Vốn là một vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm trong quá trình hình thành và duy trì hoạt động của doang nghiệp hiện nay. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp hiện nay gồm có các phần trong đó có vốn của chủ sở hữu loại vốn này được hiểu đó là các giá trị hiện tại ròng của doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Mô hình giá trị kinh tế và hạn chế của vốn chủ sở hữu là gì?
1.1. Mô hình giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu là gì?
Như chúng ta thấy hiện nay mỗi doanh nghiệp từ khi thành lập và đi vào hoạt động đều cần có một số vốn nhất định, để phục vụ cho việc hình thành và kinh doanh của doanh nghiệp theo đó chủ doanh nghiệp cần huy động nguồn vốn hay sử dụng nguồn vốn hiện nay qua các nguồn khác nhau để đáp ứng nhu cầu này. Hiện nay nếu nói về cơ cấu vốn của doanh nghiệp gồm 2 loại cụ thể đó là loại Vốn nợ và Vốn chủ sở hữu. Trong đó vốn chủ sở hữu được hiểu cụ thể như sau:
Mô hình giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu trong tiếng Anh là” Economic Value of Equity (EVE)”.
Hiện nay Mô hình giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu được hiểu là một tính toán dòng tiền bằng cách lấy giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền tài sản và trừ đi giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền nợ. Không giống như thu nhập chịu rủi ro và giá trị chịu rủi ro, một ngân hàng sử dụng mô hình giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu để quản lí tài sản và nợ phải trả của mình. Đây là một biện pháp kinh tế dài hạn được sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro lãi suất. Định nghĩa đơn giản nhất về EVE là giá trị hiện tại ròng (NPV) của dòng tiền trên bảng cân đối của ngân hàng. Tính toán này được sử dụng để quản lí tài sản nợ-có để đo lường các sự thay đổi giá trị kinh tế của ngân hàng.
Mô hình giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu là một tính toán dòng tiền lấy giá trị hiện tại của dòng tiền tài sản dự kiến và trừ đi giá trị hiện tại của dòng tiền nợ dự kiến. Giá trị này được sử dụng khi đánh giá mức độ nhạy cảm của tổng vốn với biến động của lãi suất. Một ngân hàng có thể sử dụng biện pháp này để tạo ra các mô hình cho biết mức độ thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng đến tổng vốn của ngân hàng đó.
Giá trị thị trường của tài sản và nợ của ngân hàng được liên kết trực tiếp với lãi suất. Một ngân hàng xây dựng các mô hình với tất cả các tài sản và nợ cấu thành để thấy tác động của những thay đổi lãi suất khác nhau trên tổng nguồn vốn của nó. Phương pháp phân tích rủi ro này là một công cụ chính cho phép các ngân hàng chuẩn bị chống lại lãi suất thay đổi liên tục và thực hiện các bài kiểm tra sức chịu đựng.
Việc tăng lãi suất chung có thể làm tăng thu nhập của ngân hàng, nhưng thông thường sẽ làm giảm Mô hình giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu do mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa giá trị tài sản và lãi suất và mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa giá trị nợ và lãi suất. Tuy nhiên, EVE và thu nhập ngân hàng có mối quan hệ trong đó EVE càng cao, tiềm năng tăng thu nhập trong tương lai được tạo ra từ cơ sở vốn chủ sở hữu càng lớn.
Công thức tính vốn chủ sở hữu chúng ta cần nắm rõ:
+ Xác định tổng tài sản của công ty trên bảng cân đối kế toán
+ Xác định tổng nợ phải trả
+ Lấy tổng tài sản trừ đi tổng nợ phải trả
Theo đó thì công thức xác định vốn chủ sở hữu của công ty cụ thể như sau: Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả. Hiện nay trên thực tế có thể thấy nếu nói về vốn của doanh nghiệp thì ta thấy nó khá phức tạp và việc xây dựng một cấu trúc vốn như thế nào để hiệu quả sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các khía cạnh hoạt động khác của doanh nghiệp. Theo đó để có câu trả lời một cách chính xác, chúng ta cần phải tiến hành thực hiện các khảo sát và đánh giá cần thiết để xác định chính xác cơ cấu vốn hiện tại của doanh nghiệp, cấu trúc vốn như thế nào sẽ hiệu quả và các biện pháp huy động vốn mà doanh nghiệp nên thực hiện để đảm bảo sự tăng trưởng nhanh nhưng vẫn ổn định.
1.2. Hạn chế của mô hình giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu:
Hiện nay có thể thấy giá trị hiện tại ròng của trái phiếu có thể được tính toán khá dễ dàng, dòng tiền trong tương lai có thể khó định lượng cho tài khoản tiền gửi và các công cụ tài chính không kì hạn khác. Người lập mô hình giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu phải đưa ra các giả định cho các khoản nợ nhất định mà nhiều khi có thể đi chệch với thực tế. Bên cạnh đó, những sản phẩm phức tạp với quyền chọn đính kèm sẽ không dễ dàng được mô hình hóa.
2. So sánh điểm khác nhau giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ:
Vốn điều lệ là một loại vốn chúng ta đã nghe rất nhiều và nó chính là vốn mà các công ty rất quan tâm khi thành lập công ty là số vốn do thành viên hoặc cổ đông cam kết góp trong một khoảng thời gian nhất định và được ghi trong điều lệ của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền mặt, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ…Theo các báo cáo tài chính, vốn điều lệ được gọi là vốn cổ phần của công ty. vốn điều lệ được xem là cơ sở để xác định tỉ lệ phần vốn góp của doanh nghiệp, thông qua đó, làm cơ sở đề phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các cổ đông.
Sự khác nhau có thẻ nhận thấy rất dễ thấy giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là vốn điều lệ chỉ ghi con số có tính chất đăng ký. Trong trường hợp cổ đông chưa góp đủ số vốn đã cam kết, khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải giải thể. Các cổ đông phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp đã đăng ký. Bên cạnh đó ta thấy rằng nguồn vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập doanh nghiệp mới hoặc mở rộng và hiện nay thì chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu, theo đó vốn của chủ sở hữu gồm các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá và các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ (nếu được ghi tăng vốn chủ sở hữu, không những thế vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn, của Hội đồng quản trị,…
Ngoài ra vốn của chủ sở hữu bao gồm cả khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, và các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế cụ thể đó là về quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu và loại lợi nhuận chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản,… và iá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Qua quá trình vận hành của doanh nghiệp, các khoản lãi hay cũng có khi lỗ có thể thay đổi, khiến cho vốn chủ sở hữu thay đổi. Hiện nay có thể thấy các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động sẽ có vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn cổ phần.
3. Ý nghĩa của giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu rất quan trọng vì nó là yếu tố để biểu thị cho giá trị cổ phần của nhà đầu tư khi đầu tư vào một công ty. Sở hữu cổ phiếu trong một công ty theo thời gian có thể mang lại lợi nhuận vốn hoặc tăng giá cổ phiếu cũng như cổ tức cho các cổ đông. Sở hữu vốn cổ phần cũng có thể cho các cổ đông quyền bỏ phiếu trong bất kỳ cuộc bầu cử nào cho hội đồng quản trị.
Vốn cổ đông có thể là âm hoặc dương. Nếu dương, công ty có đủ tài sản để trang trải các khoản nợ của mình. Nếu âm, nợ của công ty vượt quá tài sản của nó; nếu kéo dài, đây được coi là mất khả năng thanh toán.
Thông thường, các nhà đầu tư xem các công ty có vốn cổ đông âm là đầu tư rủi ro hoặc không an toàn. Chỉ riêng vốn cổ đông không phải là một chỉ số quyết định về sức khỏe tài chính của công ty, khi được sử dụng cùng với các công cụ và số liệu khác, nhà đầu tư có thể phân tích chính xác sức khỏe của một tổ chức.