Mẫu báo cáo dư luận xã hội là một trong những mẫu được sử dụng để ghi lại những vấn đề nổi cộm trong dư luận xã hội và phản ánh một cách chân thực nhất một vấn đề đời sống xã hội lên các cơ quan có thẩm quyền. Vậy Mẫu báo cáo dư luận xã hội được tạo ra như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo dư luận xã hội là gì?
Chắc hẳn khi nói tới vấn đề dư luận xã hội chúng ta cung đều hiểu đây là gì, đây thực tế là những ý kiến phán xét và đánh giá của một nhóm người, một tập thể hay toàn xã hội trước vấn đề có tính thời sự. Dư luận xã hội đem đến cho con người sự thu hút nhất định; sự quan tâm và thể hiện hành động của con người; về vấn đề thời sự đó.
Dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói chung của nhân dân, nó là điều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật. Dư luận xã hội không chỉ là sự phản ánh, phản ứng trước những hiện tượng kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội, pháp luật… mà nó còn cho thấy trình độ, khả năng nhận thức, đánh giá và khả năng ứng xử các vấn đề đó của công chúng khi quyền và lợi ích của một cá nhận, một giai cấp, một tầng lớp nào đó bị xâm phạm.
Mẫu báo cáo dư luận xã hội được hiểu là một dạng văn bản với các nội dung cụ thể về vấn đề nào đó sẽ bao gồm tất cả những ý kiến và tất cả các ý kiến đánh giá nhìn nhận của dư luận xã hội về những vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội. Thông qua báo cáo dư luận xã hội góp phần cho việc; tuyên truyền các công tác về tư tưởng, pháp luật, văn hoá đời sống của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó nên mẫu báo cáo dư luận xã hội phải được tiến hành theo mẫu theo quy định về các nội dung và cách trình bày sao cho phù hợp nhất. Đặc biệt nội dung báo cáo dư luận xã hội phải mang tính phản ánh chân thật; đúng bản chất xã hội.
Mẫu báo cáo dư luận xã hội là mẫu được lập ra với các mục đích để trình bày về những nội dung có liên quan tới dư luận xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, gồm các vấn đề dư luận nổi cộm nào. Từ đó có thể tích cực hơn trong tuyên truyền phổ biến và tạo các kế hoạch thực hiện đúng quy định của pháp luật về đời sống và văn hóa cho nhân dân.
2. Mẫu báo cáo dư luận xã hội:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÊN CƠ QUAN: BAN TUYÊN GIÁO
Số…/BTG
… Ngày …tháng…năm…
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH DƯ LUẬN XÃ HỘI THÁNG …/… ( ví dụ tháng 4 năm 2021 thì ghi là “…THÁNG 4/2021”).
Ban tuyên giáo … báo cáo như sau về tình hình dư luận xã hội tháng 4/ 2021 như sau:
1. Về chính trị
Nhân dân phần lớn tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Nước ta đang xây dựng tưng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó còn có những thế lực thù địch, phản động đang manh nha thực hiện những kế hoạch chống phá nhà nước, chính quyền và nhân dân. Xác định vị trí, vai trò của người lãnh đạo, nhân dân trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Lưu ý: Phần này nêu rõ về các hoạt động chính trị: thông tin về sự nhận thức của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và tổ chức quản lý của nhà nước; tình hình tuân theo pháp luật; tổ chức và quản lý nhà nước. Nói chung là những vấn đề liên quan đến chính trị của Việt Nam đều được tóm tắt trong phần này.
2. Về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19:
Dịch bênh covid diễn biến ra sao? Trạng thái ý thức chông dịch của nhân dân trên địa bàn thể hiện như thế nào? Tích cực hay tiêu cực. Bên cạnh đó còn khái quát tình hình chống dịch của Đảng, Nhà nước thể hiện ở các lĩnh vực: y tế, giáo dục, kinh tế.
Phần này nêu rõ thực trạng, tình hình, hạn chế, giải pháp cụ thể rõ ràng đối với quá trình chống dịch covid 19
3. Về tình hình trật tự, an toàn xã hội
Thực trạng:………….
Số liệu cụ thể:……Phần này có thể trình bày bằng bảng.
Những điều đáng chú ý, hạn chế, bất cập và đưa ra giải pháp để giảm tối đa những tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội.
TRƯỞNG BAN
(ký và ghi rõ họ, tê)
Nơi nhận
…
…
…
3. Hướng dẫn làm mẫu báo cáo dư luận xã hội:
Từ các nội dung chúng tôi đưa ra ta hiểu rằng báo cáo dư luận xã hội là văn bản trình bày tình hình, nhận định của dư luận về một số vấn đề trong xã hội nên báo cáo cần trình bày những vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội. Thông thường nội dung báo cáo sẽ bao gồm các phần như sau:
+ Về kinh tế: Ví dụ: thời điểm giữa năm 2021 kinh tế bị ảnh hưởng do dịch bệnh covid 19, rất nhiều các doanh nghiệp, nhà máy ngừng sản xuất, hoạt động vận chuyển, buôn bán cũng đang bị ngưng lại, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ hầu như phải đóng cửa vì dịch bệnh, ngành du lịch và ngành hàng không chịu tác động nặng nề của dịch bệnh…
+ Về chính trị: Ví dụ: Dư luận đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân hết sức quan tâm, đồng tình tới việc triến khai các kế hoạch, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của Chính phủ, bộ y tế…
+ Về tình hình dịch bệnh Covid 19: Ví dụ: Dư luận hết sức quan tâm đến tình hình dịch bệnh covid 19 và tình hình chống dịch ở khắp cả nước, hiện nay người dân đã rất đồng tình và thực hiện tiêm vác- xin, xét nghiệm covid ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố HCM…
+ Về văn hóa xã hội: Ví dụ: dư luận xã hội đang hết sức quan tâm đến đạo đức, ứng xử của nghệ sỹ liên quan đến vấn đề tiền từ thiện, hầu hết dư luận mong muốn các nghệ sỹ công khai minh bạch trong vấn đề này…
+ Về Quốc phòng an ninh: Dư luận cũng hết sức quan tâm đến các vấn đề về quốc phòng an ninh, an ninh biên giới…
4. Ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với việc xây dựng pháp luật:
Dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng pháp luật, đồng thời nó phát hiện ra những thiếu hụt, khe hở trong các văn bản quy phạm pháp luật, giúp nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật.
Để có được các văn bản pháp luật sát với thực tế thì các văn bản quyết định quản lý hành chính nhà nước phải đúng đắn, có tính khả thi cao, mọi chủ trương, chính sách pháp luật khó có thể trở thành hiện thực nếu không hợp lòng dân và không được nhân dân ủng hộ, mọi bất cập, lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật sẽ đều được bộc lộ thông qua dư luận xã hội.
Trở lại với Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sau làn sóng đình công phản đối mạnh mẽ điều 60 Luật BHXH của giai cấp công nhân, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND TP HCM đã kiến nghị việc sửa đổi Luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng của công nhân.
Đến đây có thể thấy rằng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất kịp thời trong việc khắc phục những sai xót, thiếu hụt của Luật để từ đó đảm bảo quyền và lợi ích của người dân lao động, chính nhờ sự đấu tranh của công nhân lao động đã tạo lên một làn sóng dư luận mạnh mẽ phản hồi ý kiến đến các cơ quan xây dựng pháp luật để từ đó, họ lắng nghe dư luận xã hội một cách nghiêm túc hơn, phân tích những mặt đúng mặt sai của sự phản đối đó và đồng thời kịp thời sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật để trả lại quyền và lợi ích hợp pháp cho người công nhân.
Nếu như không có sự đấu tranh mạnh mẽ, không có sức ép của dư luận xã hội thì điều luật này sẽ thực sự bất cập và nó sẽ không đạt được tính hiệu quả khi áp dụng vào đời sống thực tiễn.
Dư luận xã hội là một sức mạnh tinh thần trong xã hội, nó không mang tính pháp lý nhưng lại có sức mạnh to lớn trong việc điều chỉnh hành vi, hoạt động của các thành viên trong xã hội, tạo ra cho mỗi con người có cơ hội, khả năng thổ lộ và bảo vệ quan điểm, ý kiến của mình một cách công khai đối với các vấn đề, các hiện tượng có liên quan đến lợi ích và đời sống cộng đồng xã hội. Ngày nay, khi mà vai trò của quần chúng nhân dân được coi trọng, nền dân chủ xã hội được mở rộng thì vai trò và hiệu lực của dư luận càng được nâng cao, đặc biệt là trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật.