Định giá là việc đưa ra đánh giá về giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo thông lệ Quốc tế. Khái quát về mô hình định giá lại?
Mục lục bài viết
1. Khái quát về định giá:
1.1. Khái niệm định giá:
Định giá là việc đưa ra đánh giá về giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo thông lệ Quốc tế.
Định giá được xem là quá trình phân tích xác định giá trị hiện tại (hoặc dự kiến) của một tài sản hoặc một công ty. Hiện nay, có nhiều kĩ thuật được sử dụng để thực hiện việc định giá. Một nhà phân tích đã gán một giá trị cho một công ty nhằm mục đích để xem xét sự quản lí của doanh nghiệp, thành phần cấu trúc vốn của công ty, triển vọng thu nhập trong tương lai và giá trị thị trường của tài sản của công ty, cùng nhiều số liệu khác.
Việc phân tích cơ bản thường được sử dụng trong định giá, mặc dù một số phương pháp khác cũng có thể được sử dụng như mô hình định giá tài sản vốn hoặc mô hình chiết khấu cổ tức.
1.2. Định giá trong tiếng Anh là gì?
Định giá tiếng Anh là Valuation.
1.3. Lý do cần phải định giá:
Việc định giá có thể trở nên vô cùng hữu ích khi một nhà đầu tư cố gắng xác định giá trị hợp lí của chứng khoán, việc xác định giá trị hợp lí của chứng khoán được xác định bởi những gì người mua sẵn sàng trả cho người bán (giả sử cả hai bên tham gia giao dịch một cách tự nguyện). Khi một giao dịch chứng khoán được các bên tham gia thực hiện trên một sàn giao dịch, người mua và người bán có thể xác định giá trị thị trường của một cổ phiếu hoặc trái phiếu cụ thể.
Tuy nhiên, khác với giá trị thị trường, khái niệm giá trị nội tại đề cập đến giá trị của chứng khoán dựa trên thu nhập trong tương lai hoặc một số đặc điểm khác của công ty, không liên quan đến giá thị trường của chứng khoán. Đây cũng chính là lí do quan trọng khiến nhà đầu tư cần phải định giá chứng khoán. Các nhà phân tích thực hiện định giá để xác định xem một công ty hoặc tài sản được định giá quá cao hay quá thấp bởi thị trường.
1.4. Phân loại phương pháp định giá:
Các phương pháp định giá bao gồm mô hình định giá tuyệt đối và các mô hình định giá tương đối. Cụ thể:
– Các mô hình định giá tuyệt đối cố gắng tìm giá trị nội tại hoặc thực của các khoản đầu tư dựa trên các nguyên tắc cơ bản. Nhìn vào các nguyên tắc cơ bản đơn giản có nghĩa là các chủ thể sẽ chỉ tập trung vào những yếu tố như cổ tức, dòng tiền và tốc độ tăng trưởng cho một công ty, và không quan tâm đến bất kì công ty nào khác. Các mô hình định giá thuộc mô hình định giá tuyệt đối bao gồm mô hình chiết khấu cổ tức, mô hình chiết khấu dòng tiền, mô hình thu nhập còn lại và mô hình dựa trên tài sản.
– Ngược lại, các mô hình định giá tương đối hoạt động bằng cách so sánh công ty đang được đề cập với các công ty tương tự khác. Các mô hình định giá tuyệt đối bao gồm các phép nhân và tỉ lệ, ví dụ như phép nhân giá với thu nhập và so sánh nó với phép nhân của các công ty tương tự.
1.5. Hạn chế của việc định giá:
Khi các chủ thể đua ra quyết định sử dụng phương pháp định giá nào để định giá cổ phiếu lần đầu tiên, nhiều nhà đầu tư sẽ dễ bị choáng ngợp bởi vì số lượng các kĩ thuật định giá có sẵn. Có những phương pháp định giá khá đơn giản, trong khi lại có những phương pháp khác phức tạp hơn nhiều.
Tuy nhiên, hiện tại lại không có một phương pháp nào phù hợp nhất cho mọi tình huống. Mỗi cổ phiếu đều khác nhau, và mỗi ngành hoặc lĩnh vực có những đặc điểm riêng có thể yêu cầu những phương pháp định giá khác nhau. Ngoài ra, các phương pháp định giá khác nhau sẽ tạo ra các giá trị khác nhau cho cùng một tài sản hoặc công ty, có thể khiến các nhà phân tích quyết định sử dụng phương pháp cho ra kết quả hợp lí nhất.
2. Khái quát về mô hình định giá lại:
Khái niệm mô hình định giá lại:
Mô hình định giá lại trong giai đoạn hiện nay được xem là mô hình phân tích các lượng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chêch lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định.
Hiện nay, mô hình định giá lại đang được áp dụng ở Mỹ. Quỹ dự trữ Liên bang Mỹ yêu cầu các ngân hàng Mỹ sẽ phải báo cáo định kì hàng quý về chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo các kì hạn sau:
– Thứ nhất: các ngân hàng Mỹ sẽ phải báo cáo định kì hàng quý về chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo kì hạn đến 1 ngày.
– Thứ hai: các ngân hàng Mỹ sẽ phải báo cáo định kì hàng quý về chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo kì hạn trên 1 ngày đến 3 tháng.
– Thứ ba: các ngân hàng Mỹ sẽ phải báo cáo định kì hàng quý về chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo kì hạn trên 3 tháng đến 6 tháng.
– Thứ tư: các ngân hàng Mỹ sẽ phải báo cáo định kì hàng quý về chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo kì hạn trên 6 tháng đến 1 năm.
– Thứ năm: các ngân hàng Mỹ sẽ phải báo cáo định kì hàng quý về chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo kì hạn trên 1 năm đến 5 năm.
– Thứ sáu: các ngân hàng Mỹ sẽ phải báo cáo định kì hàng quý về chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo kì hạn trên 5 năm.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng trung ương các nước không yêu cầu các ngân hàng thương mại của đất nước mình phải báo cáo như các ngân hàng Mỹ, tuy nhiên, ở từng ngân hàng thương mại thì việc lập báo cáo như thế này để quản trị rủi ro lãi suất vẫn thường làm.
Các ngân hàng tính số chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng kì hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm của lãi suất thị trường. Độ nhạy cảm của lãi suất trong trường hợp này chính là khoảng thời gian mà tài sản có và tài sản nợ được định giá lại.
Điều đó có nghĩa là, nhà quản trị ngân hàng còn phải chờ lao lâu nữa để áp mức lãi suất mới vào từng kì hạn khác nhau.
Mô hình định giá lại trong Tiếng anh gọi là gì?
Mô hình định giá lại là một danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ The Repricing Model.
Trường hợp định giá lại:
Từ phân tích nêu trên, ta nhận thấy, sẽ tiến hành định giá lại khi đã tiến hành định giá lần một nhưng việc định giá có những sai lệch xảy ra trên thực tế.
Những hạn chế của mô hình định giá lại:
– Hiệu ứng của thị giá tài sản:
Sự thay đổi của lãi suất của các tổ chức không chủ ảnh hưởng lên thu nhập lãi suất mà nó còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ. Mô hình định giá lại chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ của tài sản mà không đề cập đến giá trị thị trường của chúng. Chính bởi vì thế, mô hình định giá lại hiện chỉ phản ánh được một phần rủi ro lãi suất đối với ngân hàng.
– Vấn đề kì định giá tích lũy:
Vấn đề phân nhóm tài sản theo một khung kì hạn nhất định của mô hình định giá lại đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các tài sản có và tài sản nợ trong cùng một nhóm.
Ví dụ như trong trường hợp giá trị tài sản có và tài sản nợ trong cùng một nhóm có cùng một kì hạn đến hạn có thể là bằng nhau, nhưng tài sản nợ có thể được định giá lại tại thời điểm cuối của kì định giá và trong lúc đó tài sản có lại được định giá lại tại thời điểm đầu của kì định giá lại.
Ta nhận thấy rằng là kì định giá càng nhanh thì những hạn chế của kì định giá tích lũy càng nhỏ. Nếu kì định giá được tính toán hàng ngày thì sẽ cho ta một số liệu trung thực về sự thay đổi thu nhập lãi suất ròng.
Hiện nay, các ngân hàng lớn được nối mạng nội bộ online đã cho phép ngân hàng định giá tài sản tại bất cứ thời điểm nào. Xét từ góc độ này, mô hình định giá lại trở nên có ý nghĩa hơn trong thực tế.
– Vấn đề tài sản đến hạn:
Giả dụ rằng toàn bộ tín dụng tiêu dùng ngắn hạn đều đến hạn trong vòng 1 năm hoặc là toàn bộ khoản tín dụng dài hạn có thế chấp với lãi suất cố định được hoàn trả sau 10 năm.
Trong thực tế thì các ngân hàng sẽ thường xuyên cho vay mới và thu hồi nợ cũ đối với tín dụng tiêu dùng ngắn hạn và ngay cả đối với tín dụng dài hạn có thế chấp, giống như ngân hàng luôn huy động vốn mới và thanh toán những khoản vốn huy động đã đến hạn.
Trong thực tế, những khoản tín dụng dài hạn có thế chấp thường được trả góp định kì hàng tháng (hoặc hàng quý). Chính vì thế, ngân hàng có thể tái đầu tư những khoản tiền thu được trong năm với lãi suất thị trường hiện hành, nghĩa là các khoản tiền thu được trong năm thuộc loại tài sản có nhạy cảm với lãi suất.
Nhà quản trị ngân hàng cũng có thể dễ dàng xử lí trường hợp trả góp trong mô hình định giá lại bằng cách xác định tỉ lệ sẽ thu hồi vốn trong năm của từng tài sản thuộc loại này.