Mục đích của giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và những kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Vậy, khi con đủ tuổi vào lớp 1 thì phải làm đơn xin cho con đi học lớp 1 như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin xét tuyển vào lớp 1 là gì?
Đơn xin xét tuyển vào lớp 1 là mẫu đơn dành cho các em học sinh đủ độ tuổi đến trường sau khi hoàn thành xong chương trình mẫu giáo, các bậc phụ huynh sẽ phải làm đơn xin vào học lớp 1 cho con em mình và gửi lên ban giám hiệu nhà trường mà gia đình muốn cho con mình theo học. Biểu mẫu này là một trong những giấy tờ văn bản quan trọng bắt buộc cần có trong hồ sơ xin học lớp 1, được áp dụng trong tất cả các trường tiểu học.
Nội dung của đơn xin vào học lớp 1 bao gồm các nội dung chính như sau:
– Các thông tin chính là thông tin của học sinh muốn xin được vào học: Bao gồm họ tên của bé, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên trường mẫu giáo các bé đã học, hiện đang sinh sống với ai.
– Thông tin cá nhân của bố và mẹ học sinh: Họ tên, nơi công tác, địa chỉ và số điện thoại liên hệ
=> Căn cứ vào các nội dung trong đơn xin vào học lớp 1 mà các thầy cô giáo khi tiếp nhận đơn xin vào học này sẽ xét duyệt dựa vào các chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường và trả lời phía gia đình học sinh xem học sinh đó có được nhận vào trường hay không.
Đơn xin vào học lớp 1 là biểu mẫu đơn từ vì thế khi viết đơn người viết đơn cần lưu ý trình bày các mẫu đơn này cho chính xác và hợp lý nhất. Các nội dung trong đơn phải trình bày chia theo từng ý rõ ràng và dễ hiểu, để người tiếp nhận có thể nắm bắt được các nội dung chính.
Hồ sơ cần thiết kèm theo đơn xin vào học lớp 1 bao gồm:
– 01 bản đơn xin nhập học
– 01 bản sao giấy khai sinh
– 01 bản sao hộ khẩu có công chứng
– Giấy chứng nhận đã qua mẫu giáo
– Giấy chứng nhận ưu tiên nếu c
Đơn xin xét tuyển vào lớp 1 là mẫu đơn dùng để thể hiện nguyện vọng của các bé sau khi đã hoàn thành xong chương trình mẫu giáo và chuyển cấp lên Tiểu học. ngoài ra đơn xin xét tuyển vào lớp 1 còn dùng để phục vụ việc lưu hồ sơ của Nhà trường.
2. Mẫu đơn xin xét tuyển vào lớp 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–————
ĐƠN XIN XÉT TUYỂN VÀO LỚP 1
NĂM HỌC…..
Kính gửi: Hiệu trưởng trường…..
Tôi tên: ….Chỗ ở hiện nay:……..
Là phụ huynh em :……
Ngày sinh: … Nơi sinh:…
Tình trạng sức khỏe:….
Dân tộc: …Tôn giáo:…… Giới tính:…
Gia đình thuộc diện chính sách:…….
Đã học HTCTMN 5 tuổi trường:….
Hộ khẩu thường trú: Thôn ……Xã……Tỉnh..
Nơi ở hiện tại: Thôn ……Xã…….Tỉnh…..
Họ tên cha: ……Năm sinh….
Nghề nghiệp:…….
Họ tên mẹ: ……Năm sinh……
Nghề nghiệp:….
Người đỡ đầu (nếu có): ……..Năm sinh…….
Nghề nghiệp:….
Nay tôi viết đơn này kính trình Lãnh đạo trường Tiểu học……..cho con tôi được vào lớp 1 năm học………….của quý trường. Được nhận vào học tại trường, gia đình chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ những nội quy, quy định của nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
….., ngày……..tháng …..năm .
Người làm đơn
(Ghi rõ họ, tên và ký)
3. Hướng dẫn viết đơn xin xét tuyển vào lớp 1:
– Thông tin về học sinh xin nhập học: Bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh của học sinh, giới tính, nơi sinh, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện thoại, khi cần báo tin cho ai, số điện thoại liên hệ, học sinh đã qua lớp mẫu giáo hay chưa, có đăng ký học bán trú tại trường hay không cũng cần ghi rõ ràng có có hay không để nhà trường nắm bắt và có sự phân loại cho phù hợp.
– Thông tin về cha mẹ học sinh thì cần trình bày họ tên cha mẹ, nghề nghiệp, nơi làm việc và số điện thoại liên hệ.
Đơn xin vào học lớp 1 của học sinh bao gồm các thông tin chính trên, nội dung rất đơn giản và ngắn gọn mà các bậc phụ huynh có thể lưu lại để hoàn thành đơn xin vào học lớp 1 cho con mình chính xác và nộp sớm nhất theo lịch tuyển sinh của nhà trường.
4. Mẫu đơn xin vào học lớp 1 đúng tuyến:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NHẬP HỌC VÀO LỚP 1
Năm học: …….. – ………..
Kính gửi: Ban giám hiệu nhà trường ………..
1. Họ và tên học sinh: ………. Giới tính: Nam/ Nữ
Ngày sinh: ………. Nơi sinh (thành phố): ……….
Hộ khẩu thường trú: ……….
Hiện đang cư trú tại: ………..
Số điện thoại nhà riêng: ………
Khi cần báo tin cho ai? ………..
Đã qua lớp mẫu giáo chưa? …………
Đăng ký học bán trú tại trường (ghi rõ có hay không): ……….
2. Họ và tên bố: ……… Số điện thoại: ………
Nghề nghiệp, nơi làm việc: ……….
3. Họ và tên mẹ: ……… Số điện thoại: ……….
Nghề nghiệp, nơi làm việc: ………..
Gia đình xin cam kết sẽ kết hợp cùng nhà trường chăm sóc quản lý, giáo dục con em thực hiên tốt nội quy của nhà trường.
NGƯỜI NHÂN HỒ SƠ (Ký và ghi rõ họ tên) | PHỤ HUYNH HỌC SINH (Ký và ghi rõ họ tên) |
5. Đơn xin vào học lớp 1 trái tuyến:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NHẬP HỌC LỚP 1
(TRÁI TUYẾN)
Kính gửi: Ban Giám hiệu trường Tiểu học …..
Tôi tên: ..
Hiện ngụ ở khu vực (ấp) … Phường (xã): ….
thành phố (huyện) ……, tỉnh: …….
Xin đăng ký nhập học lớp Một cho: .. tôi
Họ và tên học sinh: …… Nam Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: .
Nơi sinh:
Họ và tên cha: …… năm sinh: .. nghề nghiệp …
Nơi công tác (nếu có): ……
Họ và tên mẹ: …. năm sinh: …. nghề nghiệp ..
Nơi công tác (nếu có): …..
Cháu đã học qua Mẫu giáo tại trường: ..
Hiện cháu đang sống với: …..
Tại địa chỉ: khu vực (ấp) ….., phường (xã) ….
thành phố (huyện) …
Tên chủ hộ: ….
Số điện thoại liên lạc khi cần: …
Tôi có nguyện vọng cho cháu được học tại trường với hình thức học:
– Hai buổi/ngày – Hai buổi/ngày có bán trú
Chúng tôi xin chấp hành các chủ trương của ngành Giáo dục và thực hiện đúng mọi quy định của Nhà trường đề ra.
Xin chân thành cám ơn!
Hồ sơ kèm theo:
– 01(một) đơn xin nhập học.
– 01(một) bản sao giấy khai sinh.
– 01 (một) bản sao hộ khẩu (có xác nhận sao y bản chính).
– Giấy chứng nhận đã qua Mẫu giáo.
– Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
.., ngày …… tháng …… năm 20…..
Người viết đơn
Ý KIẾN CỦA BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG TIỂU HỌC …..
Đồng ý nhận em: …
Vào học lớp 1 – Năm học 20….. – 20…..
…….., ngày………..tháng……năm 20…..
HIỆU TRƯỞNG
6. Hồ sơ xin vào học lớp 1 gồm những gì?
Khi làm hồ sơ nhập học cho bé vào lớp 1 phụ huynh cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp cho nhà trường. Hồ sơ xin học gồm các giấy tờ sau:
+ 01 đơn (theo mẫu)
+ 01 bản sao giấy Khai sinh hợp lệ Giấy khai sinh hợp lệ như sau: Giấy khai sinh photo từ bản chính phải có công chứng (hoặc Giấy khai sinh bản sao từ bản chính phải có dấu đỏ của UBND cấp có thẩm quyền).
+ 01 bản hộ khẩu photocopy (không cần công chứng) hoặc Giấy xác nhận cư trú.
Tiếp nhận Giấy khai sinh hợp lệ như sau: Giấy khai sinh photo từ bản chính phải có công chứng (hoặc Giấy khai sinh bản sao từ bản chính phải có dấu đỏ của UBND cấp có thẩm quyền).
Phụ huynh khi mang hồ sơ đem nộp cầm theo Sổ hộ khẩu + bản chính Giấy khai sinh (để Nhà trường đối chiếu, kiểm tra).
Hằng năm, các trường tiểu học thường có kế hoạch tuyển sinh lớp 1 vào tháng 7. Tùy từng địa phương mà thời gian nộp hồ sơ có thể sẽ khác nhau.
7. Một số quy định về Tiểu học:
Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT ban hành chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục
2101. Số trường tiểu học
a. Khái niệm, phương pháp tính
– Trường tiểu học: Là cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tổ chức dạy học chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ GDĐT quy định, có đủ các điều kiện thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước.
– Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là cơ sở đạt được các tiêu chuẩn quy định hiện hành.
+ Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là trường đạt một số các tiêu chuẩn, tiêu chí được quy định để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học.
+ Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là trường đạt một số các tiêu chuẩn, tiêu chí được quy định để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện mức độ cao hơn so với mức độ 1, tạo tiền đề tiếp cận với trình độ phát triển của trường tiểu học ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
– Loại hình:
Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
– Loại trường chuyên biệt:
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú;
+ Trường, lớp dành cho người khuyết tật.
2. Phân tổ chủ yếu
– Loại hình;
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Loại trường;
– Đạt chuẩn quốc gia.
c. Kỳ công bố: Năm.
d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
– Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và đơn vị cơ sở giáo dục.
2104. Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
a. Khái niệm, phương pháp tính
– Cán bộ quản lý: bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường tiểu học;
– Giáo viên tiểu học (tổng số tính cả hợp đồng từ 1 năm trở lên): là giáo viên dạy tại các trường tiểu học và dạy cấp tiểu học tại các trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt;
– Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng trung cấp sư phạm.
– Giáo viên đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng cao đẳng sư phạm trở lên.
– Nhân viên: là người đang làm việc tại các trường tiểu học ở các vị trí công việc như (nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên làm công tác y tế trường học, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, nhân viên khác).
b. Phân tổ chủ yếu
– Loại hình;
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
– Giới tính;
– Dân tộc;
– Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp;
– Nhóm tuổi;
– Biên chế.
c. Kỳ công bố: Năm.
d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
– Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT ban hành chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục.