Mẫu danh sách cổ đông công ty cổ phần và cách lập mới nhất. Hướng dẫn cách lập mẫu danh sách cổ đông công ty cổ phần. Đặc điểm của công ty cổ phần. Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là bao nhiêu? Cổ đông trong công ty cổ phần có những quyền gì?
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Vậy cổ đông có vai trò và chức năng gì? Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là bao nhiêu? Mẫu danh sách cổ đông công ty cổ phần như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin
Căn cứ pháp lý:
– Luật doanh nghiệp 2020
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
Mục lục bài viết
1. Mẫu danh sách cổ đông công ty cổ phần và cách lập mới nhất:
DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
STT | Tên cổ đông sáng lập | Ngày, tháng, năm sinh đối với cổ đông sáng lập là cá nhân | Giới tính | Quốc tịch | Dân số | Địa chỉ liên lạc đối với CĐSL là cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với CĐSL là tổ chức | Loại giấy tờ, số, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy tờ pháp lý của cá nhân/tổ chức | Vốn góp1 | Thời hạn góp vốn3 | Chữ ký của cổ đông sáng lập4 | Ghi chú | |||||||
Tổng số cổ phần | Tỷ lệ (%) | Loại cổ phần | Loại tài sản, số lượng, giá trị tài sản góp vốn2 | |||||||||||||||
Số lượng | Giá trị | Phổ thông | ………. | |||||||||||||||
Số lượng | Giá trị | Số lượng | Giá trị | |||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
…….., ngày …… tháng ……. năm………. NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY
|
2. Hướng dẫn cách lập mẫu danh sách cổ đông công ty cổ phần:
– Danh sách cổ đông dùng để ghi nhận thông tin những cổ đông sáng lập bao gồm các thông tin về tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, dân tộc, địa chỉ và chỗ ở hiện tại và địa chỉ hộ khẩu thường trú, giá trị phần vốn góp,…
– Các trường hợp như: Đăng ký doanh nghiệp là công ty cổ phần; Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như thay đổi cổ đông do chuyển nhượng cổ phần… bắt buộc phải có danh sách cổ đông khi thực hiện một số thủ tục của công ty cổ phần.
1 Tại cột vốn góp: Ghi giá trị vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập. Tài sản hình thành giá trị vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập cần được liệt kê cụ thể:
+ Tên loại tài sản góp vốn cổ phần;
+ Số lượng từng loại tài sản góp vốn cổ phần;
+ Giá trị còn lại của từng loại tài sản góp vốn cổ phần;
+ Thời điểm góp vốn cổ phần của từng loại tài sản.
Giá trị ghi bằng số theo đơn vị VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài (ghi bằng số, loại ngoại tệ), nếu có.
2 Loại tài sản góp vốn bao gồm: Đồng Việt Nam; Ngoại tệ tự do chuyển đổi (ghi rõ loại ngoại tệ, số tiền được góp bằng mỗi loại ngoại tệ); Vàng; Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật; Tài sản khác (ghi lõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản).Có thể lập thành danh mục riêng kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
3 Thời hạn góp vốn: Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, thời hạn góp vốn là thời hạn cổ đông sáng lập dự kiến hoàn thành việc góp vốn. Các trường hợp khác không phải kê khai thời hạn góp vốn.
4 – Cổ đông sáng lập là cá nhân ký trực tiếp vào phần này.
– Đối với cổ đông sáng lập là tổ chức thì kê khai thêm thông tin người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền theo mẫu tại Phụ lục I-10 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
– Trường hợp đăng ký/thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thì không cần chữ ký tại phần này.
5 – Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trực tiếp vào phần này.
– Trường hợp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty sau chuyển đổi ký trực tiếp vào phần này.
3. Đặc điểm của công ty cổ phần:
Công ty cổ phần có những đặc điểm cơ bản mà dựa vào đó chúng ta có thể phân biệt được giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Những đặc điểm đó là:
+ Về vốn điều lệ của công ty cổ phần thì được chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi cổ phần được phản ánh trong cổ phiếu. Mỗi cổ phiếu có thể phản ánh một hoặc nhiều cổ phần. Góp vốn vào công ty cổ phần bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần. Pháp luật không quy định về việc mỗi thành viên có thể mua tối đa bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ mà do các bên thỏa thuận và được quy định trong điều lệ công ty, sự thỏa thuận này nhằm chống lại việc một thành viên nào đó thể nắm quyền kiểm soát công ty.
+ Các thành viên trong công ty cổ phần có thể tự do chuyển nhượng phần vốn góp, vì cổ phần của các thành viên được thể hiện dưới dạng cổ phiếu mà bản chất của cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hóa, cho nên cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phiếu theo quy định của pháp luật
+ Các cổ đông sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, tức là đến hết giá trị cổ phần mà họ đã sở hữu
+ Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn lớn của công ty cổ phần vì trong suốt quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền được phát hành chứng khoán, trái phiếu ra công chúng theo đúng quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn.
+ Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là bao nhiêu?
Tại Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 quy định thì cổ đông của công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân và số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không có giới hạn về số lượng tối đa.
Lý do về việc quy định số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là 03 thành viên là do công ty cổ phần là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn nên có sự liên kết của nhiều thành viên trong công ty. Vì vậy việc quy định số lượng thành viên tối thiểu phải có đã trở thành thông lệ quốc tế từ trước đến nay của công ty cổ phần. Điều này cũng được quy định tại hầu hết các quốc gia trên thế giới
Pháp luật chỉ quy định số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần chứ không quy định số lượng cổ đông tối đa. Đây cũng chính là ưu điểm của công ty cổ phần. Bởi khi không giới hạn về số cổ đông thì quy mô của công ty cổ phần có thể rất lớn điều này giúp thuận lợi hơn cho việc mở rộng kinh doanh.
5. Cổ đông trong công ty cổ phần có những quyền gì?
Với tư cách là chủ sở hữu của công ty cổ phần, các cổ đông đều có những quyền hạn chung sau:
– Quyền cơ bản và trước tiên của cổ đông trong công ty cổ phần là quyền sở hữu đối với công ty tương ứng với giá trị cổ phần mà họ đóng góp vào công ty. Sau khi quyền sở hữu của cổ đông được xác nhận thì cổ công của công ty được hưởng những quyền lợi như:
+ Quyền chuyển nhượng cổ phần
+ Quyền nhận cổ tức
+ Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
+ Quyền ưu tiên đối với các cổ phần mới phát hành,
+ Quyền thanh lý theo tỷ lệ cổ phần đối với tài sản công ty khi giải thể sau khi đã thanh toán các trách nhiệm
– Với tư cách là người sở hữu công ty, các cổ đông của công ty cổ phần có quyền tham gia vào các hoạt động quản lý của công ty, quyền hạn cụ thể như sau:
+ Quyền tham dự họp Đại hội cổ đông
+ Quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
+ Quyền biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông
+ Quyền quyết định các giao dịch kinh tế, dân sự
– Các cổ đông trong công ty cổ phần còn có quyền nhận và được cung cấp thông tin. Đây là một trong những quyền quan trọng nhằm giúp các cổ đông bảo vệ lợi ích của mình thông qua việc được nhận và cung cấp các thông tin cơ bản về tài chính, quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần. Điều này đặc biệt giúp các cổ đông thiểu số bảo vệ được quyền lợi của mình. Cụ thể quyền này được thể hiện qua những điều sau:
+ Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông có ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ thường trú đối với cá nhân, tên, trụ sở đối với tổ chức, số lượng cổ phần mỗi loại của từng cổ đông
+ Sổ đăng ký cổ đông
+ Báo cáo tài chính hàng năm của công ty phải được thông báo đến tất cả các cổ đông
+ Các giấy tờ, tài liệu khác của công ty cổ phần liên quan đến tổ chức, hoạt động và quản lý của công ty
– Các cổ đông có quyền yêu cầu trọng tài hoặc Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình, cụ thể như sau:
+ Quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông
+ Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty với nhau
– Cổ đông của công ty cổ phần có các quyền khác được quy định tại Luật doanh nghiệp 2022 và quy định trong điều lệ công ty