Hiện nay, mặt hàng Big-Ticket đây là mặt hàng có giá bán cao và trị giá của nó cũng rất cao tuy nhiên nhiều người chưa hiểu rõ được chuyên sâu về mặt hàng Big - Ticket. Vậy, Mặt hàng Big-Ticket là gì? Mặt hàng Big-Ticket trong tiếng Anh được gọi là "Big-Ticket Item - BTI". Đặc điểm và cách xác định?
Mục lục bài viết
1. Mặt hàng Big-Ticket là gì?
Mặt hàng Big-Ticket trong tiếng Anh được gọi là “Big-Ticket Item – BTI”.
Hiện nay, mặt hàng Big-Ticket đây là mặt hàng có giá bán cao và trị giá của nó cũng rất cao, ví dụ như một ngôi nhà hay xe hơi. Trong lĩnh vực cửa hàng bán lẻ, mặt hàng Big-Ticket đề cập tới những sản phẩm có giá bán và biên lợi nhuận cao hơn đáng kể so với các sản phẩm khác trong cửa hàng. Trong kinh tế, các mặt hàng Big-Ticket đôi khi nó còn được gọi là hàng tiêu dùng lâu bền hay cũng có thể là hàng hoá tồn tại trong một thời gian tương đối dài và cung cấp tiện ích cho người tiêu dùng.
Hiện nay thì không có mức ngưỡng đô la được chấp nhận để xác định một khoản mục lớn. Bên cạnh đó thì một khoản mục lớn không nhất thiết phải là một sản phẩm xa xỉ hoặc được mua với mức thu nhập khả dụng thực tế, do nhiều sản phẩm thường nằm trong danh mục này. ví dụ cụ thể như tủ lạnh và máy giặt loại hàng hóa này được coi là nhu yếu phẩm thay vì các mặt hàng xa xỉ. Nhìn vào mức độ bán hàng của các khoản mục lớn hoặc hàng hóa bền lâu có thể là một chỉ số về hiệu suất của nền kinh tế và niềm tin của người tiêu dùng.
2. Đặc điểm và cách xác định mặt hàng Big-Ticket:
Hiện nay mặt hàng này không có giá cụ thể tức là khong xác định dược ngưỡng của nó, mà chúng phụ thuộc vào người mua hàng và thu nhập của người mua hàng. Nếu một người thu nhập 200.000$ mỗi năm có thể không coi bộ điều khiển trò chơi 1.000$ là một mặt hàng Big-Ticket, nhưng với một người kiếm 50.000$ mỗi năm thì có thể. Hiện nay đối với một mặt hàng Big-Ticket không cần phải là xa xỉ phẩm tiếng anh còn gọi là Luxury product hoặc được mua bởi thu nhập tuỳ ý Discretionary income, hiện nay có rất nhiều sản phẩm trong danh sách Big-Ticket là cần thiết cho cuộc sống ví dụ cụ thể như tủ lạnh hay máy giặt. Số lượng các mặt hàng Big-Ticket hoặc hàng hoá lâu bền có thể là một chỉ số biểu hiện hiệu suất của nền kinh tế và niềm tin của người tiêu dùng.
Thuật ngữ liên quan tới mặt hàng Big-Ticket:
Hàng tiêu dùng không bền hay trong tiếng anh là Nondurable Goods đây được xem là hàng hóa thường thì sẽ được sử dụng bởi các cá nhân và doanh nghiệp mà phải được thay thế thường xuyên vì do hao mòn hoặc bị sử dụng hết, ví dụ như mỹ phẩm, thực phẩm, nhiên liệu, bia, thuốc lá, vật tư văn phòng, bao bì và hộp đựng. Hàng tiêu dùng không bền trái ngược với hàng tiêu dùng lâu bền. Các loại hàng tiêu dùng không bền hiện nay như:
Hàng tiêu dùng không bền trong cửa hàng tạp hóa giảm giá
Các chuỗi cửa hàng tạp hóa bán lẻ lớn có thể hạ giá hàng tiêu dùng không bền như một phần trong chiến lược dài hạn để đạt được lượng khách truy cập lớn và chống lại sự cạnh tranh.
Hàng tiêu dùng không bền trong ngành chăm sóc nha khoa
Các sản phẩm hàng tiêu dùng không bền trong nha khoa bao gồm răng giả và cầu răng, dây cung chỉnh nha và các vật liệu sinh học khác. Các yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường này bao gồm sự nâng cao nhận thức về sức khỏe răng miệng ở các nền kinh tế mới nổi như Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.
Hàng tiêu dùng không bền trong công nghệ nano
Các sản phẩm của phần công nghệ nano đang ngày càng được tích hợp vào các sản phẩm điện tử như màn hình camera và hệ thống pin. Do đó, sự tăng trưởng trong ngành công nghệ nano đang thúc đẩy thị trường hàng tiêu dùng không bền cho phòng sạch.Phòng sạch là một phần cần thiết trong giai đoạn sản xuất và thử nghiệm các sản phẩm siêu bé này. Hàng tiêu dùng không bền cho phòng sạch được sử dụng trong công nghệ nano bao gồm quần áo dùng một lần, găng tay và khăn lau để tránh ô nhiễm từ bụi và các yếu tố không mong muốn khác.
Có nhiều mặt hàng được đo trong rổ hàng hóa được sử dụng để tính chỉ số giá tiêu dùng là hàng tiêu dùng không lâu bền. Lạm phát giá của các mặt hàng này được theo dõi chặt chẽ bởi vì nó có thể làm giảm thu nhập tùy ý của người tiêu dùng chi cho các mặt hàng như xe hơi, kì nghỉ và giải trí. Cổ phiếu của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng không bền được coi là các khoản đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư chứng khoán khi nền kinh tế có dấu hiệu suy yếu. Lí do rất đơn giản: Mọi người luôn cần mua thức ăn, đồ uống, quần áo cho dù tình trạng của nền kinh tế có biến đổi như thế nào.
Hàng tiêu dùng lâu bền:
Đầu tiên chúng ta nên hiểu về hàng bền còn được gọi là hàng lâu bền hoặc đồ tiêu dùng lâu bền, là một loại hàng hóa đặc biệt không bị hao mòn nhanh chóng nên không phải thường xuyên mua mới. Hàng bền đây là một phần của hệ thống bán lẻ cốt lõi vì chúng không cần mua thường xuyên và có tuổi thọ không dưới 5 năm. Các nhà kinh tế luôn theo dõi sát sao mức tiêu thụ của người tiêu dùng đối với hàng bền lâu năm vì nó được coi là một chỉ số thông báo tốt về sức mạnh của nền kinh tế. Theo đó nên Hàng bền thực tế được đo lường khi giá trị của chúng tồn tại trong một thời gian tương đối dài. Đối lập với hàng hóa không lâu bền phải thường xuyên sửa chữa và mua mới.
Ví dụ về hàng bền cụ thể như đối với loại hàng hóa là các thiết bị như máy giặt, máy sấy, tủ lạnh và máy điều hòa không khí, công cụ, máy vi tính, ti vi và các thiết bị điện tử khác. Bên cạnh đó có các loại hàng bền như các loại đồ trang sức, xe hơi, xe tải và nội thất gia đình, nội thất văn phòng…
Hàng tiêu dùng lâu bền (Durables) chúng ta có thể hiểu đây là một loại hàng tiêu dùng mà có thê mua sử dụng lâu dài và được sử dụng nhiều lần, như đồ gia dụng và thiết bị văn phòng, thiết bị đồ điện tử, đồ thể thao, thiết bị chụp ảnh, trang sức, xe cơ giới và phụ tùng, tua-bin và chất bán dẫn.
Hàng hóa lâu bền đây là cái tên đúng với bản chất của nó vì lí do chúng có thể giữ giá trị trong một thời gian tương đối dài. Trái ngược với hàng tiêu dùng lâu bền là hàng tiêu dùng không bến, cụ thể như như sữa. Sữa được coi là hàng tiêu dùng không bền vì nó có thời hạn sử dụng ngắn và giá trị kinh tế bị tiêu thụ hết ngay sau khi sản xuất hoặc được mua hai loại hàng hóa này rất dễ nhận dạng. Một cá nhân có thể bảo tồn sự giàu có của mình bằng cách dành phần lớn thu nhập của mình cho hàng tiêu dùng lâu bền hoặc các khoản đầu tư vốn, do chúng là những hàng hóa giữ được giá trị kinh tế trong thời gian dài. Các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp và nhà kinh tế luôn theo dõi chặt chẽ các khoản chi và các đơn đặt hàng mới cho hàng tiêu dùng lâu bền như một dấu hiệu của tăng trưởng kinh tế bền vững.
Ví dụ tại quý đầu tiên việc chi tiêu cho các mặt hàng lâu bền chiếm 7,3% GDP của Mỹ. Theo đó ta thấy một trong những động lực tăng trưởng chính của lĩnh vực này là thiết bị giao thông vận tải, như xe cơ giới và máy bay phản lực thương mại. Các đơn đặt hàng thiết bị giao thông vận tải và thiết bị quốc phòng thường được loại bỏ khỏi các số liệu kinh tế hàng đầu do tính biến động lớn. Máy tính và các sản phẩm điện tử cũng là động lực tăng trưởng chính trong lĩnh vực hàng tiêu dùng lâu bền trong những năm gần đây.
3. Ví dụ về các hãng sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền:
Hiện nay đối với số nhà sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền họ sẽ có cổ phiếu được giao dịch công khai với giá trị lớn nhất theo vốn hóa thị trường gồm Kimberly-Clark Corporation, ABB, Johnson Controls, Clorox Company, Mohawk Industries và Whirlpool Corporation. Các công ty sản xuất hàng hóa này được chia thành các phân ngành phụ của container và các loại bao bì, sản phẩm điện, sản phẩm công nghiệp đặc chế, hóa chất đặc biệt, đồ nội thất gia đình và thiết bị điện tử hoặc thiết bị tiêu dùng. Nhìn chung, ngành công nghiệp hàng tiêu dùng lâu bền được coi là một động lực cho tăng trưởng trong tương lai.