Mô hình giảm thiểu rủi ro của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một mô hình được sử dụng phổ biến hiện nay đối với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi tại các nước trên thế giới và trong đó có cả Việt Nam, với mục đích bảo vệ tiền gửi một cách tốt nhất có thể. Mô hình giảm thiểu rủi ro của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là gì? Nhiệm vụ
Mục lục bài viết
1. Mô hình giảm thiểu rủi ro của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là gì?
Mô hình giảm thiểu rủi ro hiện nay được biết đến là 1 trong 3 mô hình hoạt động phổ biến của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới. Trong mô hình giảm thiểu rủi ro, các tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thẩm quyền nhằm mục đích để bảo vệ người gửi tiền tốt nhất, và để có thể đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính và tham gia vào tái thiết hệ thống tài chính ngân hàng. Trong mô hình giảm thiểu rủi ro của tổ chức bảo hiểm tiền gửi có vai trò tích cực trong giám sát tài chính, hỗ trợ ngăn ngừa khủng hoảng tài chính và thúc đẩy ổn định tài chính. Đây là một mô hình tiên tiến.
2. Nhiệm vụ mô hình giảm thiểu rủi ro của tổ chức bảo hiểm tiền gửi:
Trước hết phải kể đến 3 mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi tồn tại trên thế giới, đó là
1. Mô hình chi trả (Pay-box),
2. Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng (Pay-box with extended powers)
3. Mô hình giảm thiểu rủi ro (Risk-Minimiser).
Hiện nay theo như trên 3 mô hình này ta có thể thấy so với hai mô hình chi trả đơn thuần và mô hình chi trả với quyền lợi mở rộng, mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro có các thẩm quyền nhằm bảo vệ tốt nhất người gửi tiền như thực hiện đánh giá giám sát rủi ro đảm bảo an toàn của hệ thống tài chính và tham gia vào tái thiết hệ thống tài chính ngân hàng.
Với mô hình giảm thiểu rủi ro của tổ chức bảo hiểm tiền gửi này là tính phòng ngừa được thể hiện rất rõ, đồng thời mô hình này cũng phản ánh một cách đầy đủ nhất bản chất của bảo hiểm là luôn gắn với rủi ro. Vì thế một tổ chức bảo hiểm tiền gửi được coi là hiệu quả phải có các quyền hạn và chức năng tương ứng cho phép tổ chức này hạn chế đến mức tối đa rủi ro của quốc gia, của từng ngành dịch vụ tài chính và người gửi tiền, tức là phải giảm đến mức thấp nhất những tổn thất xã hội trong quản trị rủi ro.
Hiện nay có thể thấy các tổ chức bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro có thể can thiệp vào mọi thời điểm, mọi giai đoạn trong hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi kể từ lúc được hình thành, cấp phép và đi vào hoạt động đến từng giai đoạn phát triển của tổ chức này đều có vai trò đo lường, kiểm soát và ngăn chặn rủi ro của tổ chức bảo hiểm tiền gửi . Hơn nữa nếu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi suy yếu đến mức buộc phải giải thể hoặc phá sản thì vai trò của bảo hiểm tiền gửi lúc này không chỉ là thay mặt Chính phủ đứng ra chi trả mà còn bằng các biện pháp xử lý khác giúp tổ chức tín dụng rút khỏi thị trường một cách có trật tự, tránh lây lan, ảnh hưởng xấu tới sự an toàn của thị trường tài chính và nền kinh tế.
Có thể thấy, mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi quản lý rủi ro một cách toàn diện nhất, đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cũng như đảm bảo thực hiện đầy đủ và tốt nhất mục tiêu chính sách công đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Trong mô hình giảm thiểu rủi ro, ngoài nhiệm vụ bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, tổ chức bảo hiểm tiền gửi còn có nhiệm vụ sau:
– Tham gia cùng với các cơ quan nhà nước (Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương) vào hoạt động giám sát, đánh giá rủi ro các ngân hàng và tổ chức tài chính, góp phần bảo đảm sự an toàn và hoạt động bình thường của hệ thống tài chính – ngân hàng;
– Tính phí bảo hiểm dựa trên cơ sở định mức rủi ro với từng ngân hàng;
– Tiếp nhận xử lí nợ và thu hồi nợ của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản;
– Được trao các quyền hạn về nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư nguồn vốn nhằm bảo toàn phát triển số vốn ban đầu cũng như nâng cao năng lực tài chính, giảm sự phụ thuộc vào ngân sách của Chính phủ.
Tính hiệu quả của mô hình:
Tính hiệu quả của mô hình bảo hiểm tiền gửi là nhân tố quan trọng phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả được nhìn nhận ở góc độ hoạt động bảo hiểm lấy số đông bù số ít nhưng phải mang tính đặc thù là thực hiện các mục tiêu của chính sách công. Hệ thống bảo hiểm tiền gửi cần được thiết kế để đạt được các mục tiêu của chính sách công cụ thể được thể chế hoá bằng những qui định cụ thể của pháp luật. So sánh các mô hình bảo hiểm tiền gửi đáp ứng các mục tiêu chính sách công được thể hiện cụ thể ở Bảng dưới đây:
Mục tiêu chính sách công | Mô hình “giảm thiểu rủi ro” | Mô hình “chi trả với quyền hạn mở rộng” | Mô hình “chuyên chi trả” | |
1 | Bảo vệ người gửi tiền nhỏ thông qua việc cung cấp cơ chế bồi thường | v | v | v |
2 | Giảm gánh nặng cho Chính phủ và yêu cầu ngân hàng tốt đóng góp chi phí trong quá trình xử lí ngân hàng | v | v | v |
3 | Thúc đẩy cạnh tranh ở khu vực tài chính | v | v | v |
4 | Tạo cơ chế chính thức trong xử lí đổ vỡ | v | v | |
5 | Ngăn ngừa khủng hoảng tài chính | v | v | |
6 | Thúc đẩy ổn định tài chính | v | ||
7 | Khuyến khích tiết kiệm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế | v | ||
8 | Góp phần làm cho hệ thống thanh toán có trật tự hơn | v | ||
9 | Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế | v | ||
10 | Giảm thiểu tác động từ suy thoái kinh tế | v |