Mẫu bài phát biểu ngày 20/11 của lãnh đạo địa phương là một tài liệu quan trọng để bạn tham khảo khi chuẩn bị tinh thần bước vào một dịp ngày nhà giáo Viết Nam với một bài phát biểu ý nghĩa và giài tình cảm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bài phát biểu ngày 20/11 của lãnh đạo địa phương hay nhất:
1.1. Phần Mở Đầu:
Kính thưa các quý vị đại biểu!
Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các quý vị phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Hôm nay thật vinh dự cho tôi khi được đến đây cùng tham dự buổi lễ kỉ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 của trường……………………
Lời đầu tiên, thay mặt Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã (phường/quận/huyện) ………., tôi xin gửi lời chào mừng nồng nhiệt và lời chúc sức khỏe đến các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh có mặt tại buổi lễ ngày hôm nay.
1.2. Phần nôi dung:
Kính thưa quý vị đại biểu! Thưa các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh!
Tháng 11 lại về, ánh nắng cũng dần bớt hanh hao, cơn gió kéo theo những hơi lạnh khe khẽ đầu mùa như nhắc với tất vả các thế hệ học trò về một mùa tri ân tới các thầy, cô giáo, những người chèo đò thầm lặng đã đưa chúng ta bằng con thuyền trí thức đến với tương lai.
Tất cả chúng ta đều cùng nhau hân hoan hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày tôn vinh các thế hệ Nhà giáo Việt Nam với tấm lòng trân trọng, biết ơn sâu sắc đối với công lao cao cả của nhà giáo. Đó cũng là ngày mà toàn xã hội hướng về thầy cô, những người lái đò thầm lặng, những người ươm mầm xanh cho đất nước. Để trường học trở thành cái nôi rèn giũa giáo dục thế hệ trẻ thành những người có ích, những người chủ tương lai của Đất Nước. Chúng ta không thể quên công ơn của các thầy cô giáo, những kỹ sư tâm hồn, những người giáo viên nhân dân, những người chèo đò ngàn lần kính yêu.
Từ xưa đến nay, bất kể trong thời kỳ nào, nghề dạy học luôn được coi là nghề cao quý và được xã hội tôn trọng và tôn vinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc ta luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của người thầy – những người mở trí, khai tâm cho con người bằng câu nói: “Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa”. Sự cống hiến của thầy cô giáo là thầm lặng nhưng vẻ vang. Vì vậy, ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 không chỉ là dịp để Ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học – “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Chính vì vậy, dân tộc Việt Nam ta luôn giữ gìn và phát huy truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” bởi những người thầy giáo, cô giáo đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời kì, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai đất nước.
Có một câu nói rất nổi tiếng về nghề dạy học: “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn sư, trọng đạo, đó là truyền thống tốt đẹp và quý báu. Chủ Tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kiệt xuất, danh nhân văn hoá thế giới, vị Cha Già kính yêu của dân tộc Việt Nam rất coi trọng công tác giáo dục và đào tạo con người. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo rất quan trọng và rất vẻ vang.”
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ, mà còn dạy người. Họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu. Thầm lặng tỏa hương, dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.”
Quả thật vậy, nghề dạy học là nghề vô cùng cao quý, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai của học trò, lo lắng, trăn trở với từng thế hệ học trò. Không phải ngẫu nhiên mà xã hội tôn vinh nghề giáo viên là một nghề đặc biệt. Giáo dục chính là nền móng để xây dựng nhân cách con người. Thầy cô không chỉ dạy dỗ, giáo dục mà chăm lo đến đời sống tâm tư, tình cảm của các em học sinh.
Một nhạc sĩ đã viết ca từ cho một bài hát ca ngợi thầy cô giáo: “Yêu người bao nhiêu, ta càng yêu nghề bấy nhiêu”.
Giáo dục góp phần thúc đẩy tiềm năng phát triển của mỗi con người ngay từ giai đoạn thai nghén tâm hồn cho đến khi đủ tuổi trưởng thành. Thầy cô giáo luôn là tấm gương sáng để các học trò noi theo bởi tình yêu vô bờ đối với học trò của mình, luôn sáng tạo trong công việc, tận tâm thương yêu thương học trò, và đã để lại trong tâm hồn học trò những tình cảm quý báu vô ngần, nâng cánh ước mơ, đưa những học trò nhỏ của mình từng bước đến chân trời mới rực rỡ hơn.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện như hiện nay, Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục thực chất để giữ vững được niềm tin và sự yên tâm của cha mẹ học sinh khi gửi gắm con em mình, các nhà trường cần chủ động xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch tự đào tạo, bồi dưỡng, triển khai mô hình “giáo viên của giáo viên”, “học sinh của giáo viên” nhằm khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia tự học, nâng cao trình độ chuyên môn; đặc biệt quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm giáo dục để tiếp cận vận dụng các phương pháp giáo dục hiện đại tiên tiến trên thế giới; sàng về tâm thế, vững vàng về chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới.
Các thầy cô giáo là người thắp lên ngọn lửa đam mê học tập, sáng tạo trong mỗi học sinh. Rất mong các thầy cô hãy tiếp tục mang đến những kiến thức văn hóa, kỹ năng sống làm người có ích cho các em học sinh bằng sự tận tâm, yêu nghề của mình đặc biệt là sự trăn trở để có những bài giảng hay, hấp dẫn khiến các con cảm nhận được trái tim yêu thương, sự tâm huyết và tiếp nhận đầy đủ những tri thức mới mà các thầy cô đã truyền đạt để vững vàng, tự tin vào tương lai.
Nhân kỉ niệm 40 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11, tôi xin thay mặt thay mặt Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã (phường/quận/huyện) ………., gửi lời chúc mừng đến tập thể cán bộ- giáo viên – công nhân viên trường ……………… Chúc các đồng chí luôn mạnh khỏe, luôn yêu nghề mến trò, và cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người của trường …………….. ; chúc các thầy cô sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp 10 năm trồng cây, sự nghiệp trăm năm trồng người.
Các cháu học sinh thân mến, ngày 20/11 là ngày tri ân các thầy cô giáo, vì vậy, các cháu hãy gửi đến các cô giáo của mình những lời chúc tốt đẹp nhất từ tận đáy long, mong cháu hãy cố gắng chăm ngoan học giỏi, tự giác, tự lập, chan hòa với bạn bè, hăng say tích cực trong học tập. Đó sẽ là món quà quý giá nhất để dâng lên các thầy cô giáo của mình nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11.
Nhân buổi lễ này, một lần nữa cho phép tôi thay mặt toàn thể quý vị phụ huynh học sinh xin được gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe tới toàn thể quý thầy cô giáo, cán bộ nhà trường, chúc các thầy cô có nhiều niềm vui trong “sự nghiệp trồng người” đầy cao cả. Chúc các em học sinh luôn chăm ngoan học giỏi. Chúc nhà trường luôn hoàn thành nhiệm vụ. Sự thành công của các thế hệ học trò, sự biết ơn của cha mẹ học sinh chính là món quà quý giá nhất dâng tặng các nhà giáo trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
1.3. Phần kết luận:
Cuối cùng, tôi xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành công. Tất cả chúng ta hãy thắp sáng niềm tin bằng sự quyết tâm, đồng hành cùng thầy trò Nhà trường để tiếp tục các bước đi vững chắc trong năm học này và những năm học tiếp theo.
Xin trân trọng cảm ơn!
2. Mẫu bài phát biểu của lãnh đạo địa phương ngày Nhà giáo Việt Nam ý nghĩa:
Kính thưa các quý vị đại biểu!
Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các quý vị phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Tôn sư trọng đạo, kính trọng thầy cô giáo là truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta. Vì vậy, ngày Nhà giáo Việt Nam có một vị trí thật đặc biệt, như một nét văn hóa tốt đẹp của cả dân tộc, và giờ đã trở thành một ngày hội của toàn dân, ngày lễ tôn vinh sự học, tôn vinh những người dạy học. Ông cha ta thưọng răn dạy: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”; “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”. Là người Việt Nam chúng ta không thể nào quên truyền thống tôn sư trọng đạo mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời.
Là những người đồng hành và luôn sâu sát hoạt động Nhà trường, chúng tôi rất thấu hiểu những khó khăn, vất vả của nghề dạy học mà đặc biệt là giai đoạn hiện nay như: công việc, áp lực dôi dư giáo viên, ngành Giáo dục đầu vào khó, đầu ra không dễ, tiền chi khác cho giáo dục còn ít, công việc nhiều, ngày ở trường, đêm soạn bài, làm đồ dùng dạy học và viết sáng kiến kinh nghiệm. Vì vậy, chúng tôi luôn trăn trở và nỗ lực hết sức mình cùng với các cấp, các ngành khắc phục những khó khăn, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục đi lên, sánh ngang với khu vực và thậm chí là quốc tế. Chúng tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, nhà trường và của chính các thầy cô giáo sẽ tiếp thêm sức mạnh vô hình để đưa sự nghiệp Giáo dục của chúng ta có nhiều thành tích cao hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới và xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ và nhân dân.
Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi xin chân thành cảm ơn sự xin cảm ơn các thầy cô giáo đã cống hiến sức mình cho sự nghiệp giáo dục vẻ vang. Các thầy cô dù rất khó khăn nhưng vẫn vượt lên bao khó khăn vất vả đời thường để hoàn thành nhiệm vụ trồng người cao quý.
Xin kính chúc các thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành đạt, tiếp tục đóng góp trí tuệ, công sức cho ngành giáo dục, chúc Nhà trường sẽ luôn là địa chỉ tin cậy để bồi đắp nên những mầm xanh tương lai của đất nước, chúc các em học sinh chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng với công sức dạy dỗ của các thầy cô.
Xin trân trọng cảm ơn!