thành bởi các khoảng trống giá ở hai phía của một giai đoạn giao dịch (thường là nhiều ngày).
Nhiều chủ thể là những nhà phân tích và nhà giao dịch tin rằng khoảng trống giá cuối cùng sẽ được lấp đầy hay có nghĩa là giá sẽ lấy lại bất kì khoảng trống nào xảy ra trước đó.
Mặt khác, mô hình hòn đảo đảo chiều ra đời cũng dựa trên ý tưởng rằng hai khoảng trống trong mô hình thường sẽ không được lấp đầy, ít nhất trong một lúc nào đó.
Mô hình hòn đảo đảo chiều có thể được hiểu là một mô hình hình thành ở đỉnh hoặc một mô hình hình thành ở đáy, thông thường là ở đỉnh hơn. Sự hình thành mô hình hòn đảo đảo chiều có năm đặc điểm cụ thể như sau:
– Sự hình thành mô hình hòn đảo đảo chiều có đặc điểm đó là có một xu hướng kéo dài trước khi hình thành mô hình.
– Sự hình thành mô hình hòn đảo đảo chiều có đặc điểm đó là có một khoảng trống giá ban đầu.
– Sự hình thành mô hình hòn đảo đảo chiều có đặc điểm đó là một tập hợp các điểm giá có xu hướng giao dịch trong một phạm vi có thể xác định.
– Sự hình thành mô hình hòn đảo đảo chiều có đặc điểm đó là khối lượng giao dịch có xu hướng tăng gần khi tiến gần đến các khoảng trống giá và trong mô hình so với xu hướng giao dịch trước đó.
– Sự hình thành mô hình hòn đảo đảo chiều có đặc điểm đó là có một khoảng trống giá cuối cùng hình thành đảo giá bị cô lập với xu hướng trước đó.
Một mô hình hòn đảo đảo chiều ở đáy dự báo sự kết thúc của một xu hướng giảm giá trước đó và bắt đầu một xu hướng tăng giá.
Ví dụ cụ thể như sau:
Mẫu hình Island Reversal được xếp vào nhóm mẫu hình đảo chiều xuất hiện quanh vùng đỉnh hoặc đáy của thị trường. Mẫu hình này gồm năm giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Xu hướng trước đó chi phối giá, xu hướng tăng hay giảm.
+ Giai đoạn 2: Giá tiếp tục xu hướng tăng với biến động mạnh tạo ra một khoảng trống giá (gap).
+ Giai đoạn 3: Sau gap, giá biến động trong phạm vi hẹp, hoặc mức tăng/giảm không còn nhiều. Sau đó, xu hướng tăng/giảm bắt đầu chững lại.
+ Giai đoạn 4: Giá biến động mạnh trở lại ngược với xu hướng lúc đầu (xu hướng giảm/tăng), đồng thời hình thành gap thứ hai. Hai đoạn gap này có vùng giá chung và hoàn toàn không có giao dịch mua/bán.
+ Giai đoạn 5: Giá hoàn toàn đảo chiều và di chuyển ngược xu hướng ban đầu.
2. Sử dụng mô hình hòn đảo đảo chiều và các chỉ số hỗ trợ:
Mô hình hòn đảo đảo chiều có thể có một cụm giá với các khung thời gian khác nhau, có thể là theo ngày, theo tuần hoặc thậm chí vài tháng.
Chính bời vì thế, điều cần thiết cho các chủ thể là những nhà giao dịch đó chính là phải theo dõi các khoảng trống hình thành và kết thúc mô hình này. Khoảng trống giá xuất hiện khi một sự chênh lệch đáng kể về giá hai ngày liên tiếp hay hai đơn vị thời gian liên tiếp của biểu đồ giá.
– Khoảng trống tăng giá được hình thành từ hai cây nến trắng với nến sau có giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa nến trước.
– Khoảng trống giảm giá được hình thành bởi hai nến đỏ với nến sau có giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa nến trước.
Mô hình hòn đảo đảo chiều giống như tất cả các mô hình đảo chiều giá khác, thường sẽ được hỗ trợ bởi một khoảng trống giảm giá để bắt đầu hình thành mô hình, sau đó kết thúc mô hình bằng một khoảng trống cạn kiệt.
Sự xuất hiện của khoảng trống cạn kiệt thường là dấu hiệu đầu của một xu hướng mới, sau đó là một số khoảng trống tiếp diễn theo xu hướng mới này, và cuối cùng là khoảng trống cạn kiệt.
Chúng ta cũng cần lưu ý rằng có một số chủ thể là những nhà phân tích nghiên cứu Mô hình hòn đảo đảo chiều và tuyên bố rằng mô hình giá này xảy ra không thường xuyên và kết quả thu được có hiệu suất kém.
3. Đặc điểm nhận dạng mô hình hòn đảo đảo chiều:
– Mô hình hòn đảo đảo chiềucó thể hình thành ở Top hoặc Bottom. Để nhằm mục đích có thể xác định chính xác mô hình hòn đảo đảo chiều thì chúng ta cần dựa vào các đặc điểm sau:
+ Mô hình xuất hiện sau một xu hướng rõ ràng, tăng hay giảm đều được.
+ Đầu tiên biểu đồ xuất hiện một khoảng GAP.
+ Sau khi tạo GAP, giá tiếp tục di chuyển theo xu hướng và tạo ra một (Single-Day) hoặc nhiều cụm nến (Multi-Day) di chuyển trong phạm vi nhất định.
+ Khối lượng tăng dần và xu hướng giá bắt đầu yếu đi.
+ Biểu đồ xuất hiện tiếp một GAP và giá di chuyển ngược với xu hướng ban đầu.
Đặc biệt là hòn đảo đảo chiều có độ tin cậy khá kém. Chính vởi vì thế mà chúng ta nên cẩn thận tìm thêm một số yếu tố để làm tăng độ mạnh của tín hiệu đảo chiều, bao gồm:
+ Mô hình có bóng nến dài thì tốt hơn là bóng nến ngắn.
+ Mô hình hẹp và cao sẽ cho hiệu suất tốt hơn.