Muốn viết được bài văn hay thì mở bài rất quan trọng. Một mở bài ngắn gọn, súc tích, gọi tên được vấn đề và có sức lôi cuốn không chỉ tạo tiền đề cho người viết triển khai mạch văn một cách dễ dàng mà còn tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với người đọc.
Mục lục bài viết
1. Tổng hợp các cách mở bài cho Ra ma buộc tội:
Muốn viết được bài văn hay thì mở bài rất quan trọng. Một mở bài ngắn gọn, súc tích, gọi tên được vấn đề và có sức lôi cuốn không chỉ tạo tiền đề cho người viết triển khai mạch văn một cách dễ dàng mà còn tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với người đọc.
1.1. Mở bài bằng cách phân tích đoạn trích Rama buộc tội:
Mở bài 1:
Ra-ma-ya-na là thiên sử thi Ấn Độ nổi tiếng thế giới, ra đời vào khoảng thế kỉ thứ 3 trước Công Nguyên. Tác phẩm liên tục được nhiều thế hệ tu sĩ – thi nhân bổ sung về nội dung, trau chuốt về nghệ thuật và đạo sĩ Van-mi-ki là người hoàn thiện cuối cùng. Đoạn trích Ra-ma buộc tội kể về sự kiện hoàng tử Ra-ma sau khi hạ gục quỷ vương Ra-va-na đã giành lại được người vợ yêu quý là nàng Xi-ta kiều diễm. Vợ chồng gặp lại nhau, Xi-ta vui mừng khôn xiết. Nhưng hoàng tử Ra-ma nghi ngờ vợ mình không giữ được trọn vẹn danh tiết trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta không thể thanh minh nên đành bước lên giàn hoả thiêu, nhờ thần Lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình. Qua nội dung đoạn trích, các tác giả đã thể hiện quan điểm về Vị vua mẫu mực (Ra-ma) và về người phụ nữ lí tưởng (Xi-ta) của dân tộc Ấn Độ cổ xưa.
Mở bài 2:
Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” là đoạn đã kể về sự kiện hoàng tử Ra-ma sau khi hạ gục quỷ vương Ra-va-na đã giành lại được người vợ yêu quý là nàng Xi-ta kiều diễm. Vợ chồng Xi-ta đã gặp lại nhau, Xi-ta quá đỗi vui mừng khôn xiết. Nhưng trớ trêu thay Ra-ma nghi ngờ vợ mình không giữ được trọn vẹn danh tiết trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng. Nàng Xi-ta đau khổ và tuyệt vọng không thể thanh minh nên đành bước lên giàn hoả thiêu, nhờ thần Lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình. Qua nội dung đoạn trích “Ra-ma buộc tội” này thì dường như các tác giả đã thể hiện quan điểm về vị vua mẫu mực (Ra-ma) và về người phụ nữ lí tưởng (Xi-ta) của dân tộc Ấn Độ cổ xưa.
Mở bài 3:
Là một trong những cái nôi văn minh đầu tiên của loài người, nền văn học của Ấn Độ cũng sớm được hình thành và phát triển mạnh mẽ, nhắc đến văn học Ấn Độ chắc hẳn sẽ có nhiều người nhớ đến hai bộ sử thi nổi tiếng Ramayana và Mahabharata. Trải qua nhiều thế kỉ nhưng những cuốn sử thi này vẫn làm say đắm hàng triệu trái tim của độc giả. Đoạn trích Ra- ma buộc tội là một phần trong cuốn Ramayana.
1.2. Mở bài bằng cách phân tích cảnh Rama buộc tội Xita:
Mở bài 1:
Đoạn “Ra-ma buộc tội” trích trong khúc ca thứ 6, chương 79 sử thi Ra- ma -ya – na. 78 chương trước kể lại dòng dõi, cuộc đời của Ra-ma, 13 năm đi đày và cuộc chiến tranh đánh thắng quỷ vương Ra-va-na để cứu nàng Xi-ta xinh đẹp. Lúc giải phóng đảo Lan-ka, Ra-ma cùng đoàn quân ca khúc khải hoàn thì hạn đi đày 13 năm gần kết thúc. Bỗng Ra-ma nổi cơn ghen tuông dữ dội. Trong chương 79, Ra-ma dùng những lời lẽ nặng nề, gay gắt buộc tội Xi-ta. Nghi ngờ nàng về sự trong trắng, thúy chưng của nàng Xi-ta bước vào giàn lửa của thần An-nhi để chứng minh tất cả… Ra-ma chia tay các chiến hữu. chàng cùng em trai và vợ dùng chiếc thiên xa bay về kinh đô Kô-sa-la.
Mở bài 2:
Ra-ma buộc tội được trích từ sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, đoạn trích đã tái hiện cảnh tái ngộ đầy bi kịch, éo le của hai vợ chồng Ra-ma và Xi-ta. Qua cách ứng xử, hành động của hai nhân vật sau những ngày xa cách đã phần nào bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của họ
1.3. Mở bài bằng cách phân tích nhân vật Rama:
Mở bài 1:
Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” có vị trí nằm ở khúc ca thứ sáu, chương 79 trong Ra-ma-ya-na. Nhất là sau khi chiến thắng Ra-va-na, Ra-ma cứu được nàng Xi-ta trở về. Có thể thấy được khi giải quyết những xung đột lớn của xã hội, của cộng đồng rồi thì đến lượt Ra-ma lúc này đây chàng cũng phải tự giải quyết xung đột cá nhân. Chính cái cơn ghen tuông, rồi một mối nghi ngờ về lòng chung thủy, sự trong sạch của Xi-ta dường như cũng đã nổi lên trong lòng Ra-ma như là đỉnh điểm của mọi xung đột. Và chính với tình tiết này làm tăng thêm tính hấp dẫn của tác phẩm và cả nhân vật cũng bộc lộ được tính cách của mình, điển hình là Ra- ma.
Mở bài 2:
Rama là một hình tượng đặc trưng cho nhân vật lí tưởng của đạo Hindu, mang đẳng cấp của một vương tôn quý tộc, đồng thời nhân vật nàu cũng là niềm mong muốn và khát khao của nhân dân Ấn Độ tới một vị anh hùng có sức mạnh lớn lao có khả năng che chở và bảo vệ cho dân chúng khỏi những thế lực tiêu cực, đem lại công bằng và công lí cho cả xã hội.
1.4. Mở bài bằng cách phân tích nhân vật Xita:
Ra-ma-ya-na là bộ sử thi, niềm tự hào của người Ấn Độ. Người dân Ấn Độ tin rằng “chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn mãi làm say lòng người và cứu họ ra khỏi vòng tội lỗi”. Một nhà nghiên cứu phương Tây từng miêu tả về Ra-ma-ya-na: “Đó là tác phẩm chan chứa những âm điệu du dương, toát ra một bầu không khí yên lành và một tình yêu thương vô bờ bến trong hoàn cảnh xã hội đầy sự mâu thuẫn và xung đột” (Michelet).
2. Một vài mở bài cho đoạn trích Rama buộc tội hay:
Mở bài 1:
Người Ấn Độ thường tự hào rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì sử thi Ramayana còn làm say lòng người và cứu giúp họ ra khỏi tội lỗi”. Từ xưa, họ đã coi “Ramayana” là bộ sách quý báu của cả dân tộc cần được tôn vinh và ngưỡng mộ. Nhân vật Rama trong tác phẩm ẩn chứa những vẻ đẹp sâu sắc để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Mở bài 2:
– Giới thiệu khái quát về sử thi Ra-ma-ya-na: Sử thi Ra-ma-ya-na là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ. Sử thi Ra-ma-ya-na gồm 24.000 câu thơ đôi, chia thành 24 khúc ca lớn kể về những kì tích của Ra-ma, hoàng tử trưởng của nhà vua Đa-xa-ra-tha.
– Giới thiệu về vị trí đoạn trích và khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Đoạn trích thuộc chương 79, khúc ca thứ 6 của sử thi Ra-ma-ya-na. Đoạn trích tập trung miêu tả diễn biến tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta sau khi Ra-ma giải cứu Xi-ta.
Mở bài 3:
Sử thi Ấn Độ được ra đời từ rất sớm nó phản ánh một cách sâu sắc hiện thực cuộc sống đồng thời ca ngợi chiến công của các anh hùng lí tưởng. Tác phẩm Ramayana là một trong những thiên sử thi nổi tiếng của Ấn Độ, nó không chỉ ảnh hưởng đến văn hóa và văn học của Ấn Độ nói chung mà nó còn ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới. Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” là một trong những đoạn trích hay nhất của Ramayana, đoạn trích đã làm nổi bật lên hình ảnh một người anh hùng được ca ngợi bởi tài năng, đạo đức và danh dự cá nhân.
Mở bài 4:
Ra-ma-ya-na là thiên sử thi của Ấn Độ và độ nổi tiếng của tác phẩm này còn mang tầm thế giới, ra đời vào khoảng thế kỉ thứ 3 trước Công Nguyên. Tác phẩm liên tục được nhiều thế hệ tu sĩ – thi nhân bổ sung về nội dung, trau chuốt về nghệ thuật và đạo sĩ Van-mi-ki là người hoàn thiện cuối cùng.
3. Tìm hiểu tác phẩm Ra-ma buộc tội:
– Thể loại: Sử thi
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Thuộc khúc ca thứ 6, chương 79 trích sử thi Ramayana Ấn Độ
– Phương thức biểu đạt: Tự sự
– Tóm tắt:
Rama là hoàng tử của vua Daxaratha. Khi chuẩn bị lên ngôi vua thì Rama bị thứ phi Kakei nhắc đến một ân huệ cũ. Lúc này, nhà vua buộc phải đẩy Rama vào rừng 14 năm. Xi ta là vợ của Rama đã đồng ý đi theo chàng. Khi thời gian đầy ải sắp kết thúc, Xita bị quỷ bắt cóc. Để bảo vệ vợ, Rama đã chiến đấu anh dũng để cứu Xita. Thế nhưng khi cứu được nàng, Rama lại nghi ngờ danh tiết của Xita để đến mức Xita phải bước lên dàn hỏa thiêu để tự vẫn. Sau cùng, với sự trợ giúp của thần lửa, Xita quay về bên Rama và sống hạnh phúc.
– Bố cục:
+ Phần 1 (Từ đầu …. được lâu): Hoàn cảnh của Rama và lửa lòng cả Rama
+ Phần 2 (Còn lại): Thái độ và hành động của Xita để tự minh oan cho mình
– Giá trị nội dung:
+ Tình huống gay cấn, ngặt nghèo buộc nhân vật bộc lộ tình cách của bản thân
+ Ca ngợi Xita với vai trò một người vợ trong trắng, tiết hành.
+ Đoạn trích Ra-ma buộc tội là thử thách cuối cùng của Ra-ma và Xi-ta trên con đường tìm về với hạnh phúc và danh vọng. Bằng lối kể chuyện giàu kịch tính và nghệ thuật khắc họa tính cách rất điển hình, tác giả đã cho chúng ta thấy được quan niệm của người ấn Độ cổ đại về người anh hùng, về đường quân vương mẫu mực và về người phụ nữ lí tưởng trong xã hội.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Xây dựng nhân vật lý tưởng về cả ngoại hình và tâm lý
+ Ngôn ngữ kịch tính
+ Sử dụng hàng loạt các điển tích, điển cổ