Thực tế, chúng ta có thể nhận thấy rằng mệnh đề là chủ điểm ngữ pháp vô cùng quan trọng và thiết yếu trong lộ trình học tiếng Anh. Đây là một trong những dạng chắc cắn xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra năng lực tiếng Anh.
Mục lục bài viết
1. Mệnh đề là gì?
Mệnh đề trong câu được hiểu cơ bản chính là một trong những mảng kiến thức tiếng Anh căn bản nhưng lại vô cùng quan trọng khi học tiếng Anh. Mệnh đề là một trong những dạng thường gặp trong các bài thi về tiếng Anh.
Mệnh đề trong tiếng Anh thực chất chính là một nhóm những từ chứa chủ từ và một động từ đã được chia, tuy nhiên không phải lúc nào cũng được coi là một câu có ngữ pháp đầy đủ. Các loại mệnh đề trong câu có thể là mệnh đề độc lập (còn được gọi là mệnh đề chính) hoặc mệnh đề phụ thuộc (được gọi là mệnh đề phụ).
Ví dụ:
– When I lived in this village, we often played kites. (Tạm dịch là: Khi tôi sống ở ngôi làng này, chúng tôi thường chơi thả diều.)
Câu trên có 2 mệnh đề: mệnh đề in đậm là mệnh đề chính, mệnh đề còn lại là mệnh đề phụ
– I stayed at home because my father was ill. (Tôi ở nhà vì bố tôi ốm.)
Câu trên có 2 mệnh đề: mệnh đề in đậm là mệnh đề chính, mệnh đề còn lại là mệnh đề phụ.
Mệnh đề trong tiếng Anh là: Clause.
2. Các loại mệnh đề trong tiếng Anh:
Mỗi loại mệnh đềtrong tiếng Anh lại có những đặc điểm khác nhau và chúng còn bao gồm cả những loại mệnh đề khác. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Mệnh đề độc lập
Mệnh đề độc lập (tiếng Anh: Independent clauses) là một cụm bao gồm cả chủ ngữ và vị ngữ, có thể đứng độc lập như một câu đơn giản hoặc là một phần của câu đa mệnh đề. Các liên từ như “but”,“and”, “for”, “or”, “nor”, “so” hoặc “yet” thường được dùng để nhằm mục đích có thể nối các vế bằng nhau như hai mệnh đề độc lập. Đứng trước chúng thường có dấu phẩy.
Ví dụ cụ thể như:
+ I traveled to Hue in August, and in September we went to Saigon.
(Tôi đã đi du lịch Huế vào tháng 8, và đế tháng 9 chúng tôi đi Sài Gòn.)
+ Today it rains heavily but I still go to school.
(Hôm nay trời mưa to nhưng tôi vẫn đi học.)
– Thứ hai: Mệnh đề phụ thuộc:
Mệnh đề phụ thuộc mặc dù chứa cả chủ ngữ và động từ nhưng không lại thể đứng một mình như một câu và bị phụ thuộc về ngữ nghĩa.
+ Mệnh đề trạng ngữ:
Mệnh đề trạng ngữ là một loại mệnh đề phụ thuộc, được bắt đầu với các liên từ phụ thuộc: because, although, if, when, until, as if… mệnh đề này thường trả lời cho các câu hỏi như: Làm sao? Khi nào? Tại sao? Trong bất kì trường hợp nào?
Ví dụ cụ thể như sau: We hang out in a restaurant where my favorite chef cooks. (Chúng tôi đi chơi trong một nhà hàng nơi đầu bếp yêu thích của tôi nấu ăn.) hay Mike And I visited Anna last weekend because she is going to study abroad. (Tôi và mike đến thăm Anna vào cuối tuần trước vì cô ấy sắp đi du học.)
+ Mệnh đề danh từ:
Mệnh đề danh từ có chức năng giống như một danh từ. Mệnh đề danh từ có thể là một chủ từ, hay đối tượng bổ sung trong một câu. Mệnh đề này thường bắt đầu với các từ: “who,” “which,” “when,”, “that,” “where,”, “why,” “how, “whether”.
Ví dụ cụ thể như sau: What I saw at the Ho Chi Minh Museum was amazing.(Những gì tôi thấy ở Bảo tàng Hồ Chí Minh thật tuyệt vời.) hay Who I met in Hanoi was a beautiful girl of Hue origin. (Người tôi gặp ở Hà Nội là một cô gái xinh đẹp gốc Huế.)
+ Mệnh đề tương đối (Mệnh đề tính ngữ):
Mệnh đề tương đối (hay Mệnh đề tính ngữ) giống như một tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ hay đại từ trước nó (cũng được gọi là tiền tố). Mệnh đề tương đối được bắt đầu với các đại từ tương đối như: which, who, that, when, whose, where, whom, whoever… và cũng là chủ thể của mệnh đề.
3. Phân biệt mệnh đề trong tiếng Anh với các thành phần liên quan:
Khi muốb biểu đạt một ý nghĩa hoàn chỉnh, một mệnh đề thường có đặc tính pha trộn giữa một cụm từ (phrase) và một câu (sentence). Trong đa số trường hợp, mệnh đề cũng sẽ có thể được xem là một câu đơn, tuy nhiên, cụm từ lại không được tính là một câu đơn vì chúng không có đủ yếu tố cần thiết để cấu thành một câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: Cụm từ: Sings, very beautifully (hát, rất hay). Mệnh đề: She sings very beautifully (Cô ấy hát rất hay).
Trong ví dụ được nêu cụ thể bên trên, mệnh đề trên được xem như một mệnh đề độc lập, mệnh đề này có thể đứng riêng lẻ như một câu độc lập hoặc trở thành một phần của câu phức như trong ví dụ dưới đây:
She sings very beautifully because she has practiced for many weeks. (Cô ấy hát rất hay vì cô ấy đã luyện tập trong nhiều tuần).
4. Tổng quan về mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh:
Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh được hiểu như sau:
Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh là mệnh đề phụ được nối với mệnh đề chính bởi các đại từ quan hệ hoặc trạng từ quan hệ, đứng sau danh từ/đại từ và bổ nghĩa cho danh từ/đại từ đó. Chức năng của mệnh đề quan hệ giống như một tính từ vì vậy nó còn được gọi là mệnh đề tính ngữ.
Cấu trúc mệnh đề quan hệ: Mệnh đề chính + Đại từ quan hệ/Trạng từ quan hệ + mệnh đề quan hệ
5. Các loại mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh:
– Mệnh đề quan hệ xác định:
Mệnh đề quan hệ xác định là mệnh đề bắt buộc phải có để xác định được danh từ đứng trước, nếu bỏ đi thì mệnh đề chính sẽ không có nghĩa rõ ràng.
Mệnh đề quan hệ xác định có thể đi với tất cả các đại từ và trạng từ quan hệ trong tiếng Anh (trừ một số trường hợp ngoại lệ.)
– Mệnh đề quan hệ không xác định:
Mệnh đề quan hệ không xác định là mệnh đề giải thích thêm cho danh từ đứng trước, nếu bỏ đi mệnh đề chính vẫn có nghĩa rõ ràng.
Mệnh đề quan hệ không xác định thường được ngăn với mệnh đề chính bởi các dấu phẩy. Đứng trước mệnh đề quan hệ thường là tên riêng hoặc các danh từ thường có các từ xác định như: this, that, these, those, my, his, her…
Đại từ quan hệ “that” không được sử dụng trong mệnh đề quan hệ không xác định.
– Mệnh đề quan hệ nối tiếp:
Mệnh đề quan hệ nối tiếp được dùng để giải thích, bổ sung ý nghĩa cho cả một mệnh đề đứng trước nó.Trường hợp này chỉ sử dụng đại từ quan hệ which và dùng dấu phẩy để tách hai mệnh đề.
Mệnh đề nối tiếp luôn đứng ở cuối câu.
Các đại từ quan hệ trong tiếng Anh:
– Who: Là đại từ quan hệ chỉ người, “who” có thể đóng vai trò là chủ ngữ hoặc tân ngữ trong mệnh đề trong hệ.
Khi “who” là chủ ngữ trong mệnh đề quan hệ, theo sau nó là một động từ.
Khi “who” sẽ đóng vai trò như một tân ngữ trong mệnh đề quan hệ, theo sau nó là chủ ngữ của động từ.
– Whom:
Whom là đại từ quan hệ chỉ người làm tân ngữ, “whom” đóng vai trò là tân ngữ trong mệnh đề quan hệ, theo sau nó là chủ ngữ của động từ.
Ví dụ:
The beautiful woman whom we saw yesterday is a doctor.
(Người phụ nữ xinh đẹp chúng ta gặp hôm qua là bác sĩ.)
Mệnh đề quan hệ “whom we saw yesterday” bổ nghĩa cho danh từ “the beautiful woman”. Đại từ “whom” là tân ngữ của động từ “saw” và được theo sau bởi chủ ngữ “we”.
Lưu ý: Ta có thể sử dụng “who” thay thế cho “whom”
– Which:
Which là đại từ quan hệ chỉ vật, “which” có thể đóng vai trò là chủ ngữ hoặc tân ngữ trong mệnh đề trong hệ.
Khi “which” là chủ ngữ trong mệnh đề quan hệ, theo sau nó là một động từ.
Khi “which” sẽ đóng vai trò như một tân ngữ trong mệnh đề quan hệ, theo sau nó là chủ ngữ của động từ.
– That:
That chính là đại từ quan hệ chỉ cả người lẫn vật, có thể sử dụng để thay thế cho Who, Whom và Which trong mệnh đề quan hệ xác định.
Ví dụ:
This is the book which I like best. => This is the book that I like best.
(Đây là cuốn sách tôi thích nhất.)
He is the person whom I admire most. => He is the person that admire most.
(Anh ấy là người mà tôi ngưỡng mộ nhất.)
Can you see the girl who is running with a big dog? => Can you see the girl that is running with a big dog?
(Bạn có thấy cô gái đang chạy cùng với một chú chó lớn không?)
– Whose:
Whose thực chất chính là đại từ quan hệ chỉ người, thay cho tính từ sở hữu, theo sau whose luôn là 1 danh từ. Chúng ta có thể dùng “of which” thay thế cho “whose” mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu.
Ví dụ:
The boy whose pen you borrowed yesterday is Harry.
(Chàng trai mà bạn mượn bút hôm qua là Harry.)
Lưu ý: Đại từ quan hệ (trừ whose) sẽ có thể được lược bỏ khi đại từ quan hệ đóng vai trò tân ngữ trong mệnh đề quan hệ xác định (phía trước nó không có dấu phẩy và không có giới từ).