Mô hình Cờ đuôi nheo là một trong những mô hình hiện nay được coi là mô hình giá tiếp diễn khá phổ biến, mô hình này dự báo sự tiếp diễn của một xu hướng mạnh mẽ ban đầu. Mặc dù xuất hiện rất nhiều nhưng nó hay bị nhầm lẫn với những mô hình khác. Vậy mô hình Cờ đuôi nheo là gì? Giao dịch với mô hình Cờ đuôi nheo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mô hình Cờ đuôi nheo là gì?
Mô hình Cờ đuôi nheo hay còn gọi là “Mô hình Pennant trong tiếng Anh là Pennant”.
Khi nới đến loại mô hình cờ đuôi nheo chúng ta hiểu đơn giản đây là một dạng mô hình tiếp tục trong phân tích kĩ thuật ở linh vực cụ thể, hình thành khi một chứng khoán có chuyển động lớn theo xu hướng mô hình này hay còn được gọi là cột cờ và flagpole, sau đó là giai đoạn hợp nhất với các đường xu hướng hội tụ theo sau bởi một sự phá kháng cự là breakout cùng hướng với chuyển động lớn ban đầu.
2. Giao dịch với mô hình Cờ đuôi nheo:
Nếu chúng ta muốn tiến hành các giao dịch theo mô hình cờ đuôi nheo, tương tự như mô hình cờ theo xu hướng về mặt cấu trúc, có các đường xu hướng hội tụ trong giai đoạn hợp nhất, kéo dài từ khoảng một đến ba tuần và với khối lượng giao dịch ở mỗi thời kì của mô hình cờ đuôi nheo cũng rất quan trọng. Trường hợp nếu chúng ta muốn chuyển dịch ban đầu theo mô hình này thì với khối lượng giao dịch lớn phải được đáp ứng, còn trong giai đoạn mô hình cờ đuôi nheo phải có khối lượng giao dịch giảm xuống và theo sau là sự tăng khối lượng giao dịch đáng kể trong thời gian xuất hiện phá kháng cự và dưới đây là ví dụ về hình dạng của mô hình cờ đuôi nheo theo xu hướng tăng:
Trong hình trên thê hiện 3 giai đoạn chính tạo thành mô hình cờ đuôi nheo.
– Cột cờ là một giai đoạn để biểu thị xu hướng tăng giá cao hơn ban đầu, có khối lượng giao dịch lớn.
– Mô hình cờ đuôi nheo như chúng ta thấy ở phần trên thì đây là giai đoạn để biểu diễn giai đoạn hợp nhất tạo thành mô hình cờ đuôi nheo với các đường xu hướng hội tụ
– Mức phá kháng cự là một giai đoạn các nhà giao dịch chờ đợi với sự bứt phá của giá chứng khoán ra khỏi đường xu hướng bên trên của mô hình tam giác đối xứng để thực hiện giao dịch.
Giao dịch với Mô hình Cờ đuôi nheo:
Hiện nay như chúng ta thấy với các nhà giao dịch tìm cách nhập các vị thế mua hoặc vị thế bán mới sau khi biểu đồ giá thoát khỏi mẫu mô hình cờ đuôi nheo, ví dụ như một nhà giao dịch có thể thấy có một xu tăng giá đang hình thành và đặt lệnh giới hạn mua ngay phía trên đường xu hướng trên của mô hình cờ đuôi nheo. Theo đó đưa ra mục tiêu giá cho mô hình cờ đuôi nheo đa phần sẽ được thiết lập bằng cách áp dụng chiều cao của cột cờ ban đầu cho đến điểm giá vượt qua khỏi mô hình cờ đuôi nheo ví dụ, nếu một cổ phiếu tăng từ 5$ lên 10$ trong một đợt tăng giá mạnh, giao đoạn hợp nhất có giá lên khoảng 8,5$, và sau đó thoát ra khỏi mô hình cờ đuôi nheo ở mức 9$ một cổ phiếu và các nhà giao dịch có thể tìm kiếm mục tiêu giá 14$ cho vị thế của họ – hay 5$ cộng với 9$.
Như chúng ta thấy với các mức dừng lỗ thường được đặt ở điểm thấp nhất trên mô hình cờ đuôi nheo do sự phá hỗ trợ từ dưới các mức này sẽ làm mất hiệu lực của mô hình cờ đuôi nheo và là dấu hiệu cho sự bắt đầu của một sự đảo chiều giá dài hạn với hầu hết các nhà giao dịch sử dụng mô hình cờ đuôi nheo kết hợp với các mô hình biểu đồ giá hay các chỉ báo kĩ thuật khác để khẳng định lại các tín hiệu thu được. Ví dụ trường hợp nếu giá cổ phiếu tạo thành mô hình cờ đuôi nheo khi giá cổ phiếu vượt đỉnh mức giá cũ, và qua quá trình cụ thể nào đó trong một giai đoạn hợp nhất sau đó tiếp tục vượt đỉnh cao hơn hay phá kháng cự hai lần và với đường xu hướng phía trên hay đường xu hướng kháng cự của mô hình cờ đuôi nheo cũng phản ánh các mức đỉnh, theo đó các nhà giao dịch xem các mức phá kháng cự là các cơ hội mua tiềm năng và có thể thu lợi nhuận từ các mức phá kháng cự tiếp theo.
Vơi mô hình cờ đuôi nheo trong giao dịch nó có thể được áp dụng cho cả mô hình cờ đuôi nheo tăng hoặc giảm, tuy nhiên, mô hình tăng giá sẽ có xu hướng dài hơn và mô hình giảm giá có xu hướng ngắn hơn. Ví dụ như chúng ta thấy về cách giao dịch Cờ đuôi nheo tăng giá xuất hiện bằng GBP/NZD và theo đó các trader nên vào lệnh nếu có xác nhận về sự bứt phá sau khi giá đột ngột biến động mạnh và tất nhiên cờ đuôi nheo xuất hiện sau khi giá di chuyển mạnh, cho biết rằng có khả năng sẽ có một sự bứt phá và tiếp tục theo hướng ban đầu.
Trường hợp chúng ta mà đóng phía trên cờ đuôi nheo cung cấp điểm vào lệnh và trong ví dụ này, sự phá vỡ là khá quan trọng và thêm khả năng giá tiếp tục đi lên theo đó với một điểm dừng lỗ có thể được đặt ở mức giá thấp nhất của cây nến bức phá, cho thấy rằng đó là một động thái khá lớn hoặc đối với Trader bảo thủ hơn, một điểm dừng lỗ có thể được đặt bên dưới cờ đuôi nheo để hạn chế rủi ro giảm giá. Điều này thường cung cấp một mức độ bảo vệ có thể chấp nhận cho Trader.
Hãy nhớ rằng thị trường không phải lúc nào cũng di chuyển theo cách bạn mong đợi, đó là lý do tại sao Trader nên luôn áp dụng quản lý rủi ro thận trọng. Để giải thích điều này, chỉ nên giao dịch với số vốn mà bạn có thể chịu được. Để thiết lập các mức chốt lời, Trader có thể đo khoảng cách từ đầu cột cờ đến Cờ đuôi nheo, sau đó nhân đôi khoảng cách này từ điểm giá bứt ra sau Cờ đuôi nheo.
3. Các loại mô hình giá cờ đuôi nheo trong forex:
Tương tự như các mô hình giá forex tiếp diễn khác, các loại mô hình cờ đuôi nheo rất dễ phân chia và nhận biết. Thực tế, cờ đuôi nheo có hai dạng biến thể chính, là mô hình cờ đuôi nheo tăng và mô hình cờ đuôi nheo giảm. Đặc điểm để nhận dạng từng mô hình sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây:
3.1. Mô hình cờ đuôi nheo tăng:
+ Mô hình cờ đuôi nheo tăng có thể hiểu đây là mô hình báo hiệu giá sẽ tiếp tục xu hướng tăng ban đầu và theo đó nên đặc điểm quan trọng của mô hình Bullish Pennant chính là giá phải trong một xu hướng tăng mạnh trước đó với xu hướng tăng này đồng thời tạo thành cán cờ hoàn chỉnh.
+ Mô hình cờ đuôi nheo tăng chúng ta thấy nếu nó tăng thì thường được hình thành từ các đường kháng cự dốc xuống và đường hỗ trợ dốc lên hội tụ nhau tạo thành một hình tam giác và dẫn tới xuất hiện biến động của giá bị giới hạn trong hình tam giác này cho đến khi đủ sức breakout ra khỏi đường kháng cự.
+ Sau giai đoạn cô đọng, khi phe mua đã tích trữ đủ năng lượng cần thiết sẽ “ồ ạt” đẩy giá tăng mạnh, thị trường sẽ tục tăng mạnh.
3.2. Mô hình cờ đuôi nheo giảm:
+ Mô hình cờ đuôi nheo giảm khác với mô hình tăng ở rên ta thấy đây là mô hình tiếp diễn, hình thành sau một xu hướng giảm mạnh. Mô hình này được tạo bởi đường kháng cự và đường hỗ trợ giao nhau tạo thành hình tam giác và với mô hình này thì sau khi giá giảm mạnh, nhiều người bán lần lượt đóng lệnh để chốt lời còn một số người bán lại nhà vào để đi theo xu hướng, khiến giá cô đọng lại một chút, theo đó với giai đoạn hình thành tam giác giá cũng từ từ di chuyển chậm lại.
+ Khi số lượng người bán đủ mạnh, giá lập tức phá vỡ đường hỗ trợ và tiếp tục đi xuống mạnh mẽ. Đây cũng là tín hiệu cho thấy phe bán đang bắt đầu bán ra và lượng cung trên thị trường sẽ tăng lên nhanh chóng.
Chúng ta nên lưu ý với mô hình này ở một sô đặc điểm như:
+ Yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, trước khi mô hình được tạo thành, bắt buộc thị trường phải di chuyển trong một xu hướng mạnh, có thể là tăng hoặc giảm. Phần giá tăng mạnh hoặc giảm mạnh này được gọi là cán cờ hay cột cờ. Do đó, nếu mô hình nào không có phần cán cờ này thì nó là mô hình tam giác chứ không phải mô hình cờ đuôi nheo. Tiếp theo, hai đường trendline kháng cự và hỗ trợ hội tụ nhau sẽ tạo thành phần lá cờ. Đây là đặc điểm khá giống với mô hình lá cờ và mô hình cái nêm.
Một điểm đáng lưu ý trong giai đoạn này là volume giao dịch sẽ rất lớn trong xu hướng ban đầu, sau đó chững lại và biến động rất nhỏ. Đến khi giá phá vỡ thoát ra khỏi mô hình, khối lượng giao dịch tiếp tục tăng trở lại đẩy giá di chuyển theo xu hướng trước đó. Cuối cùng, thời gian để hoàn thiện mô hình Pennant thường dao động trong khoảng từ 1-3 tuần. Đây được cho là khoảng thời gian hợp lý đủ để các trader phân tích biểu đồ và sẵn sàng chiến lược giao dịch của mình.