Hiện nay, ta nhận thấy rằng máy phát điện có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn đời sống. Máy phát điện được coi giống như nguồn cung cấp điện dự phòng không thể thiếu cho các hệ thống điện. Máy phát điện có nhiều loại khác nhau và đã đem đến cho con người rất nhiều lợi ích. Vậy, máy phát điện là gì?
Mục lục bài viết
1. Máy phát điện là gì?
Máy phát điện đã không còn quá xa lạ với đa phần chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, số người thật sự hiểu về máy phát điện thì không nhiều. Máy phát điện là một thiết bị có khả năng chuyển hoá cơ năng thành điện năng dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ.
Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn cơ năng khác. Máy phát điện trong giai đoạn hiện nay giữ một vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện.
Máy phát điện thực hiện ba chức năng chính cụ thể đó là chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp. Hiện nay trên thị trường đang phổ biến hai loại máy phát điện chạy xăng và máy phát điện chạy dầu.
Máy phát điện là một thiết bị vô cùng phổ biến và hữu dụng để đảm bảo được nguồn cung cấp điện cho các hoạt động của con người.
Máy phát điện trong tiếng Anh là: Generator.
2. Cấu tạo máy phát điện:
Cấu tạo máy phát điện bao gồm các bộ phận cơ bản sau đây:
– Động cơ là một bộ phận cơ bản của máy phát điện:
Động cơ là bộ phận quan trọng nhất, là nguồn năng lượng cơ học đầu vào. Kích thước và công suất của động cơ cũng tỷ lệ với công suất và kích thước của máy phát điện. Nguồn nhiên liệu thường là dầu diesel, xăng, propan hoặc là khí thiên nhiên.
Động cơ nhỏ thường hoạt động bằng xăng trong khi động cơ lớn hơn chạy bằng dầu diesel, propan lỏng hoặc khí tự nhiên. Ngoài ra có một số máy dùng nguồn nhiên liệu kép là nhiên liệu diesel và khí đốt.
– Đầu phát là một bộ phận cơ bản của máy phát điện:
Đầu phát bao gồm một tập hợp các bộ phận tĩnh và các bộ phận động, chúng có chức năng sản xuất điện từ nguồn năng lượng cơ học được cung cấp. Các phần làm việc với nhau tạo ra chuyển động tương đối giữa từ và điện, do đó tạo ra dòng điện.
+ Stator: là phần tĩnh, gồm một tập hợp các dây dẫn điện cuốn lại thành dạng cuộn trên một lõi sắt.
+ Rotor: là phần động tạo ra từ trường quay.
– Hệ thống nhiên liệu là một bộ phận cơ bản của máy phát điện:
Hệ thống nhiên liệu sẽ gồm bình nhiên liệu, hệ thống ống nối, bơm nhiên liệu, và kim phim,…
Bình nhiên liệu được biết đến là nơi chứa nhiên liệu chạy của động cơ. Dung tích của bình có thể cung cấp nhiên liệu cho máy hoạt động liên tục từ 6 – 8 giờ. Đối với máy phát điện dân dụng thì bình nhiên liệu được gắn trên máy. Còn với máy công nghiệp thì cần có thêm bình chứa nhiên liệu ở bên ngoài.
Ống nối dẫn nhiên liệu từ bình nhiên liệu vào động cơ. Ống thông gió bình nhiên liệu giúp ngăn chặn sự gia tăng áp lực trong quá trình bơm. Nhiên liệu từ bể chính sẽ được bơm nhiên liệu đưa vào các bể chứa trong ngày. Bình lọc nhiên liệu sẽ tách nước và các vật thể lạ trong nhiên liệu. Kim phun có nhiệm vụ phun chất lỏng dưới dạng sương.
– Ổn áp là một bộ phận cơ bản của máy phát điện:
Ổn áp là bộ phận quy định điện áp đầu ra của máy.
– AVR là một bộ phận cơ bản của máy phát điện:
AVR (viết tắt của Automatic Voltage Regulator) là hệ thống tự động điều khiển điện áp đầu cực máy phát điện. Thông qua tác động vào hệ thống kích từ của máy phát điện để đảm bảo điện áp tại đầu cực máy phát trong giới hạn cho phép. AVR còn có chức năng giới hạn tỷ số điện áp, điều khiển công suất vô công và bù trừ điện áp suy giảm trên đường dây.
– Hệ thống làm mát là một bộ phận cơ bản của máy phát điện:
Làm mát máy bằng quạt gió hoặc nước. Thông thường, Hydrogen được dùng để làm mát vì tính hấp thụ nhiệt tốt.
– Hệ thống bôi trơn là một bộ phận cơ bản của máy phát điện:
Động cơ sẽ hoạt động tốt hơn nhờ hệ thống bôi trơn thiết lập trong máy. Động cơ của máy phát sẽ được bôi trơn bằng dầu nhớt được lưu trữ sẵn trong một máy bơm.
Sau khi máy hoạt động 8 giờ, cần phải kiểm tra mức dầu để ngăn ngừa rò rỉ dầu. Thay dầu sau 500 giờ sử dụng.
– Hệ thống xả thải là một bộ phận cơ bản của máy phát điện:
Khí thải thoát ra từ máy phát điện trong quá trình hoạt động sẽ đi qua ống xả thải được làm bằng thép, gang hoặc sắt rèn, gắn liền với động cơ và xả khí thải ra ngoài trời mà không có kết nối với bất kỳ thiết bị nào khác.
3. Nguyên lý của máy phát điện:
Về cơ bản thì ta nhận thấy rằng, nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ chung đều dựa theo nguyên tắc cảm ứng điện từ. Nghĩa là khi hoạt động tác động khiến nam châm hay cuộn dây quay tròn. Khi đó thì nó sẽ sẽ làm tăng giảm luân phiên số đường sức từ từ nam châm đi qua tiết diện cuộn dây. Một khi hiện tượng tăng giảm ấy xảy ra thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây cũng xuất hiện. Không những thế dòng điện ấy cũng luân phiên đổi chiều.
Bên cạnh nguyên tắc cảm ứng điện từ máy phát điện sẽ còn hoạt động dựa vào các định luật khác. Các định luật khác có thể kể đến đó là các định luật liên quan đến lực từ trường khi tác dụng lên dòng điện.
4. Phân loại máy phát điện:
– Phân loại theo nhiên liệu sử dụng: phổ biến nhất là máy phát điện chạy xăng và máy phát điện chạy dầu. Ngoài ra còn một số máy phát dùng gas hoặc các loại khí đốt khác
– Phân loại theo pha: máy phát điện 1 pha và máy phát điện 3 pha. Máy phát điện 1 pha thường dùng trong sinh hoạt cho các gia đình, máy phát điện 3 pha thường dùng cho sản xuất và công nghiệp.
– Phân loại theo động cơ: máy phát điện 2 thì và máy phát điện 4 thì. Hiện nay trên thị trường chủ yếu là máy 4 thì, các loại máy 2 thì thường là máy mini có công suất từ 1kw trở xuống.
– Phân loại theo công suất và mục đích sử dụng: máy phát điện dân dụng và máy phát điện công nghiệp. Máy từ 10kw trở lên có thể gọi là máy công nghiệp, thường dùng cho các dự án, các tòa nhà cao tầng hoặc dùng trong sản xuất. Máy từ 10kw trở xuống thường gọi là máy dân dụng, được dùng trong các gia đình, công ty.
5. Hướng dẫn sử dụng máy phát điện:
Sau đây là hướng dẫn sử dụng đối với máy phát điện:
– Các chủ thể cần kiểm tra tổng thể trước khi sử dụng. Cụ thể như sau:
+ Các chủ thể cần kiểm tra dầu nhớt (bằng thước thăm dầu, dầu phải luôn ở mức tối đa) xem có đủ không, nếu thiếu phải bổ sung, tránh tình trạng thiếu nhớt dẫn đến bó biên.
+ Các chủ thể cần kiểm tra nước làm mát (bằng két nước, nước phải luôn đầy) xem có đủ không, nếu thiếu phải đổ bổ sung, tránh tình trạng thiếu nước dẫn đến nóng máy, bó Piston.
+ Các chủ thể cần kiểm tra dây Curoa xem có trùng không, nếu trùng phải tăng.
+ Các chủ thể cần kiểm tra đầu bọc ắc quy xem có chặt không, nếu lỏng phải siết lại, tránh tình trạng mô ve nổ bình ắc quy, chập cháy máy.
+ Các chủ thể cần kiểm tra nước Acid trong bình ắc quy xem có đủ không, nếu thiếu phải đổ bổ sung.
+ Các chủ thể cần kiểm tra cầu đấu ra phụ tải xem có lỏng không, nếu lỏng phải siết lại, tránh tình trạng để lỏng dẫn đến mô ve chập điện, cháy máy.
– Đối với việc nổ máy cần lưu ý:
+ Các chủ thể cho máy nổ khoảng 03 phút. Sau khi máy nổ phải thường xuyên đi kiểm tra vòng quanh máy xem có bị rò rỉ dầu, nước ở đâu không, nếu thấy rò rỉ phải khắc phục ngay.
+ Các chủ thể kiểm tra nhiệt độ nước xem có ở mức an toàn không (70-90 độ).
+ Các chủ thể kiểm tra máy xem có tiếng nổ khác lạ không, nếu có khắc phục.
+ Các chủ thể kiểm tra áp suất dầu nhớt có ở mức an toàn không? (mức an toàn từ 2,5 kg đến 6 kg).
+ Các chủ thể kiểm tra xem điện áp có đủ không (từ 380V đến 400V).
+ Các chủ thể kiểm tra tần số xem có đủ không? (từ 50Hz đến 52Hz).
+ Nếu áp suất, điện áp, tần số không đủ phải chỉnh cho đủ.
+ Các chủ thể kiểm tra nạp ắc quy xem có nạp không.
+ Nếu tất cả các thông số kỹ thuật trên đã đảm bảo an toàn thì đóng Attomat ra phụ tải.
Chú ý: yêu cầu đóng tải phải đóng từ tải lớn xuống tải nhỏ. Tuyệt đối không để máy chạy quá tải dẫn đến gãy trục cơ, máy nóng bó piston… Khi máy đã làm việc phải thường xuyên đi vòng quanh máy kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy, kiểm tra áp suất dầu, nhiệt độ nước và các đồng hồ V, Hz, A.
– Tắt máy:
Cắt hết các phụ tải, cắt Attomat, tắt máy.
– Bảo dưỡng máy phát điện:
+ Các chủ thể phải vệ sinh công nghiệp trước và sau mỗi ca máy làm.
+ Các chủ thể phải chuẩn bị thiết bị phòng chống cháy nổ, đề phòng xảy ra sự cố.
+ Các chủ thể đề nghị những ai không có nhiệm vụ không được tự ý điều chỉnh thông số kỹ thuật của máy.
+ Sau 200 giờ chạy máy phải thay dầu nhớt, lược dầu và lược nhớt.
+ Vệ sinh bình chứa nhiên liệu dầu Diesel.
+ Dầu bôi trơn dùng cho động cơ diesel có tăng áp.
+ Trong trường hợp môi trường nhiều bụi bẩn, thì sau 200 giờ phải thay bầu lọc gió.