Hiện nay khi chúng ta nhắc tới máy chủ (Server) ai cũng sẽ biết và đã từng nghe qua rất nhiều và hơn ai hết đó chính là các nhà quản trị website hay các doanh nghiệp hiện nay cũng sử dụng khá nhiều. Vậy máy chủ là gì? Các loại máy chủ (Server) phổ biến hiện nay?
Mục lục bài viết
1. Máy chủ là gì?
Chắc hẳn khi nói về máy chủ (Server) chắc hẳn ai cũng sẽ biết đây là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc Internet, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao. Theo đó nên người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.
Chúng ta cũng có thể hiểu theo cách khác thì máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Và nó được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường Internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên Internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên Internet như Website, ứng dụng, trò chơi,… muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.
2. Các loại máy chủ (Server) phổ biến hiện nay:
2.1. Phân loại máy chủ theo kiểu dáng:
Máy chủ tower
Là thiết bị bao quanh bên ngoài server máy chủ, bảo vệ các phần cứng bên trong. Tower server phù hợp với các doanh nghiệp hạn chế về không gian văn phòng và yêu cầu giám sát dễ dàng hơn các nguồn tài nguyên mạng.
Máy chủ dạng rack
Là loại máy chủ có hình dạng nằm được thiết kế đặc biệt để gắn vào tủ rack máy chủ. Các máy chủ rack thường là các máy chủ đa năng hỗ trợ nhiều ứng dụng và cơ sở hạ tầng máy tính với mục đích là tiết kiệm không gian sàn trung tâm dữ liệu.
Rack server phù hợp với các doanh nghiệp muốn tối đa hóa không gian văn phòng, muốn có khả năng hòa trộn và kết nối các máy chủ để phù hợp với khối lượng công việc mới nổi và các ứng dụng.
Máy chủ Blade
Là một máy tính dạng mô-đun mỏng, nhẹ, có thể trượt vào và ra khỏi một giá đỡ. Blade server là một phần của họ máy tính rack mount, cùng với rack server đáng gờm.
2.2. Phân loại máy chủ theo cách xây dựng, thiết lập:
Máy chủ vật lý ( Dedicate server)
Dedicated server là một loại lưu trữ trên internet mà người sử dụng có thể thuê toàn bộ một máy chủ, không hề chia sẻ với bất cứ ai. Dedicated server thường được đặt tại trung tâm máy chủ dữ liệu và được cung cấp các tính năng dự phòng về tài nguyên, nguồn điện… đảm bảo sự an toàn của máy chủ.
Máy chủ ảo (VPS)
VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo, server ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó.
Cloud Server
Cloud Server thường bị nhầm lẫn với VPS, vì cả hai loại đều dựa trên ảo hóa và có nhiều đặc điểm giống nhau. Tuy nhiên, Cloud Server là ảo hóa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Vì vậy, nó sở hữu những ưu điểm nổi trội mà ở VPS không hề có.
Trong Dedicated Server và hầu hết các VPS, các disk và CPU/RAM đều nằm trên một máy chủ vật lý, nhưng với công nghệ điện toán đám mây, Storage Backend và các compute node được chạy riêng biệt. Điều này giúp tăng khả năng mở rộng dễ dàng và dự phòng của server trong khi vẫn đảm bảo hiệu suất và chi phí hợp lý cho doanh nghiệp.
2.3. Phân loại máy chủ theo chức năng phổ biến:
Máy chủ web
Máy chủ web (Web Server) là máy chủ có chức năng lưu trữ thông tin dữ liệu của website, tạo môi trường kết nối để khách hàng truy cập vào website dễ dàng. Khách hàng và máy chủ kết nối với nhau thông qua giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol). Mọi nội dung của website được hiển thị chủ yếu dưới dạng tài liệu HTML (Hypertext Markup Language)
Máy chủ Database (Database Server)
Là máy chủ chuyên dụng được sử dụng để quản trị cơ sở dữ liệu. Trên máy chủ có cài đặt các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu chuyên nghiệp: SQL server, MySQL, Oracle…
Máy chủ FTP (FTP server)
Dùng để truyền tải các tập tin từ máy chủ này sang máy chủ khác dựa vào mạng kết nối: LAN, Internet…
Máy chủ DNS (DNS Server)
DNS server là máy chủ chứa cơ sở dữ liệu về địa chỉ IP public và các hostname được liên kết với chúng. Trong hầu hết các trường hợp, DNS server sẽ phân giải hoặc dịch các tên miền thành địa chỉ IP theo yêu cầu. Các DNS server chạy phần mềm đặc biệt và giao tiếp với nhau bằng các giao thức đặc biệt. Nói một cách dễ hiểu hơn: DNS server trên Internet là thiết bị dịch URL bạn nhập trong thanh địa chỉ của trình duyệt thành địa chỉ IP
Máy chủ DHCP (DHCP server)
Máy chủ DHCP được cài đặt dịch vụ DHCP và có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP.
3. Vai trò của máy chủ:
Server ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong doanh nghiệp và chắc chắn sẽ trở thành một xu hướng tất yếu trong tương lai gần bởi server đóng những vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh hiện đại. Có thể hiểu đơn giản là với công nghệ này bạn bỏ ra ít hơn nhưng nhận lại nhiều hơn. Đó là lý do vì sao thời gian gần đây, các doanh nghiệp thường có xu hướng đi thuê server tại các nhà cung cấp dịch vụ server, cloud server.
3.1. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Những nhu cầu cơ bản của một doanh nghiệp có thể kể đến như lưu trữ thông tin doanh nghiệp, lưu trữ website, chạy phần mềm có thể được giải quyết với các công nghệ đơn giản như hosting. Tuy nhiên, khi nhu cầu ở mức duy trì một hệ thống ổn định, website đẹp, tốc độ ổn định đáp ứng được một lượng truy cập từ 100 – 7000 lượt một ngày thì lựa chọn server mới đủ đảm bảo năng lực kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, với những nhu cầu cao hơn như lưu trữ một lượng thông tin lớn hay cần xuyên trao đổi dữ liệu qua lại thì sử dụng server có thể coi là bắt buộc.
3.2. Đối với doanh nghiệp lớn:
Đây là một điều tất yếu bởi đòi hỏi về năng lực quản lý và tốc độ vận hành luôn là các ưu tiên hàng đầu. Một số nhu cầu mà server giúp giải quyết cho đối tượng doanh nghiệp này bao gồm:
+ Lưu trữ và quản lý lượng thông tin doanh nghiệp lớn, quản lý thông tin dự án…
+ Chạy các phần mềm: quản lý, tài chính…
+ Sao lưu, dự phòng dữ liệu
+ Bảo vệ dữ liệu an toàn, bảo mật
+ Chống các loại tấn công local attack
+ Quản lý và điều hành hệ thống từ xa
+ Tăng khả năng xử lý, cho phép khả năng xử lý mạnh mẽ trong thời gian cao điểm, nhu cầu về các nguồn lực như RAM, CPU, tốc độ đường truyền cao…
Rất nhiều tổ chức hiện nay đang tiến hành cắt giảm số lượng máy chủ vật lý trong data center của mình để chuyển sang máy ảo với ít server hơn nhưng lại giải quyết được số lượng công việc nhiều hơn.
Những lợi thế vượt trội của điện toán đám mây đã tác động đến số lượng server mà một tổ chức phải lưu trữ tại chỗ. Đóng gói nhiều hàng hơn trong các gói nhỏ hơn là một cách miêu tả hình tượng về khả năng giảm chi phí vốn tổng thể, không gian sàn dành cho lưu trữ, nhu cầu về điện và làm mát khi sử dụng các server trên môi trường ảo hóa.